5 Bệnh lý bàng quang thường gặp

Một số bệnh lý bàng quang thường gặp

Một số bệnh lý bàng quang có thể khiến việc đào thải nước tiểu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sống của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về một số bệnh lý tại bàng quang thường gặp.

Bệnh lý bàng quang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
Bệnh lý bàng quang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống

1. Một vài điều về bàng quang

Bàng quang là một trong 4 bộ phận của hệ tiết niệu, có vai trò trong việc đào thải nước tiểu. Cơ thể càng cảm thấy buồn tiểu khi bàng quang nhận đầy nước tiểu từ thận. Bình thường cơ thể mỗi người đều có khả năng kiểm soát bàng quang của mình.

Khi đi tiểu, các cơ trong bàng quang co lại, đẩy nước tiểu vào niệu đạo. Đồng thời, các cơ xung quanh niệu đạo giãn ra, cho phép nước tiểu đi từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. 

Bàng quang của một người có thể bị nhiễm trùng, bị kích thích hoặc bị tổn thương. Điều này có thể gây khó chịu, tiểu không tự chủ, đau và các triệu chứng gây khó chịu khác.

2. Các bệnh lý bàng quang thường gặp

2.1. Viêm bàng quang

Bệnh lý bàng quang thường gặp nhất trên lâm sàng là viêm bàng quang. Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị kích thích, đỏ hoặc sưng lên. Đa số các trường hợp gây viêm bàng quang là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Cũng có một số trường hợp viêm bàng quang không phải do nhiễm trùng như do thuốc, tiếp xúc với tia xạ, sử dụng ống thông liên tục, các sản phẩm vệ sinh gây kích ứng… 

Viêm bàng quang có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng phái nữ thường xuyên gặp phải tình trạng này hơn là nam giới.   

Viêm bàng quang là bệnh lý bàng quang thường gặp
Viêm bàng quang là bệnh lý bàng quang thường gặp

Các triệu chứng viêm bàng quang có thể gặp bao gồm:

2.2. Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang hoạt động quá mức hay còn gọi là bàng quang tăng hoạt , nó gây ra cảm giác buồn đi tiểu một cách đột ngột. Bệnh lý bàng quang này cũng có thể gây rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, tình trạng này còn gọi là tiểu không tự chủ. Bàng quang tăng hoạt khó dự đoán trước được nên việc kiểm soát các triệu chứng có thể khá khó khăn.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý bàng quang này như: uống quá nhiều nước, sử dụng thuốc làm tăng tạo nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, sử dụng cafein,…

Bệnh lý bàng quang tăng hoạt được xác định dựa trên tần suất và mức độ khẩn cấp của việc đi tiểu. Các triệu chứng khi mắc bàng quang tăng hoạt bao gồm:

  • Nhu cầu đi tiểu là cấp bách và không thể kiểm soát 
  • Thường xuyên mất nước tiểu không tự chủ
  • Đi tiểu thường xuyên hơn ( lớn hơn 8 lần trong vòng 24 giờ)
  • Tiểu đêm – Thức dậy nhiều hơn một lần trong đêm để đi tiểu

2.3. Tiểu không tự chủ

Việc kiểm soát nước tiểu khó khăn hơn khi mắc tiểu không tự chủ
Việc kiểm soát nước tiểu khó khăn hơn khi mắc tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ cũng là một bệnh lý bàng quang thường gặp trên lầm sàng. Tiểu không tự chủ là tình trạng không thể kiểm soát được việc đi tiểu, gây rò rỉ nước tiểu. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể do tuổi cao, tổn thương các cơ sàn chậu, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư hay do một vài nguyên nhân khác như táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận…

Tiểu không tự chủ có thể gây ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận, viêm mô tế bào,…

Nguy cơ mắc tiểu không tự chủ thường gặp ở:

  • Phụ nữ sau mang thai, sinh con và/hoặc mãn kinh 
  • Người cao tuổi
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Người bệnh tiểu đường, béo phì hay táo bón kéo dài
  • Người hút thuốc lá 
  • Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến cấu trúc đường niệu

2.4. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng khó chịu hoặc đau ở bàng quang, cần phải đi tiểu thường xuyên và cần đi tiểu gấp. Nguyên nhân gây viêm bàng quang kẽ vẫn chưa được biết rõ. Bệnh thường gặp ở phái nữ hơn là nam giới.

Triệu chứng của bệnh lý bàng quang này trên mỗi cá thể là khác nhau, một vài biểu hiện thường gặp như:

  • Áp lực và đau nhiều hơn khi bàng quang đầy lên
  • Đau ở bụng dưới, lưng dưới, xương chậu hoặc niệu đạo
  • Đối với phụ nữ: đau ở âm hộ, âm đạo hoặc khu vực phía sau âm đạo. Đau sau quan hệ tình dục
  • Đối với nam giới: đau ở bìu, tinh hoàn, dương vật hoặc khu vực phía sau bìu. Đau khi đạt cực khoái hoặc sau quan hệ tình dục
  • Nhu cầu đi tiểu tăng ( 7 đến 8 lần trong vòng 24 giờ)
  • Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu

2.5. Ung thư bàng quang

Nguyên nhân của ung thư bàng quang hiện vẫn chưa biết rõ
Nguyên nhân của ung thư bàng quang hiện vẫn chưa biết rõ

Ung thư bàng quang cũng là một bệnh lý bàng quang hay gặp và là bệnh lý ung thư khá phổ biến. Ung thư bàng quang xảy ra trong niêm mạc bàng quang. Một vài yếu tố nguy cơ làm phát triển ung thư bàng quang như hút thuốc lá, tiếp xúc với một số loại hóa chất,.. Người có người thân trong gia đình mắc bệnh này, người lớn tuổi, người da trắng hay nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang hiện tại vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bản chất ung thư là do các tế bào bất thường phát triển, nhân lên nhanh chóng, không kiểm soát được và xâm lấn các mô khác.

Một số triệu chứng liên quan đến ung thư bàng quang cần chú ý như:

  • Tiểu máu -Có máu trong nước tiểu- Đây là triệu chứng điển hình cảu ung thư bàng quang
  • Đau khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên 
  • Đi tiểu gấp
  • Tiểu không tự chủ
  • Đau ở vùng bụng
  • Đau ở lưng dưới 

Lời kết

Trên đây là thông tin về những bệnh lý bàng quang thường gặp. Bàng quang là một cơ quan quan trọng đối với cơ thể. Mọi bệnh lý xảy ra tại bàng quang đều gây ra các vấn đề ảnh hưởng lên sức khỏe về thể chất, tinh thần cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Mong rằng qua bài viết trên, bạn có cái nhìn tổng quát về các bệnh lý bàng quang hay gặp.

Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết về mỗi bệnh lý, bạn có thể truy cập vào các đường link hay trang web của Dân Khang Pharma để có những thông tin cụ thể hơn. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ đến số hotline 19007061 để được các dược sĩ tư vấn cụ thể và miễn phí.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ