Màu máu kinh nguyệt bất thường tiết lộ điều gì về sức khỏe

Màu máu kinh nguyệt bất thường

Màu máu kinh nguyệt thay đổi khác nhau trong một chu kỳ khiến cho chị em lo lắng, không biết liệu mình có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không, liệu sự thay đổi màu sắc này có bình thường không nhưng không biết hỏi ai, không biết tìm đâu ra thông tin chính xác. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao lại có nhiều màu máu kinh nguyệt khác nhau

Màu máu kinh nguyệt thay đổi trong một chu kỳ kinh hoặc trong một khoảng thời gian
Màu máu kinh nguyệt thay đổi trong một chu kỳ kinh hoặc trong một khoảng thời gian

Nhiều người thường gặp tình trạng máu kinh nguyệt có nhiều màu khác nhau như đỏ tươi, đỏ sẫm, hồng, nâu, đen,..Nhưng không phải ai cũng biết tại sao lại có nhiều màu máu kinh nguyệt như vậy.

Máu kinh nguyệt có thể thay đổi màu sắc trong một kỳ kinh hay từ tháng này sang tháng khác. Một số lý do để lý giải cho hiện tượng này là:

Máu ở trong tử cung và âm đạo càng lâu, thời gian bị oxy hóa càng dài thì máu trở nên càng đậm màu. Lưu lượng máu chảy chậm vào đầu hoặc cuối chu kỳ làm cho thời gian máu ở trong cơ thể lâu hơn, đôi lúc việc để quên một số dị vật trong âm đạo cũng làm cho máu thay đổi màu sắc.

Ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng, lối sống, tuổi tác hay môi trường cũng làm thay đổi màu sắc của máu kinh nguyệt. Khi lượng estrogen trong cơ thể giảm xuống, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu thì màu sắc kinh nguyệt sẽ nhạt hơn so với bình thường.

Màu sắc kinh nguyệt thay đổi có thể là dấu hiệu bạn đang gặp phải một số vấn đề như bệnh phụ khoa, dấu hiệu mang thai, nhiễm trùng hay bị ung thư cổ tử cung.

2. Màu máu kinh nguyệt phản ánh điều gì

2.1. Máu kinh nguyệt màu đỏ sẫm hoặc màu nâu

Máu kinh nguyệt đỏ sẫm hay nâu là do thời gian ở trong tử cung và âm đạo lâu trước khi ra ngoài
Máu kinh nguyệt đỏ sẫm hay nâu là do thời gian ở trong tử cung và âm đạo lâu trước khi ra ngoài

Máu đỏ sẫm hay máu màu nâu chỉ đơn giản là do máu ở trong âm đạo một thời gian trước khi ra ngoài, đôi khi bạn có thể quan sát được những cục máu đông đi kèm máu màu nâu hoặc đỏ. Các cục máu đông này sẽ là bình thường nếu như kích thước vừa phải. Máu màu đỏ sẫm là máu được giữ trong tử cung ít hơn, không bị oxy hóa nhiều đến chuyển sang máu màu nâu.

Một số vấn đề khác có thể gây ra hiện tượng máu kinh nguyệt màu đỏ sẫm và nâu như:

Kết thúc đợt hành kinh: Máu sẽ chảy chậm hơn vào thời điểm đầu và cuối kỳ kinh nguyệt, do đó máu sẽ cần nhiều thời gian hơn để đi ra khỏi cơ thể. Điều này có nghĩa là máu có nhiều thời gian bị oxy hóa hơn và chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc nâu. Đôi khi máu màu nâu có thể là máu sót lại từ đợt hành kinh trước.

Dấu hiệu mang thai: Khi mang thai, đôi lúc sẽ gặp trường hợp máu báo kinh, tức là khi trứng được thụ tinh đến làm tổ ở niêm mạc tử cung có gây ra chảy máu. Thường hiện tượng này xảy ra từ khoảng ngày 10 đến ngày thứ 14 sau khi thụ thai.

Hiện tượng chảy máu sau sinh: Máu màu nâu hoặc đỏ sẫm có thể xảy ra từ khoảng 4 đến 6 tuần sau khi sinh. Lượng máu mới đầu chảy nhiều rồi dần chuyển qua màu hồng nhạt hoặc màu nâu, máu sẽ có màu sẫm hơn vào giai đoạn máu chảy chậm.

2.2. Máu kinh nguyệt màu đen

Thời gian ở trong âm đạo, tử cung lâu có thể làm cho màu máu kinh nguyệt trở nên đen
Thời gian ở trong âm đạo, tử cung lâu có thể làm cho màu máu kinh nguyệt trở nên đen

Đôi khi nhìn thấy kinh nguyệt có màu đen làm cho bạn lo sợ rằng liệu mình có đang mắc bệnh phụ khoa nào đó không. Thật may mắn, máu kinh nguyệt màu đen thường do sự tồn đọng máu lâu trong tử cung và âm đạo, máu bị oxy hóa dẫn đến hiện tượng máu màu đen vào cuối hoặc đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp máu kinh nguyệt màu đen đều xuất phát từ chung một nguyên nhân. Một số yếu tố có thể gây ra hiện tượng này như:

Sự tắc nghẽn dòng máu chảy trong âm đạo: Một số triệu chứng cho biết rằng âm đạo của bạn đang có dị vật hay có hiện tượng bị tắc nghẽn như khí hư có mùi hôi, có màu đen, khó đi tiểu tiện, sốt, ngứa hoặc bị sưng xung quanh âm đạo. Việc này có thể do bạn vô tình lãng quên tampon, băng vệ sinh, cốc nguyệt san, màng ngăn tránh thai hay đồ chơi tình dục ở trong âm đạo trong một thời gian dài dẫn đến kích ứng niêm mạc âm đạo và gây hiện tượng nhiễm trùng.

Nhiễm trùng: Bệnh nhiễm trùng vùng chậu có thể gây nên hiện tượng chảy máu âm đạo và tiết khí hư bất thường. Dịch tiết âm đạo nhiều hơn bình thường và có mùi hôi có thể là triệu chứng của căn bệnh này. Một số dấu hiệu giúp khẳng định rằng bạn đang bị viêm vùng chậu đó là đau khi đi tiểu, ngứa vùng kín, bị chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ tình dục, đau vùng chậu,…

Sẩy thai: Máu màu đen có thể là dấu hiệu bạn đã bị sẩy thai, thai nhi đã ngừng phát triển trong vòng 4 tuần nhưng chưa ra khỏi cơ thể. Bạn có thể quan sát được màu máu đen hoặc nâu sẫm.

Xem thêm: Ra kinh nguyệt màu đen có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì?

Giải đáp mọi thắc mắc của bạn về kinh nguyệt với Dược sĩ tư vấn miễn phí chỉ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

2.3. Máu kinh nguyệt màu đỏ tươi

Kinh nguyệt màu đỏ tươi thường diễn ra trong suốt chu kỳ
Kinh nguyệt màu đỏ tươi thường diễn ra trong suốt chu kỳ

Đây là màu máu bình thường khi lưu lượng máu chảy nhanh, có thể bắt đầu từ đầu kinh nguyệt cho tới cuối cùng. Chỉ sẫm màu hơn khi lưu lượng máu chậm lại.

Tuy nhiên không phải màu máu đỏ tươi nào cũng bình thường, trong một số trường hợp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia (thường đi kèm triệu chứng khí hư có mùi hôi, đau rát khi quan hệ, đau khi đi tiểu) hoặc đôi khi polyp, u xơ tử cung cũng gây ra sự chảy máu bất thường.

Một vấn đề nghiêm trọng hơn, chảy máu đỏ tươi cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung nếu kèm theo một số triệu chứng như: thời gian hành kinh kéo dài, bị chảy máu sau quan hệ, dịch âm đạo có mùi hôi, đau vùng xương chậu, ăn không ngon, sụt cân không rõ lý do.

2.4. Máu kinh nguyệt màu hồng

Trường hợp máu kinh nguyệt có màu hồng có thể xảy ra khi máu kinh nguyệt trộn với dịch được tiết ra từ tử cung.

Đôi khi lượng estrogen trong cơ thể bị giảm đi có thể làm lượng máu kinh nguyệt ra ít hơn và có màu nhạt hơn, màu hồng trong kỳ kinh nguyệt.

Khi quan hệ tình dục vô tình để lại vết rách nhỏ ở cổ tử cung hoặc âm đạo cũng có thế gây ra hiện tượng máu màu hồng do máu trộn với dịch âm đạo.

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng máu kinh nguyệt màu hồng đó là giảm cân qua mức, ăn uống không lành mạnh, thiếu máu,..

2.5. Máu kinh nguyệt màu xám

Máu kinh nguyệt màu xám báo hiệu bạn đang gặp các vấn đề về phụ khoa
Máu kinh nguyệt màu xám báo hiệu bạn đang gặp các vấn đề về phụ khoa

Máu kinh nguyệt màu xám là một dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Có thể bạn đang bị nhiễm trùng chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn. Một số dấu hiệu khác của nhiễm trùng như: Sốt, ngứa, đau rát khi đi tiểu, dịch tiết có mùi hôi,…Lúc này bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Ngoài ra máu kinh nguyệt màu xám còn là dấu hiệu bạn bị sảy thai nếu đang mang thai.

Lời kết

Như vậy bài viết đã chỉ ra nguyên nhân của một số màu sắc kinh nguyệt bạn thường gặp phải. Màu máu kinh nguyệt thay đổi trong một khoảng thời gian là vấn đề hết sức bình thường và bạn không cần quá lo lắng nếu như không có các triệu chứng khác kèm theo. Khi có bất kỳ sự bất thường nào bạn cũng cần phải lưu ý ghi chú lại và đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Bạn đang gặp các vấn đề về kinh nguyệt hay sức khỏe phụ nữ nhưng chưa biết cách giải quyết, hãy nhấc máy lên gọi ngay cho Hotline 1900 7061 hoặc điền form bên dưới để được đội ngũ Dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan kinh nguyệt:

    Chậm kinh nguyệt 1 tháng: Nguyên do đâu, làm gì để khắc phục

    Các bạn nữ nên ăn gì vào ngày đèn đỏ để bớt khó chịu

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ