Rối loạn tiểu tiện là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Rối loạn tiểu tiện là một tình trạng không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Đây là căn bệnh đặc biệt thường gặp ở người cao tuổi và những người hay mắc các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. Vậy tình trạng rối loạn tiểu tiện là như thế nào? Triệu chứng và nguyên nhân gây ra nó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Rối loạn tiểu tiện là gì?

Để hiểu rõ về tình trạng rối loạn tiểu tiện, trước hết chúng ta cần phải biết được như thế nào là tiểu tiện bình thường. Thông thường nếu bổ sung đủ lượng nước, cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Lượng nước này được dùng cho các hoạt động sống của cơ thể và được bài tiết qua hệ tiết niệu. Trong hệ tiết niệu, bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu từ thận đưa xuống trước khi được đào thải ra ngoài. Bàng quang của người bình thường có thể chứa khoảng 400 – 600 ml nước tiểu.

Tùy vào lượng nước nạp vào và các hoạt động thể chất, nếu thận hoạt động tốt một người sẽ đi tiểu khoảng 5 – 6 lần một ngày khi cảm thấy muốn đi tiểu, tiểu dễ dàng, thành dòng và cảm giác đã tiểu hết, bàng quang đã được làm trống. Đây là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của bàng quang, cơ thắt niệu đạo, cơ sàn chậu do sự toàn vẹn của hệ thần kinh cơ.

Rối loạn tiểu tiện xảy ra khi có sự rối loạn vận động của cơ thắt bàng quang và niệu đạo dẫn đến những thay đổi trong quá trình tiểu tiện do sự mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng kiểm soát cơ co thắt ở bàng quang, niệu đạo. Những triệu chứng có thể biểu hiện ở những người bị rối loạn tiểu tiện có thể bao gồm: đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không tự chủ, tiểu đêm, đau buốt khi đi tiểu, xuất hiện màu sắc bất thường của nước tiểu,…

2. Biểu hiện của tình trạng rối loạn tiểu tiện

Tình trạng rối loạn tiểu tiện thường gặp hơn ở nam giới và đặc biệt là ở người cao tuổi. Nó thường gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào nguyên nhân gây ra nó. Bệnh nhân có thể gặp các biến đổi về tiểu tiện như: thay đổi số lần đi tiểu trong ngày, cảm giác khó chịu khi đi tiểu, thay đổi tốc độ dòng tiểu và màu sắc của nước tiểu,… Sau đây là một số trường hợp rối loạn đường tiết niệu thường gặp:

2.1. Tiểu đêm

Tiểu đêm là hiện tượng bệnh nhân phải thức dậy đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Bệnh nhân có cảm giác muốn đi tiểu ngay khi vừa đi xong, nhiều người chỉ 15 – 30 phút sau lại phải tìm tới nhà vệ sinh, điều này có thể diễn ra 3 đến 4 lần một đêm trong khi lượng nước tiểu thải ra lại rất ít. Tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu này này diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân và làm suy giảm sức khỏe đáng kể và thậm chí gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Tiểu đêm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ của bạn
Tiểu đêm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ của bạn

2.2. Tiểu buốt

Tiểu buốt là hiện tượng bệnh nhân có cảm giác đau buốt giai đoạn trước, trong hoặc sau khi tiểu tiện. Người bệnh có thể cảm thấy nóng rát, đau buốt như kim châm trong bàng quang và niệu đạo. Điều này khiến cho bệnh nhân rất khó chịu và sợ đi tiểu, dẫn tới nín tiểu khiến cho tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Trẻ con khi gặp tình trạng này có thể sẽ quấy khóc khi đi tiểu, thường kèm theo tiểu rắt.

2.3. Bí tiểu

Bí tiểu có thể là tình trạng cấp tính, xảy ra một cách đột ngột trong thời gian ngắn, khiến cho bệnh nhân không đi tiểu được mặc dù bàng quang đã đầy. Nó gây đau đớn dữ dội và có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Đây cũng có thể là một tình trạng mãn tính phát triển dần theo thời gian. Nó có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào hoặc khiến bệnh nhân khó đi tiểu, đi tiểu nhưng có cảm giác không thể nào thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang.

2.4. Tiểu rắt

Tiểu rắt là tình trạng bệnh nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần chỉ đi được một lượng rất ít nước tiểu. Bệnh nhân cảm thấy muốn đi tiểu liên tục, thời gian giữa 2 lần tiểu tiện không quá 2h, có khi vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiếp. Tình trạng này thường tăng dần về đêm gây ra chứng tiểu đêm. Đây là một chứng rối loạn tiểu tiện kết hợp với bàng quang tăng hoạt. Nó làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Để ngăn chặn tình trạng tiểu rắt, bên cạnh việc sử dụng thuốc kèm thay đổi lối sống còn có các bài thuốc trị tiểu rắt rất hiệu quả.

Tình trạng tiểu rắt làm cho bạn cảm giác khó chịu
Tình trạng tiểu rắt làm cho bạn cảm giác khó chịu

2.5. Tiểu són, tiểu không kiểm soát

Tiểu són là tình trạng nước tiểu rỉ ra không kiểm soát được, nó thường xảy ra khi bệnh nhân gắng sức hay khi muốn tiểu gấp, rất buồn tiểu. Nó thậm chí còn gây ra đái dầm vào ban đêm. Chính vì vậy són tiểu gây ra sự bất tiện vô cùng lớn cho người bệnh, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng tới tâm lý và giấc ngủ khiến cho tình trạng sức khỏe ngày càng giảm sút.

3. Nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiểu tiện

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Bệnh về tuyến tiền liệt: Các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt đặc biệt là phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện. Tuyến tiền liệt phình to chèn ép lên bàng quang, làm hẹp niệu đạo khiến cho bàng quang không thể thải hết nước tiểu ra ngoài. Nước tiểu tồn dư kích thích khiến cho bệnh nhân có cảm giác muốn đi tiểu suốt cả ngày.

Viêm bàng quang: Bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu từ thận. Chính vì vậy khi bàng quang bị viêm sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu liên tục, tiểu gắt, tiểu són, tiểu buốt và có thể bị đau bụng dưới. Tình trạng này sẽ gây tái phát nhiều lần, chính vì vậy cần được đi khám để điều trị triệt để.

Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn tiểu tiện ở cả nam và nữ. Bệnh thường do vi khuẩn E.coli gây ra.

Sỏi đường tiết niệu: Sỏi ở thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo đều có thể gây ra các triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu đêm, đau mỏi lưng.

U xơ tử cung, u nang buồng trứng: Những bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh do sự thay đổi hormone. Nó có thể khiến nữ giới cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt và thậm chí là tiểu ra máu.

4. Cách điều trị tình trạng rối loạn tiểu tiện

4.1. Điều trị không dùng thuốc

Phương pháp điều trị không dùng thuốc thường thực hiện bằng các thay đổi lối sống, kiểm soát hành vi.

  • Bệnh nhân cần tập cho mình thói quen uống đủ nước mỗi ngày, đi tiểu đúng cách.
  • Tập các bài tập chức năng bàng quang: tập nhịn tiểu khi có cảm giác buồn tiểu gấp để có thể kéo dài khoảng thời gian giữa các lần tiểu lên 2 – 4 giờ. Khi có cảm giác mót tiểu, bệnh nhân cần hít thở sâu, cố gắng thư giãn để quên đi cảm giác đó.
  • Tập đi tiểu đúp (đi tiểu hai lần): Đây là biện pháp nhằm làm trống hoàn toàn bàng quang. Sau khi bệnh nhân đi tiểu xong, chờ thêm ít phút và đi tiểu lại lần 2. Đây là bài tập rất tốt cho những trường hợp bị tiểu rỉ, tiểu gấp.
  • Tập cơ đáy chậu: Tập cơ đáy chậu bằng bài tập Kegel giúp làm mạnh nhóm cơ vùng đáy chậu. Điều này giúp người bệnh đi tiểu tự chủ hơn.
  • Phương pháp kích thích điện: phương pháp này sẽ đưa một điện cực kích thích vào trực tràng hoặc âm đạo giúp làm mạnh nhóm cơ đáy chậu, cải thiện tiểu rỉ, tiểu gấp. Tuy nhiên đây là phương pháp đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài vài tháng để cho tác dụng hiệu quả.

4.2. Điều trị dùng thuốc

Thuốc kháng Cholinergic: Đây là nhóm thuốc làm giảm co thắt bàng quang, qua đó giảm được hiện tượng tiểu rỉ, tiểu gấp và giảm số lần đi tiểu. Các thuốc trong nhóm thường được dùng trong điều trị là: oxybutynin, tolterodine, darifenacin, fesoterodine, solifenacin và trospium. Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc: đau đầu, rối loạn giấc ngủ và dùng lâu có thể có hiện tượng kháng thuốc.

Thuốc giãn cơ: Giống như kháng cholinergic, thuốc giãn cơ làm giãn cơ bàng quang, tăng sức chứa của bàng quang và làm rỗng bàng quang tốt hơn. Thuốc trong nhóm thường được sử dụng trong điều trị rối loạn tiểu tiện là Mirabegron.

Thuốc chẹn alpha: Đây là nhóm thuốc thường được kê cho những bệnh nhân bị đái dầm, tiểu són liên tục. Nó làm giãn cơ trơn cổ bàng quang và các sợi vùng tuyến tiền liệt qua đó làm rỗng bàng quang tốt hơn. Thuốc trong nhóm gồm: tamsulosin, alfuzosin, silodosin, terazosin và doxazosin.

Khi biện pháp dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống không còn hiệu quả, bác sĩ có thể dùng đến biện pháp cuối cùng là phẫu thuật. Tùy theo nguyên nhân gây ra rối loạn tiểu tiện mà bác sĩ có thể lựa chọn các phẫu thuật khác nhau. Các phương pháp phổ biến có thể kể đến: phẫu thuật treo cổ bàng quang, treo niệu đạo, làm rộng bàng quang,…

Phương pháp điều trị rối loạn tiểu tiện sử dụng thuốc có thể kết hợp với thay đổi lối sống
Phương pháp điều trị rối loạn tiểu tiện sử dụng thuốc có thể kết hợp với thay đổi lối sống

Bên cạnh các liệu pháp không dùng thuốc hay cách điều trị sử dụng thuốc tây thường gặp, còn có các bài thuốc đông y, thuốc nam giúp chữa tiểu đêm, tiểu buốt, rắt… rất thường được lựa chọn.

5. Cách phòng ngừa tình trạng rối loạn tiểu tiện

Để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiểu tiện, chúng ta cần thay xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Điều này không những giúp chúng ta tránh được tình trạng này mà còn giúp nâng cao sức khỏe:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, không nên dùng nhiều các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá và các thức uống có gas.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, chúng ta có thể áp dụng các bài tập như Kegel để làm mạnh vùng cơ đáy chậu. Đặc biệt hữu ích với những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải rối loạn tiểu tiện như: nam giới, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh và người cao tuổi.

Lời kết:

Rối loạn tiểu tiện là tình trạng gây ra nhiều cản trở và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi có những dấu hiệu của rối loạn tiểu tiện bạn nên nhanh chóng tìm tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì đây có thể là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về , cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ