Bệnh lý bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt – Hội chứng bàng quang tăng hoạt hay bàng quang hoạt động quá mức đều là cách gọi cho một bệnh lý tại bàng quang. Bệnh xảy ra gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của mỗi cá nhân.

1. Bàng quang tăng hoạt là gì?

Mất nước tiểu ngoài ý muốn khi bàng quang tăng hoạt
Mất nước tiểu ngoài ý muốn khi bàng quang tăng hoạt

Bàng quang là một cơ quang của hệ tiết niệu và đóng vai trò quan trọng trong vấn đề đào thải nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Sau khi được lọc qua thận, nước tiểu đi qua niệu quản và được lưu trữ tại bàng quang. Khi có tín hiệu từ não, bàng quang co bóp đẩy nước tiểu đi ra ngoài qua niệu đạo.

Bàng quang tăng hoạt là một bệnh lý bàng quang phổ biến hay gặp trên lâm sàng, bệnh gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột. Nó còn có thể gây ra mất nước tiểu ngoài ý muốn, trường hợp này thường gọi là tiểu không tự chủ. Bệnh lý bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống ở mọi giới, trong đó phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

Việc bàng quang tăng hoạt hay không có thể chúng ta khó có thể biết trước được, do đó khó để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Chính vì lý do này, một số người mắc bệnh bị hạn chế các hoạt động xã hội, và như đã nói, nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của họ. Những người mắc bệnh vì vậy mà thường buồn, tự ti, cô lập hơn với xã hội bên ngoài.

Một số phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát, cải thiện các triệu chứng và giảm tỷ lệ tiểu không tự chủ.

2. Triệu chứng bàng quang tăng hoạt

Không phải lúc nào tiểu không tự chủ cũng là biểu hiện của việc bàng quang hoạt động quá mức. Rò rỉ nước tiểu cũng có thể xảy ra bởi những lý do khác như cười quá nhiều hay hắt xì hơi mạnh. Một ví dụ đơn giản hơn về vấn đề này mà có lẽ ai cũng từng gặp, đó là trong trường hợp bạn rất muốn đi tiểu sau một thời gian dài chịu đựng thì việc rò rỉ cũng có thể xảy ra.

Bàng quang tăng hoạt gây rò rỉ nước tiểu không tự chủ
Bàng quang tăng hoạt gây rò rỉ nước tiểu không tự chủ

Mắc bàng quang tăng hoạt được xác định bởi tần suất và mức độ khẩn cấp của việc đi tiểu. Các triệu chứng của bệnh lý này bao gồm:

  • Không thể kiểm soát được và cần phải đi tiểu gấp 
  • Thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu không tự chủ
  • Đi tiểu nhiều lần hơn ( nhiều hơn 8 lần trong vòng 24 giờ)
  • Tiểu đêm – Thức giấc nhiều hơn 1 lần trong đêm để đi tiểu 

Các triệu chứng của tình trạng bàng quang tăng hoạt có thể thay đổi và khác nhau ở mỗi người. Do đó để được xác định rõ có mắc phải tình trạng này hay không thì phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. 

3. Nguyên nhân khiến bàng quang tăng hoạt

Bình thường, sự đào thải nước tiểu diễn ra theo quy trình sau: Nước tiểu tạo ra từ thận theo niệu quản đến lưu trữ ở bàng quang. Khi não ra tín hiệu cho cơ thể, cơ sàn chậu giãn ra từ đó nước tiểu được đào thải ra bên ngoài qua niệu đạo. 

Khi bàng quang tăng hoạt, các cơ bàng quang co thắt một cách không tự chủ. Tình trạng này khiến cho cơ thể chúng ta có cảm giác cần đi tiểu nhiều hơn bình thường, ngay cả khi bàng quang chưa được làm đầy thì vẫn xuất hiện cảm giác này.

3.1. Các bệnh lý ảnh hưởng thần kinh:

Một số bệnh lý gây gián đoạn tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bàng quang sẽ khiến cho việc kiểm soát nước tiểu khó khăn hơn như:

  • Bệnh Parkinson: Thường gọi là bệnh giật run, đặc trưng bởi hai triệu chứng là giật và run. Là một rối loạn não gây ra các hoạt động ngoài ý muốn hay không thể kiểm soát được như run rẩy, cứng đờ, khó thăng bằng. Các triệu chứng thường bắt đầu dần dần và xấu đi theo thời gian. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi lại và nói chuyện. Họ cũng có thể có những thay đổi về tinh thần và hành vi, khó ngủ, trầm cảm, trí nhớ khó khăn và mệt mỏi. Bệnh chủ yếu gặp ở người già, hiếm thấy ở người trẻ tuổi.
  • Bệnh đa xơ cứng (MS): Là một tình trạng có thể ảnh hưởng đến não và tủy sống, gây ra một loạt các triệu chứng tiềm ẩn, bao gồm các vấn đề về thị lực, cử động cánh tay hoặc chân, cảm giác hoặc thăng bằng.
  • Đột quỵ: Đột quỵ có hai dạng là đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ thiếu máu não. Tức là xảy ra khi có thứ gì đó chặn nguồn cung cấp máu cho một phần não hoặc khi một mạch máu trong não bị vỡ. rCả hai trường hợp diễn ra đều làm các bộ phận của não bị hư hỏng hoặc chết. Đột quỵ có thể gây tổn thương não lâu dài, tàn tật lâu dài hoặc thậm chí tử vong.

3.2. Tổn thương thần kinh:

Một vài bệnh lý gây tổn thương thần kinh dẫn đến mắc phải bệnh lý bàng quang tăng hoạt:

  • Tổn thương cột sống, xương chậu hoặc bụng do các chấn thương hay phẫu thuật 
  • Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
  • Nhiễm trùng não hay tủy sống 
  • Các khuyết tật ống thần kinh 

3.3. Nguyên nhân khác

Một số trường hợp người bệnh có triệu chứng nhưng nguyên nhân không phải do vấn đề thần kinh mà là do một số lý do khác như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm tăng hoạt cơ thành bàng quang. Điều này làm cho bàng quang hoạt động quá mức từ đó tạo ra cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường đi kèm thêm cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc cần hòa tan vào nước để sử dụng ( như viên sủi ), thuốc cafein hoặc các loại thuốc làm tăng lượng nước tiểu cũng sẽ gặp các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Nếu uống thuốc với nhiều nước cũng sẽ làm tăng đáng kể lượng nước tiểu và gây ra tình trạng cần đi tiểu gấp hay tiểu không tự chủ ( mất kiểm soát bàng quang).
  • Sự tắc nghẽn: Tắc nghẽn hay các bất thường trong đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Ví dụ như sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt và khối u. Tuyến tiền liệt phì đại cũng sẽ làm suy yếu dòng nước tiểu và gây ra các triệu chứng khác.

3.4. Nguyên nhân gặp ở phụ nữ

Phụ nữ mãn kinh: 

  • Ở thời kỳ mãn kinh, phụ nữ bị giảm đột ngột nồng độ hormone estrogen trong cơ thể. Nồng độ hormone estrogen thấp hơn có thể dẫn đến tính trạng muốn đi tiểu đột ngột và rò rỉ nước tiểu – còn gọi là tiểu không tự chủ.
  • Khi mãn kinh phụ nữ cũng hay bị căng thẳng, stress. Tình trạng này cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng tiểu không tự chủ. Khi cười hay hắt hơi sẽ tạo nên áp lực trên bàng quang dẫn đến nước tiểu bị rò rỉ.

Phụ nữ đang mang thai: 

Mang thai khiến tử cung mở rộng, đè và gây áp lực lên bàng quang tạo ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột hoặc tiểu không tự chủ. Sau sinh con, cơ sàn chậu của các chị em phụ nữ yếu đi, đây cũng là nguyên nhân gây tiểu không tự chủ.

Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp tình trạng bàng quang tăng hoạt
Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp tình trạng bàng quang tăng hoạt

4. Yếu tố nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt

Ảnh hưởng của bàng quang tăng hoạt gây mất ngủ, mệt mỏi ảnh hưởng đến công việc
Ảnh hưởng của bàng quang tăng hoạt gây mất ngủ, mệt mỏi ảnh hưởng đến công việc
  • Tuổi: Như đã nói, nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt càng dễ gặp khi bạn ở độ tuổi càng cao. Vấn đề về tuổi tác cũng là nguyên nhân làm mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến việc kiểm soát bàng quang.
  • Giới tính: Khả năng không kiểm soát được bàng quang ở nữ nhiều hơn nam. Điều này cho thấy các vấn đề về kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh ảnh hưởng nhiều đến hormone và cơ sàn chậu ở nữ. 
  • Béo phì: Cân nặng dư thừa sẽ gây áp lực lên bàng quang. Ngoài ra, béo phì cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lưu lượng máu và hoạt động thần kinh tại bàng quang.

Đối tượng thường mắc bàng quang tăng hoạt vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh lý này có thể gặp ở nam, nữ và kể cả trẻ em. Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của tình trạng này tăng theo độ tuổi. Tuy nhiên việc bằng quang hoạt động quá mức tăng theo sự lão hóa không phải là một vấn đề bình thường, do đó nếu có các triệu chứng bất thường bạn cần phải thăm khám kịp thời.

5. Bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng đến bạn như thế nào

  • Chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Không chỉ là triệu chứng mà cách để giảm bớt các triệu chứng này cũng làm thay đổi thói quen của bạn ở nhà, tại nơi làm việc và trong vài hoàn cảnh khác. 
  • Hoạt động tinh dục : Có nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục. Những người gặp phải vấn đề này, đặc biệt alf phái nữ ngại quan hệ tình dục do sợ rò rỉ nước tiểu. Vì các vấn đề tiết niệu và sinh dục có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên bàng quang tăng hoạt đôi khi ảnh hưởng đến chức năng tình dục và cơ quan sinh sản.
  • Năng suất làm việc: Tiểu gấp, đi tiểu thường xuyên hay mệt mỏi, mất ngủ do thức giấc nhiều lần trong đêm để đi tiểu có thể cản trở công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này làm năng suất làm việc của bạn giảm sút khi phải tạm dừng công việc liên tục để đi vệ sinh.
  • Mệt mỏi: Tiểu đêm là một triệu chứng phổ biến của bàng quang tăng hoạt. Tiểu đêm được định nghĩa là thức giấc hai lần trở lên vào ban đêm để đi tiểu. Việc thức giấc trong đêm nhiều lần gây gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi mãn tính và thiếu năng lượng, từ đó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác của việc bàng quang hoạt động quá mức. 
  • Trầm cảm: Chất lượng cuộc sống giảm sút làm ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Tự cô lập và áp đặt bản thân làm hạn chế các mối quan hệ, khiến bạn trở nên chán nản.
  • Nhiễm trùng: Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt, việc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng. Nhiễm trùng hệ tiết tiết niệu không điều trị có thể dẫn đến viêm bàng quang. Làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tiết niệu nhiều hơn trong tương lai.
  • Té ngã và gãy xương: Sự khẩn trương và không tự chủ làm tăng đáng kể nguy cơ té ngã và gãy xương. Rủi ro này chiếm phần lớn ở người lớn tuổi do họ vội vã vào nhà vệ sinh, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

6. Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt bằng những cách nào

Các xét nghiệm thường được sử dụng chẩn đoán bàng quang tăng hoạt bao gồm:

  • Phân tích nước tiểu: Mẫu nước tiểu được thu thập và kiểm tra xem có bất thường nào không ( ví dụ có máu hay không ). Phân tích mẫu nước tiểu cũng giúp xác định bạn có bị nhiễm trùng đường niệu hay các vấn đề khác không.
  • Khám sức khỏe: Kiểm tra xem bạn có bị đau xung quanh bụng, xung quanh thận hay không hoặc kiểm tra có bị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Siêu âm bàng quang: Siêu âm xem lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu. 
  • Đo niệu động học: Xét nghiệm này cho biết khả năng lưu giữ nước tiểu của bàng quang.
  • Nội soi bàng quang: Sử dụng ống soi vào bàng quang. Phương pháp này cho biết được các bất thường tại bàng quang như sỏi bàng quang hoặc khối u.

7. Điều trị bàng quang tăng hoạt

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu cơ xương chậu được hướng dẫn bởi các chuyên viên vật lý trị liệu giúp kiểm soát các vấn đề tiết niệu, bao gồm các triệu chứng cần tiểu gấp, tần suất đi tiểu và các triệu chứng tiểu đêm.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc điều trị chứng bàng quang tăng hoạt thường có hai tác dụng là làm giảm triệu chứng và giảm tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ. 
  • Botox: Một lượng nhỏ botox có thể tạm thời làm tê liệt và suy yếu cơ bàng quang, ngăn cơ bàng quang co bóp thường xuyên. Với botox dạng tiêm thường có tác dụng trong khoảng 6 đến 8 tháng. Sử dụng liệu pháp này cần điều trị lặp lại.
  • Kích thích thần kinh : Thay đổi tín hiệu thần kinh đến cơ bàng quang. Giảm tần suất và mức độ bàng quang tăng hoạt.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp các triệu chứng không cải thiện với các biện pháp trên thì phẫu thuật để làm tăng sức chứa của bàng quang là lựa chọn cuối cùng.

Bên cạnh các liệu pháp chăm sóc y tế, một số bài thuốc dân gian hay liệu pháp chăm sóc tại nhà cũng thường được mọi người sử dụng để cải thiện triệu chứng.

Lời kết

Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý ở hệ tiết niệu có khả năng làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt và tinh thần của mỗi cá nhân. Khi gặp các vấn đề về bệnh bạn cần phải được chẩn đoán và chăm sóc y tế kịp thời để ngăn chặn sự tiến triển của nó.

Để hiểu rõ thêm về bệnh và những vấn đề liên quan bạn có thể truy cập vào các bài viết khác của Dân Khang Pharma hoặc gọi đến số hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ