Thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận khiến các chức năng của thận không thực hiện được như bình thường gây ra nhiều ảnh hưởng cho cơ thể. Hiện nay Y học cổ truyền ngày càng được ưa chuộng vì tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. Chính vì vậy phương pháp bấm huyệt để chữa thận yếu hiện nay được sử dụng rất phổ biến. Vậy phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu có hiệu quả không? Các thực hiện như thế nào và cần lưu ý những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp này nhé.
1. Bấm huyệt chữa thận yếu có hiệu quả không?
Bấm huyệt là một phương pháp chữa bệnh trong Đông Y không sử dụng thuốc. Đây là phương pháp sử dụng lực bấm của ngón tay ấn vào các huyệt đạo, lực này tác động lên huyệt đạo giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, làm giảm ứ trệ. Đồng thời điều này còn có tác động tăng cường sức khỏe, thư giãn đầu óc, gân cốt qua đó giúp thư giãn tinh thần.
Trong điều trị thận yếu, bấm huyệt sẽ tác động lên các huyệt đạo liên quan đến thận làm giảm thiểu các triệu chứng suy giảm chức năng thận. Nếu phương pháp bấm huyệt được thực hiện đúng kỹ thuật và có thể kết hợp với một số bài thuốc Y học cổ truyền hoặc các phương pháp điều trị khác sẽ giúp phục hồi chức năng thận một cách hiệu quả.
Bấm huyệt chữa thận yếu mang đến cho người bệnh rất nhiều lợi ích như:
- Đây là phương pháp không dùng thuốc nên người bệnh sẽ không gặp phải các tác dụng không mong muốn như khi sử dụng thuốc, không gây ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc, lờn thuốc.
- Bấm huyệt không can thiệp sâu vào cơ thể do đó sẽ không làm tổn thương các cơ quan phủ tạng.
- Phương pháp này có chi phí khá rẻ và an toàn, phù hợp với nhiều bệnh nhân.
- Giúp đả thông kinh mạch, ổn định khí huyết, giảm căng thẳng, đẩy lùi được các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.
2. Cách bấm huyệt chữa thận yếu
Bấm huyệt chữa bệnh thận là phương pháp hiệu quả tuy nhiên cần phải chắc chắn rằng nó được thực hiện đúng kỹ thuật. Trước tiên người thực hiện cần phải nắm rõ các huyệt đạo phổ biến để chữa thận yếu để tránh bấm sai huyệt.
- Huyệt Khí Hải: Huyệt này nằm dưới rốn khoảng 1,5cm thường hay bị nhầm lẫn với huyệt Quan Nguyên. Khi bấm huyệt Khí Hải sẽ cho tác dụng ích nguyên, bổ thận, lưu thông khí huyết.
- Huyệt Hội Dương: Huyệt này có vị trí khá đặc biệt, nó nằm ở hai bên xương cụt. Bấm vào huyệt này kết hợp xoa bóp sẽ cho tác dụng điều trị tiêu chảy, bệnh trĩ, liệt dương, khí hư và các triệu chứng di thận yếu gây ra.
- Huyệt Quan Nguyên Du: Đây là huyệt nằm dưới đốt cột sống thứ 17, đo ngang khoảng 1,5 tấc, ở gần với hai quả thận. Tác động vào huyệt Quang Nguyên Du giúp điều trị đau lưng do thận yếu, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu hóa.
- Huyệt Đại Trường: Huyệt Đại Trường có vị trí nằm ở 2 phía của cột sống, cách đốt xương sống thứ 16 khoảng 1,5 thốn và gần thận nhất trong tất cả các huyệt đạo tác động lên thận. Bấm vào huyệt này cho tác dụng giải quyết các vấn đề về thận, ngoài ra còn có thể giảm đau bụng, đau lưng, tiêu chảy, táo bón.
- Huyệt thận du: Đây là huyệt thứ 23 của kinh bàng quang trong hệ thống kinh mạch, có vị trí tại gai đốt sống thứ 2, ngang khoảng 1,5 thốn. Bấm huyệt Thận Du có tác dụng ích thủy, thông nhĩ, minh mục, điều thận khí, đóng vai trò quan trọng trong điều trị thận hư, thận yếu, liệt dương, di tinh, yếu sinh lý ở nam giới và khí hư ra nhiều với phụ nữ.
- Huyệt Tiểu Trường Du: Đây là huyệt nằm dưới gai đốt sống số 18 khoảng 1,5 tấc. Bấm huyệt Tiểu Trường Du sẽ giúp điều trị các triệu chứng của thận yếu, giảm đau lưng, đau bụng, tiểu rắt, tiểu buốt.
- Huyệt Bàng Quang Du: Huyệt nằm ở dưới đốt sống số 19, đo ngang khoảng 1,5 tấc. Bấm huyệt này sẽ cho tác dụng giảm thiểu đau lưng do thận yếu, giảm đau bụng, tiểu rắt, tiểu đêm.
- Huyệt Thừa Phù: Vị trí của huyệt Thừa Phù ở ngay nếp gấp mông. Khi tác động vào huyệt này cho tác dụng trị đau hông, đau lưng do thận yếu, thận âm hư và tác động vào các dây thần kinh xung quanh trị đau xương khớp cùng chậu, liệt nửa người.
- Huyệt Thứ Liêu: Huyệt nằm ở giữa chỗ lõm sát xương sống ở lỗ hổng thứ 2. Bấm huyệt này giúp điều trị đau lưng do thận yếu, tê bì chân tay, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều.
Xem thêm: Top 10 nước uống giúp bổ thận tốt nhất ít ai ngờ tới
3. Các bước bấm huyệt chữa thận yếu hiệu quả
Trước khi tiến hành phương pháp bấm huyệt để chữa thận yếu, bệnh nhân cần được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và cho chẩn đoán. Sau khi đã được chẩn đoán là bị thận yếu, suy giảm chức năng thận và được lên phác đồ điều trị mới được thực hiện bấm huyệt theo các bước như sau:
Bước 1: Hướng dẫn bệnh nhân nằm đúng tư thế, thả lỏng cơ thể, để đầu óc thư giãn.
Bước 2: Xác định huyệt đạo và tiến hành vệ sinh sát khuẩn ở vị trí bấm huyệt.
Bước 3: Thực hiện xoa bóp, nhẹ nhàng trên vùng da bấm huyệt.
Bước 4: Tiến hành các động tác day, ấn, bấm huyệt theo đúng kỹ thuật.
Bước 5: Sau khi thực hiện bấm huyệt xong, cho người bệnh nằm nghỉ ngơi, kiểm tra lại tình trạng bệnh nhân và dặn dò theo dõi sức khỏe trong thời gian tới lần tái khám tiếp theo.
4. Lưu ý khi bấm huyệt chữa thận yếu
Tuy bấm huyệt là một phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng nó không thể điều trị dứt điểm được thận yếu và không thể dùng nó để thay thế phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh các ưu điểm mà phương pháp bấm huyệt mang lại, nó còn có một số nhược điểm như sau:
- Bấm huyệt sai cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Đây là phương pháp Đông Y nên cho tác động chậm hơn so với sử dụng thuốc Tây.
- Khi điều trị có thể để lại nhiều vết bầm tím, sưng tấy ở vị trí bấm huyệt.
- Một số bệnh nhân có thể sẽ có cảm giác buồn nôn sau khi bấm huyệt.
Chính vì vậy kỹ thuật bấm là vô cùng quan trọng trong phương pháp này. Cần lưu ý một số điểm sau đây để cho hiệu quả điều trị cao nhất:
- Người thực hiện bấm huyệt phải là người có chuyên môn, có kỹ thuật chính xác, không nên tự thực hiện tại nhà.
- Có thể kết hợp bấm huyệt với một số phương pháp Y học cổ truyền khác như châm cứu, diện chẩn để mang lại hiệu quả cao hơn vì nó giúp lưu thông các huyệt bị tắc nghẽn.
- Cần kết hợp với sử dụng thuốc và thay đổi lối sống, có một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý.
- Trong quá trình bấm huyệt cần thư giãn, để cho tinh thần thoải mái vì căng thẳng mệt mỏi sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để cải thiện, tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng và đẩy lùi triệu chứng thận yếu.
Một số đối tượng tuyệt đối không được bấm huyệt như:
- Phụ nữ có thai, đặc biệt là đang ở kỳ cuối của thai kỳ.
- Vùng da có vết thương hở, có dấu hiệu lở loét, nhiễm trùng.
- Bệnh nhân có tiền sử bị tắc nghẽn mạch máu do xuất hiện huyết khối, người bị viêm dây thần kinh.
- Người đang sử dụng liệu pháp chống đông máu.
Nên thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ ở người có tiền sử giãn tĩnh mạch.
Xem thêm: 12 loại thực phẩm giúp bổ thận tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng
5. Khang Thận Đơn – Hỗ trợ bổ thận tráng dương
Khang Thận Đơn là sản phẩm thuốc bổ thận âm với các thành phần từ thiên nhiên có công dụng hỗ trợ bổ thận tráng dương, giúp tăng cường sinh lực phái mạnh, hỗ trợ hạn chế quá trình mãn dục sớm và giúp hỗ trợ chứng rối loạn cương dương. Không những thế sản phẩm còn cho tác dụng tăng cường đề kháng, giảm đau mỏi gối. Chính vì những công dụng kể trên, sản phẩm Khang Thận Đơn sẽ trở thành một giải pháp hỗ trợ tối ưu cho nam giới trưởng thành sinh lý yếu, nam giới mãn dục sớm, người bị thận hư, thận yếu, suy giảm chức năng thận.
THÀNH PHẦN SẢN PHẨM:
- Dâm dương hoắc: Đây là thành phần được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y, mang lại tác dụng bổ can thận, trợ dương, mạnh gân cốt, ích tinh, trừ thấp.
- Ba kích: Ba kích giúp hỗ trợ trong trường hợp sinh lý yếu, giúp tăng cường thể lực, tăng sức dẻo dai. Bên cạnh đó nó còn làm tăng sức đề kháng và giảm đau mỏi khớp.
- Bá bệnh: Đây là một loại dược liệu phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, có tác dụng tăng cường testosterone ở nam giới, cải thiện nam giới.
- Bạch tật lê: được ví như Viagra cho nam giới, Bạch tật lê thường được dùng trong các bài thuốc Đông y chữa thận hư, thận yếu, rối loạn cương dương, vô sinh, hiếm muộn.
- Sâm macca: Giúp tăng cường thể lực, bổ sung năng lượng.
- Nấm ngọc cấu: Cho tác dụng tráng dương bổ thận, tỳ, bổ huyết, giảm đau, nâng cao sinh lý.
- Nhân sâm (Panax ginseng): Giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, đại bổ nguyên khí, hỗ trợ rối loạn cương dương ở nam giới.
Lời kết
Phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu là một phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên cần phải có một số lưu ý để cho tác dụng điều trị cao nhất. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đầy đủ thông tin về phương pháp Đông y này.