Hệ tiết niệu và cách nó hoạt động

Hệ tiết niệu và cách nó hoạt động

Hệ tiết niệu là gì? Nó bao gồm những cơ quan nào? Làm gì để có một hệ tiết niệu khỏe mạnh? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về một phần của cơ thể mình. 

Hệ tiết niệu bên trong cơ thể
Hệ tiết niệu bên trong cơ thể

1. Hệ tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu chính là hệ thống thoát nước của cơ thể,  giúp cơ thể loại bỏ nước tiểu – chất tạo thành từ chất thải và chất lỏng dư thừa. Để quá trình đi tiểu được diễn ra bình thường, tất cả các bộ phận của hệ tiết niệu phải hỗ trợ lẫn nhau và hoạt động theo đúng thứ tự 

Hệ tiết niệu bao gồm 4 cơ quan lần lượt là 2 quả thận, 2 ống niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

2. Cấu tạo hệ tiết niệu

Cấu tạo hệ tiết niệu
Cấu tạo hệ tiết niệu

Thận: Thận nằm ngay dưới khung xương sườn, mỗi bên cột sóng có một quả thận. Thận phải thường thấp hơn thận trái để nhường chỗ cho gan. Hai quả thận có hình dạng như hạt đậu, mỗi quả có kích thước khoảng bằng nắm tay. Trọng lượng trung bình khoảng 129-137 gram đối với nam và khoảng 109- 116 gram đối với nữ. Mỗi ngày thận lọc khoảng 120-150 lít máu để loại bỏ chất thải và giúp cho các quá trình cân bằng của cơ thể. Quá trình này tạo ra 1-2 lít nước tiểu mỗi ngày.

Niệu quản: Các ống cơ mỏng nối giữa thận và bàng quang. Niệu quản gồm 3 lớp: thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc. Được chia làm 3 đoạn là niệu quản trên, niệu quản giữa và niệu quản dưới.

Bàng quang hay còn gọi là bóng đái: Là một cơ quan rỗng, có bắp, có hình dạng quả bóng, phình ra khi chứa nước tiểu. Bàng quang nằm trong xương hông, giữa xương chậu. Nó có thể chứa 400-500 ml nước tiểu. Bạn có thể kiểm soát được thời điểm làm rỗng bàng quang. Làm rỗng bàng quang được gọi là đi tiểu .

Niệu đạo: Là một ống nằm dưới bàng quang, nối giữa bàng quang và bên ngoài cơ thể – giúp dẫn nước tiểu ra bên ngoài. Niệu đạo ở nam dài hơn ở nữ, việc niệu đạo cảu nữ ngắn hơn là nguyên nhân của việc phụ nữ dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường niệu hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, niệu đạo cũng kết nối với ống dẫn tinh của nam giới để xuất tinh

Xem thêm: Triệu chứng đau bàng quang là bệnh gì?

3. Chức năng của hệ tiết niệu

Thận: Thận có nhiều chức năng quan trọng sau

  • Mỗi ngày có khoảng 120-150 lít máu được lọc qua thận, giúp loại bỏ các chất độc và chất thải ( Ure, creatinin, các acid.. )
  • Kiểm soát cân bằng acid- base trong cơ thể 
  • Giúp cơ thể điều hòa đường huyết, huyết áp 
  • Sản xuất ra các hormon: Calcitriol – Một dạng Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và Erythropoietin – giúp cơ thể tạo máu 

Niệu quản: Giúp dẫn nước tiểu từ thận đến lưu trữ tại bàng quang 

Bàng quang: Lưu giữ nước tiểu, đưa nước tiểu xuống niệu đạo khi có tín hiệu từ não bộ.

Niệu đạo: Là con đường để nước tiểu từ bàng quang đi ra bên ngoài cơ thể. Niệu đạo cũng là ống dẫn tinh ở nam giới.

Tất cả bộ phận của đường tiết niệu: Thận – Niệu quản – Bàng quang – Niệu đạo phải hoạt động cùng nhau và phối hợp nhịp nhàng để giúp cơ thể đi tiểu bình thường. Bất kỳ một vấn đề nào gây ảnh hưởng lên các cơ quan ở hệ này đều ảnh hưởng lên việc đào thải nước tiểu.

Bên cạnh các cơ quan chính, đường tiết niệu bao gồm hai bộ cơ hoạt động cùng nhau như một cơ vòng, đóng niệu đạo để giữ nước tiểu trong bàng quang giữa các lần đi vệ sinh:

  • Các cơ vòng trong cổ bàng quang và niệu đạo vẫn đóng cho đến khi não gửi tín hiệu đi tiểu.
  • Các cơ vòng ngoài bao quanh cơ vòng trong, tạo thêm áp lực để giữ cho niệu đạo đóng lại. Cơ vòng ngoài và cơ sàn chậu có thể được siết chặt  một cách có ý thức để giữ nước tiểu không rò rỉ ra ngoài. 

4. Làm sao để giữ cho hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh

Các vấn đề bất lợi hay bệnh lý xảy ra ở hệ tiết niệu, các bệnh lý bàng quang hay bệnh lý thận ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đào thải nước tiểu ra bên ngoài. Đặc biệt đây là một vấn đề khá tế nhị do đó việc bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bởi các vấn đề liên quan tới hệ tiết niệu không chỉ làm bạn mệt mỏi về sức khỏe thể chất mà còn là sức khỏe tinh thần. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để cải thiện sức khỏe của mình.

Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể con người
Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể con người
  • Cung cấp đủ chất lỏng, đặc biệt là nước: Cố gắng cung cấp  đủ 1.5 – 2 lít chất lỏng cho cơ thể mỗi ngày. Trong đó ít nhất một nửa lượng chất lỏng cung cấp mỗi ngày là nước. Bạn có thể cần uống nhiều hơn nếu đang gặp các vấn đề tại hệ tiết niệu như tình trạng sỏi thận hoặc sỏi bàng quang và cần phải giảm lượng nước trong trường hợp suy thận hoặc mắc bệnh tim
  • Đi tiểu bất cứ khi nào bạn cần: Thỉnh thoảng, mọi người thường sẽ nhịn tiểu vì đó không phải là thời điểm thích hợp để đi vệ sinh. Tuy nhiên nhịn tiểu quá lâu có thể làm suy yếu cơ bàng quang và khiến bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn. Nước tiểu còn đọng lại bên trong bàng quang sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và có thể khiến bạn bị nhiễm trùng ở hệ tiết niệu. 
  • Tạo những thói quen lành mạnh như : Dành thời gian để đi tiểu hoàn toàn –  không vội vàng . Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn có hại sau quan hệ. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ. Đối với nữ, hãy lau vùng kín từ trước ra sau đặc biệt là sau khi đi tiểu để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo.
  • Có thói quen đi tiểu thường xuyên: Đi tiểu thường xuyên rất quan trọng đối với sức khỏe bàng quang nói riêng và hệ tiết niệu nói chung.
  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh: Tuân thủ chế độ ăn uống bao gồm: protein, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ, các loại hạt, quả mọng, trái cây và rau củ để thúc đẩy nhu động ruột hoạt động đều đặn.
  • Có lối sống lành mạnh: Hoạt động thể chất thường xuyên, tập thể dục, hạn chế uống rượu, giảm bớt các đồ ăn thức uống có caffein và không hút thuốc. 
Thực phẩm nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
Thực phẩm nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
  • Chú ý đến tần suất đi tiểu của cơ thể: Cần biết tần suất đi tiểu bình thường của bản thân để từ đó chú ý hơn khi gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều hơn bình thường, rò rỉ nước tiểu, cảm thấy bản thân đi tiểu khó khăn hay cảm giác không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn gặp phải những vấn đề đường tiết niệu nào đó. Trong trường hợp này bạn cần gặp bác sĩ để có những lời khuyên chắc chắn hơn.
  • Tập các bài tập cơ sàn chậu: Đây là mộ trong những lời khuyên giúp giữ bàng quang khỏe mạnh mà bạn nên thực hiện. Các bài tập cơ sàn chậu hay còn gọi là bài tập Kegel, giúp giữ cho cơ sàn chậu của bạn khỏe mạnh và duy trì chức năng bàng quang khỏe mạnh. Bài tập này đều có lợi cho nam và nữ.

Lời kết

Bài viết trên đây là những thông tin sơ lược về hệ tiết niệu, một trong những hệ cơ quan quan trọng của cơ thể. Các vấn đề liên quan và xảy ra tại hệ tiết niệu, các cơ quan của hệ tiết niệu là những vấn đề quan trọng cần với sức khỏe, và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Mong rằng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về một phần của cơ thể mình để có cách bảo vệ chúng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ đến số hotline 19007061 hoặc điền vào form bên dưới để được các dược sĩ tư vấn cụ thể và miễn phí.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ