Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu là một tình trạng có rất nhiều người gặp phải. Thông thường, mọi người nghĩ đơn thuần do uống nhiều nước hoặc nhịn tiểu lâu nên bắt gặp tình trạng này. Nhưng đôi khi, nó báo hiệu một tình trạng bệnh lý nào đó. Để tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Tình trạng vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu là như thế nào?
Thông thường khi một người vừa đi tiểu xong, bàng quang đã tống được hết lượng nước tiểu ra ngoài, cảm giác buồn tiểu sẽ không còn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi đi tiểu xong vài phút sau lại buồn tiểu trở lại hoặc đi tiểu xong nhưng không hết cảm giác buồn tiểu, đây có thể là dấu hiệu của các rối loạn cơ trơn bàng quang, ảnh hưởng đến khả năng tống nước tiểu ra khỏi cơ thể.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu chủ yếu do tình trạng đi tiểu không hết, sau khi đi tiểu nước tiểu vẫn còn trong bàng quang. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, có thể kể đến các nguyên nhân dưới đây:
2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu như: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường tiết niệu dưới: viêm bàng quang và niệu đạo
Phụ nữ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác đi tiểu là một trong những triệu chứng của bệnh này. Thông thường, nó gây đau đớn, khó chịu và nguy hiểm hơn khi nó ảnh hưởng tới thận. Một số triệu chứng khác có thể gặp phải đối với các bộ phận khác nhau của đường tiết niệu như:
- Viêm bể thận: đau lưng hoặc đau hạ sườn, sốt cao, rùng mình và ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa,…
- Viêm bàng quang: khó chịu vùng bụng dưới, tiểu đau, tiểu rát, có máu trong nước tiểu,…
- Viêm niệu đạo: tiểu buốt, tiểu đau,…
2.2. Sỏi thận, sỏi bàng quang
Trong nước tiểu có nhiều chất thải khác nhau, trong đó có những chất khoáng có khả năng lắng đọng tạo thành sỏi. Những viên sỏi này có thể xuất hiện ở thận gây sỏi thận hoặc trôi xuống bàng quang gây sỏi bàng quang. Chúng tích tụ dần làm tắc đường tiểu, khiến nước tiểu thải ra khó khăn hơn. Khi chúng chặn đường tiểu làm người bệnh không tiểu ra được nữa, nhưng ngay sau đó có thể di chuyển sang nơi khác và cảm giác muốn đi tiểu lại xuất hiện.
2.3. Uống quá nhiều chất lỏng
Nạp một lượng lớn chất lỏng vào cơ thể cùng một lúc có thể gây ra tình trạng buồn tiểu nhanh. Chất lỏng làm đầy bàng quang gây cảm giác buồn tiểu. Sau đó do lượng chất lỏng quá lớn, chúng liên tục đổ vào bàng quang gây ra cảm giác muốn đi tiểu ngay sau khi mới đi tiểu.
2.4. Uống đồ uống có chứa caffein hoặc có cồn
Các loại đồ uống có chứa cồn hoặc caffein như rượu bia chất kích thích như trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, làm người sử dụng muốn đi tiểu nhiều lần, dù cho lượng chất lỏng nạp vào cơ thể gần như không thay đổi.
2.5. Người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường là người có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Cơ thể nhận thấy lượng đường cao nên thận tăng cường hoạt động hơn bình thường nhằm muốn loại bỏ lượng đường dư thừa trong cơ thể ra ngoài.
Và vì thế, hậu quả bệnh tiểu đường là người bệnh muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường, uống nước cũng nhiều hơn do cảm giác khát nhiều hơn người không bị bệnh. Đây là cơ chế của cơ thể, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài, thận sẽ bị quá tải và gây ra những biến chứng không mong muốn. Không chỉ thận, đái tháo đường còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp và các bệnh lý nhiễm trùng khác.
2.6. Phụ nữ có thai
Tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ giới có thể do nguyên nhân mang thai. Phụ nữ có thai xuất hiện hormone hcG làm tăng lưu lượng máu về vùng chậu, tử cung và thận. Bên cạnh đó, khi bào thai lớn lên, sẽ chèn ép vào bàng quang và các cơ quan xung quang, khiến người mẹ có nhu cầu đi tiểu nhiều lần hơn.
2.7. Người bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt
Ở nam giới, có tuyến tiền liệt phát triển cùng với tuổi dậy thì và không có dấu hiệu dừng lại khi trưởng thành. Tùy vào cơ địa mỗi người cùng với các thói quen sinh hoạt, tuyến tiền liệt có thể từ từ phát triển hoặc bị phì đại, chèn ép vào niệu đạo (đường dẫn nước tiểu).
Việc tuyến tiền liệt phì ở nam giới đại chèn vào niệu đạo làm đường thoát của nước tiểu bị chặn lại, người nam giới có thể đi tiểu chưa hết nhưng không thể đi tiểu tiếp và ngay sau đó lại có cảm giác muốn đi tiểu gây ra tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nam giới. Tuyến tiền liệt phát triển là một điều hoàn toàn bình thường, tỷ lệ mắc phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt) tương đổi cao, khoảng trên 90% nam giới trên 80 tuổi mắc bệnh này.
Nhiễm trùng tuyến tiền liệt có thể nguyên nhân do vi khuẩn hoặc không, nó gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày và có nhiều nguy cơ gây vô sinh ở nam giới. Cùng với tình trạng muốn đi tiểu sau khi mới đi xong thì nhiễm trùng tuyến tiền liệt còn có những triệu chứng khác như: tiểu đau, tiểu buốt, sốt, ớn lạnh, …
2.8. Người đang sử dụng thuốc lợi tiểu
Một số thuốc điều trị các bệnh khác có khả năng lợi tiểu cũng làm người bệnh có cảm giác buồn tiểu sau khi mới đi tiểu. Các thuốc có thể kể đến như thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim hay điều trị phù như: hydrochlorothiazid, indapamid, furosemid, spirolotacton,…
2.9. Sa tử cung
Sa tử cung là tình trạng có thể gặp phải khi phụ nữ sau khi trải qua quá trình sinh thường. Sa tử cung gây ra bởi sự kéo căng của các cơ và dây chằng tại sàn chậu khiến chúng yếu đi, tử cung sa khỏi vị trí của nó, chèn vào bàng quang hoặc các cơ quan khác. Đây là một bệnh lý hậu sản tương đối nguy hiểm, không chỉ gây buồn tiểu sau khi đi tiểu mà có thể có những biến chứng liên quan đến viêm loét, nhiễm trùng khác. Bên cạnh tử cung, các cơ quan khác như buồng trứng hay bàng quang cũng có thể bị tương tự.
2.10. Rối loạn thần kinh
Thận sau khi lọc sẽ thải nước tiểu theo đường niệu đạo xuống bàng quang. Việc nước tiểu được tống ra ngoài hay không phụ thuộc vào khả năng truyền tín hiệu thần kinh tới não bộ, các cơ giãn ra hay co vào sẽ cho nước tiểu đi ra hay ở lại. Một số người bị chấn thương thần kinh, họ không thể điều khiển quá trình này hoặc không điều khiển hoàn toàn được. Điều này khiến cho họ cứ liên tục muốn đi tiểu hoặc đôi khi đi tiểu mà không kiếm soát được.
Nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách cải thiện tình trạng vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu hiệu quả ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
3. Tình trạng vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ảnh hưởng người bệnh thế nào?
Thông thường, các tình trạng buồn tiểu ngay sau khi đã đi tiểu sẽ tự khỏi và không kéo dài. Trong một số trường hợp bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng này có thể sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, cụ thể là:
Gây phiền toái: Nếu một người làm việc theo giờ giấc công sở thì việc vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu sẽ khiến bạn phải chạy đi chạy lại dẫn đến năng suất làm việc suy giảm, sự tập trung giảm sút và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Đôi khi tình trạng hay buồn tiểu này diễn ra làm xuất hiện các triệu chứng khác như tiểu đêm, rối loạn tiểu tiện ở những người có thói quen đi tiểu trước khi ngủ, điều này làm cho bệnh nhân trở nên khó ngủ, giấc ngủ bị rối loạn và tinh thần bị ảnh hưởng.
Viêm nhiễm đường tiết niệu: Việc buồn tiểu sau khi đi tiểu chứng tỏ sau khi đi tiểu lần đầu, cơ thể bạn chưa tống được hết lượng nước tiểu ra ngoài. Lượng nước tiểu ứ đọng lâu trong bàng quang làm tăng nguy cơ sinh sôi, nảy nở của các chủng vi khuẩn gây hại đường tiết niệu, lâu dần có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm đặc biệt là viêm bàng quang gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Ảnh hưởng đến sinh lý nam giới: Hệ tiết niệu và hệ sinh dục có nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau. Rối loạn một trong hai hệ có thể gây rối loạn hoạt động của hệ còn lại. Theo thống kê cho thấy nam giới mắc các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và suy giảm hoạt động sinh lý gây giảm hứng thú, rối loạn cương dương và xuất tinh sớm.
Sỏi thận: Việc tích lũy một lượng ít nước tiểu trong bàng quang lâu ngày làm tăng nồng độ của các khoáng chất có trong nước tiểu, tạo điều kiện để các khoáng chất này kết tinh và tạo thành sỏi niệu gây tắc nghẽn đường tiểu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh: Việc kéo dài tình trạng buồn tiểu liên tục khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, chất lượng công việc giảm sút, chất lượng giấc ngủ cũng có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề trên làm gia tăng stress trên bệnh nhân lâu dần gây ra những biến đổi tiêu cực về tâm lý.
4. Cách điều trị tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu
Trong đa số các trường hợp buồn tiểu liên tục như vậy thường là do các rối loạn nhỏ, có thể phục hồi và hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống phù hợp, ngủ nghỉ khoa học và các bài luyện tập nâng cao sức khỏe cơ bàng quang. Tuy nhiên ở mức độ nặng hơn thì các phương pháp thay đổi lối sống có thể là chưa đủ và nếu để lâu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Ở mức độ nặng hơn, sau khi áp dụng các biện pháp điều chỉnh lối sống như trên mà tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu không thuyên giảm. Khi này, bạn cần tìm đến cơ sở uy tín gần nhất để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Việc điều trị tình trạng này có thể theo 2 cách:
- Dùng thuốc: Các thuốc điều trị triệu chứng, cải thiện tình trạng viêm tiết niệu, giãn cơ trơn giúp đi tiểu dễ dàng hơn, các thuốc bổ thận, bàng quang có nguồn gốc từ dược liệu có thể giúp người bệnh hết cảm giác buồn tiểu liên tục, cải thiện tình trạng này một cách lâu dài ít tác dụng phụ.
- Ngoại khoa: Có thể cần đến sự can thiệp của phẫu thuật trong trường hợp bệnh nặng, nghiêm trọng và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên phương pháp này thường là lựa chọn cuối cùng vì chi phí cao và để lại nhiều nguy cơ cũng như di chứng sau phẫu thuật.
Trên đây là các phương pháp điều trị tình trạng vừa tiểu xong lại buồn tiểu thường được sử dụng nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn ra phương pháp điều trị phù hợp, an toàn nhất cho mình hoặc người thân mắc bệnh.
5. Làm gì để hạn chế tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu có nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy theo đó mà có cách xử lý phù hợp.
Nếu các nguyên nhân đơn giản là uống quá nhiều nước hoặc sử dụng đồ uống có cồn, bạn cần hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích và uống nước một cách điều độ hơn. Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
Nếu nguyên nhân gây ra là do những bệnh lý khác gây ra, bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng, tăng cường đề kháng, giải độc tố cho cơ thể; giữ gìn vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi hợp lý, tránh các chất kích thích, vận động, tập luyện đều đặn thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Lời kết
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu là tình trạng khá thường gặp nhưng khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vô cùng lớn. Qua bài viết trên, chắc hẳn độc giả đã phần nào hình dung được nguyên nhân cũng như các bệnh lý có thể gặp phải khi gặp tình trạng vừa đi tiểu lại có cảm giác buồn tiểu. Hãy luôn chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể và đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp và kịp thời.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về tình trạng vừa tiểu xong lại buồn tiểu, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.