Bệnh đau dạ dày là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]

Đau dạ dày là gì triệu chứng nguyên nhân cách điều trị

Ngày càng có nhiều người mắc bệnh đau dạ dày bởi nhịp sống nhanh và hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay. Không những gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày mà bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày. Làm thế nào để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh cũng như có các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều người. Cùng tìm hiểu về bệnh đau dạ dày qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, là một trong những bệnh lý rất phổ biến của hệ tiêu hóa. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và nhiều độ tuổi khác nhau, vì thế cho dù là trẻ nhỏ hay người lớn cũng không nên chủ quan. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh này là các cơn đau ở bụng bắt đầu hình thành và đeo bám dai dẳng làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Các cơn đau thường tập trung ở những vị trí sau:

  • Đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức): Có cảm giác đau dữ dội và những cơn đau thường nhanh chóng lan sang vùng ngực hoặc sau lưng.
  • Đau vùng bụng giữa (vùng quanh rốn): Các cơn đau xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, ợ chua…
  • Đau phía bên trái: Thường xuất hiện khi để bụng đói.

Xem thêm: Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

2. Nguyên nhân gây tình trạng đau dạ dày

Thói quen ăn không đúng giờ, bỏ bữa là nguyên nhân gây đau dạ dày
Thói quen ăn không đúng giờ, bỏ bữa là nguyên nhân gây đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày, theo sự thống kê thì nguyên nhân thường gặp nhất là lối sinh hoạt không lành mạnh và chế độ ăn uống kém khoa học. Nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất, vì thế hãy điểm lại các yếu tố gây nguy cơ khác mà bạn có thể gặp phải ở dưới đây:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Hp cư trú ở dạ dày hơn 50% dân số thế giới, là nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Stress: Áp lực công việc, học hành, thi cử gây nên tình trạng căn thẳng va stress dẫn đến tình trạng tăng tiết axit trong dạ dày, lâu ngày sẽ dẫn đến đau dạ dày.
  • Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống không tuân thủ giờ giấc, bỏ bữa, ăn trong lúc quá đói, ăn vào ban đêm, hoặc ăn các thức ăn cay, nóng, chế biến sẵn, không đảm bảo vệ sinh cũng như dinh dưỡng… đều có thể gây nên bệnh.
  • Thuốc lá: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe cho cả người hút và ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh. Hút thuốc lá gây ra nhiều bệnh lý khác nhau và trong đó có bệnh đau dạ dày.
  • Rượu, bia: Uống rượu, bia thường xuyên sẽ dẫn đến mất cân bằng các yếu tố nội tại bên trong dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến đau và viêm loét dạ dày.
  • Mắc một số bệnh lý khác: Hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản, hội chứng ruột kích thích, bệnh sỏi mật,…

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Một số triệu chứng điển hình thường hay gặp ở những người bị đau dạ dày như:

  • Chán ăn, cơ thể bị suy nhược: Bộ máy tiêu hóa của cơ thể bị tổn thương sẽ làm cho cơ thể kém ăn, tình trạng đầy hơi, ợ chua, thể lực suy kiệt.
  • Đau quanh vùng trên trên rốn, dưới xương ức: Có thể là những cơn đau âm ỉ, có lúc đau dữ dội kèm theo cảm giác nóng rát, đôi lúc các cơn đau lây nhanh sang vùng xiên lưng sau.
  • Cảm giác chán ăn, kém ăn: Những người bị bệnh thường tiêu hóa thức ăn chậm hơn, do đó khi ăn xong thường hay bị chướng bụng, đầy hơi nên không còn cảm giác thèm ăn, ăn uống cũng kém ngon hơn.
  • Thường hay bị ợ chua, ợ hơi: Nguyên nhân là do các chức năng của dạ dày bị tổn thương, việc tiêu hóa thức ăn khó hơn gây tình trạng lên men thức ăn, cảm giác có vị đắng và vị chua của thức ăn ở cổ họng kèm theo đau ở ức mũi.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Đây là một biến chứng khá nguy hiểm của đau dạ dày. Người bệnh có thể nhận biết được thông qua việc đi tiêu phân đen, nôn ra máu.
  • Buồn nôn, ói: Các cơn đau ở vùng thượng vị khi lây lan sang xương ức tạo cảm giác buồn nôn. Việc nôn ói kéo dài có thể dẫn tới rách niêm mạc thực quản, nặng hơn là hạ huyết áp, trụy tim nên cần hết sức chú ý.

Xem thêm: Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không? [Ý kiến chuyên gia]

4. Bệnh đau dạ dày đó có nguy hiểm không?

Đau dạ dày sẽ không nguy hiểm nếu chúng ta biết cách chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không quan tâm đến tình trạng của bệnh, lâu dài bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như là loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị dạ dày và ung thư dạ dày.

5. Bệnh đau dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Trước tiên nếu bạn có dấu hiệu của bệnh đau dạ dày như ợ chua, đau bụng quặn khi đói, đau khi ăn no, đau bụng khi suy nghĩ nhiều,… thì bạn có thể đã mắc bệnh đau dạ dày. Đó là một căn bệnh phổ biến tuy nhiên nó có biến chứng khá nguy hiểm, chính vì thế khi có các dấu hiệu của bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để nhận được sự chẩn đoán chính xác của bác sĩ một cách sớm nhất, tránh các xảy ra các tình trạng rủi ro không đáng có.

Đau dạ dày ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
Đau dạ dày ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Khi đến các bệnh viện, phòng khám, bạn có thể sẽ được bác sĩ đề cập đến các biện pháp chẩn đoán sau đây:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày khá hiệu quả. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán tổng thể, kiểm tra và phát hiện trong cơ thể của bệnh nhân có sự xuất hiện của vi khuẩn HP hay không, thông qua xét nghiệm để tìm kháng thể HP trong máu. Ngoài ra các bác sĩ có thể test hơi thở hoặc nước bọt của bệnh nhân để phát hiện bệnh, hoặc tiến hành xét nghiệm phân để tìm kiếm sự hiện diện hồng cầu trong mẫu phân để xem xét có tình trạng chảy máu từ các vết viêm loét dạ dày hay không.
  • Nội soi dạ dày: Đây là một biện pháp theo dõi trực tiếp, đưa ống dẫn gắn thiết bị để quan sát chi tiết tình trạng viêm loét ở trong dạ dày của bệnh nhân. Phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày này hầu như rất là phổ biến tại các bệnh viện, vì công đoạn dễ thực hiện, không mất quá nhiều thời gian và chi phí phù hợp với bệnh nhân. 
  • Sinh thiết mô dạ dày: Đây chỉ là phương pháp các bác sĩ tiến hành để khẳng định tất cả các chẩn đoán, từ đó có thể chắc chắn là bệnh nhân có mắc bệnh đau dạ dày hay không, loại trừ trường hợp bệnh nhân chỉ gặp một số vấn đề ở đường ruột.

Không chỉ có một số phương pháp chẩn đoán nêu trên mà còn có rất nhiều các phương pháp để chẩn đoán bệnh đau dạ dày một cách chính xác và hiệu quả, tuy nhiên nếu muốn chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất các bạn nên đến cơ sở y tế, các bệnh viện uy tín để có thể đảm bảo cho sức khỏe của các bạn một cách hiệu quả nhất.

6. Bệnh đau dạ dày khi nào nên gặp bác sĩ?

Trước tiên nếu các bạn đang có dấu hiệu của đau dạ dày ví dụ như ăn những thực phẩm hoặc trái cây chua khi đói, bạn bị đau bụng một cách quằn quại, hay ợ chua, ợ nóng, đau thắt vùng bụng khi đói, khi no, hoặc khi suy nghĩ nhiều, có dấu hiệu của ói mửa khi ăn quá no hoặc để bụng quá đói,… thì đây thường là những dấu hiệu cơ bản của bệnh đau dạ. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này chỉ bị một thời gian và thời gian sau bạn thấy cơ thể mình lại bình thường thì các bạn có thể chưa cần gặp bác sĩ, vì tình trạng các bạn gặp phải có thể là do rối loạn tiêu hóa hoặc các vấn đề nhỏ khác trong đường tiêu hóa. Hoặc cũng có khả năng do chế độ ăn uống của các bạn đã và đang được khắc phục thì sẽ không gặp vấn đề đau bụng bất chợt nữa.

Nếu tình trạng bệnh của bạn đang ở mức báo động khi cơ thể bạn không thể tiếp nhận bất cứ một thực phẩm nào qua dạ dày, điều đó đồng nghĩa với việc khi bạn ăn một thứ gì đều thấy đau bụng và ói mửa liên tục. Tình trạng đau bụng kéo dài dẫn đến sức khỏe bị kiệt quệ, không làm được bất kì công việc gì, lúc này các bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để gặp bác sĩ nhằm được thăm khám và tư vấn một cách cụ thể về tình trạng bệnh mà các bạn đang gặp phải.

Hãy lưu ý rằng khi có dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, các bạn không nên chủ quan và có những suy nghĩ để bệnh tự khỏi vì bệnh có thể sẽ có những diễn biến xấu mà các bạn không lường trước được. Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên mua hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, cũng nên thận trọng trong việc lựa chọn sử dụng các thực phẩm chức năng, nhằm tránh những sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng để không làm bệnh tình trầm trọng thêm.

7. Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày

Đây là căn bệnh rất dễ mắc phải nhưng cũng rất dễ phòng ngừa, thay đổi chế độ ăn, lối sống, thói quen sinh hoạt đã có thể góp phần ngăn ngừa được căn bệnh này.

7.1. Chế độ ăn và thường xuyên tập thể dục

Chế độ ăn uống: Rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Đây là một thói quen tốt, chẳng những phòng ngừa được đau dạ dày mà có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lây nhiễm khác.

Không bỏ bữa, hay ăn quá buổi: Ăn chậm, nhai kỹ là một phương pháp tốt để tránh cho dạ dày co bóp quá mức, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Tăng cường tập thể dục, thể thao như tập yoga, bơi lội, đạp xe… nhằm tăng sức đề kháng, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra bạn nên điều chỉnh giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng trong một thời gian dài, làm tăng nguy cơ gây ra bệnh đau dạ dày. Bạn cũng có thể thử các biện pháp thư giãn khác như chơi với thú cưng, đi bộ, ngồi thiền… để giảm stress.

7.2. Các loại thực phẩm đau dạ dày cần tránh

Các loại thực phẩm cần tránh để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn
Các loại thực phẩm cần tránh để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn

Thức ăn có nguy cơ gây kích ứng dạ dày: Các thực phẩm cay, nóng như tiêu, ớt,… những loại này sẽ làm dạ dày tăng tiết axit.

Thức ăn có vị chua như khế, thơm, thực phẩm lên men,… sẽ tăng thêm lượng axit cho dạ dày, từ đó làm mất yếu tố cân bằng giữa các chất trong dạ dày, lâu dài sẽ dẫn đến viêm loét và đau.

Rượu, bia, cà phê được xếp vào nhóm thức uống không tốt cho dạ dày và cần nên hạn chế dùng vì chúng làm kích thích dạ dày, gây ra các triệu chứng khá dữ dội. Ngoài ra, nên hạn chế ăn uống ở những hàng quán bên ngoài, vì đây là yếu tố nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori – loại vi khuẩn phổ biến gây nên bệnh viêm dạ dày.

Xem thêm: Người bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

7.3. Không nên thức quá khuya

Thức khuya sẽ làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Điều này sẽ gây tổn thương đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó có dạ dày. Khi thức khuya, dạ dày cũng phải hoạt động, lâu dần dạ dày hoạt động quá mức sẽ làm các chức năng bị suy giảm, các yếu tố bảo vệ dạ dày sẽ không còn đủ để chống lại các yếu tố gây phá hủy và sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.

8. Cách điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Bệnh đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục và không còn cảm giác đau nữa. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu, triệu chứng bất thường ở cơ quan tiêu hóa, bạn cần đến ngay bệnh viên để được thăm khám và điều trị.

Có chế độ sinh hoạt khoa học: Đau dạ dày chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, để việc điều trị có kết quả tốt, bạn cần có một thói quen sống khoa học, hợp lý:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức ăn tốt cho dạ dày.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
  • Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn.
  • Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng.
  • Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.

Điều trị bằng thuốc: Để điều trị dứt điểm bệnh, ngoài các phương pháp nói trên thì bệnh nhân cần sử dụng các thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh dạ dày. Một số lưu ý cho bệnh nhân khi điều trị bằng thuốc là sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ, không được tự ý dùng thuốc ngoài đơn thuốc của bác sĩ.

8. Sản phẩm Novagel làm giảm các triệu chứng bệnh đau đạ dày

Sản phẩm Novagel hỗ trợ giảm đau thượng vị dạ dày và tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả
Sản phẩm Novagel hỗ trợ giảm đau thượng vị dạ dày và tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả

Ngoài các phương pháp trên, đau dạ dày cũng thể đẩy lùi bằng sản phẩm Novagel. Đây là thực phẩm chức năng đến từ thiên nhiên rất tốt cho người bệnh. Novagel được kết hợp giữa những tinh hoa của Y học cổ truyền và Y học phương Tây, giúp giảm đau và các triệu chứng mà tình trạng đau dạ dày gây ra.

Sản phẩm Novagel dùng công nghệ Novasol Curcumin nhập khẩu từ Đức giúp hỗ trợ giảm acid dịch vị – Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm đau hiệu quả, bên cạnh đó còn giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.

Nhóm thảo dược quý của y học cổ truyền:

  • Lá khôi: Là vị thuốc quý của người dân Việt Nam. Lá khôi giúp giảm can khí uất (nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày), bình can, tiêu độc, kháng khuẩn mạnh và chống dị ứng. Nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 108 nhận thấy, cây lá khôi có thể cải thiện triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, đau thượng vị,… ở 80% trường hợp.
  • Dạ cẩm: Có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm đau và làm lành vết loét, đẩy lùi tình trạng ợ chua.
  • Mộc hương: Có tác dụng hiệu quả trên chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, trướng bụng.
  • Ô tặc cốt (mai mực): Chứa pectin có tác dụng cầm máu, ngoài ra thành phần này giúp bảo vệ vết loét dạ dày, hạn chế xuất huyết tiêu hóa. Bên cạnh đó, Ô tặc cốt còn giúp trung hòa acid dạ dày, cải thiện tình trạng tăng tiết dịch quá mức.
  • Cam thảo: Hoạt chất chống oxy hóa glabridin và glabrene có trong rễ cam thảo có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và giúp làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng. Đặc biệt, chúng còn có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng buồn nôn, ợ nóng,…

Nhóm hoạt chất của y học phương tây:

  • Novasol Curmin: Nhập khẩu từ Đức, sản xuất theo công nghệ Novasol giúp tăng sinh khả dụng lên gấp 185 lần so với curcumin tự nhiên, mang lại hiệu quả chống viêm và hỗ trợ làm lành vết loét tốt hơn so với curcumin thông thường.
  • Beta-glucan: Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư dạ dày.
  • Aluminum Hydroxide, Magnesium Hydroxide: Có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm các triệu chứng của tình trạng dư acid như trào ngược, ợ nóng, khó tiêu. Ngoài ra việc kết hợp 2 thành phần này giúp giảm tác dụng phụ gây táo bón hay tiêu chảy nếu sử dụng đơn độc Aluminum Hydroxide hoặc Magnesium Hydroxide.

Lời kết

Bài viết đã giải đáp tất tần tật về bệnh đau dạ dày từ nguyên nhân đến cách điều trị và phòng tránh. Bệnh đau dạ dày rất dễ phòng ngừa chỉ với cách ăn uống đầy đủ, khoa học và đúng giờ. Do đó hãy “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng nên để bản thân mắc bệnh rồi mới tìm cách chữa, vì tuy bệnh đau dạ dày có thể chữa khỏi một cách đơn giản nhưng chúng có thể sẽ tái đi tái lại nhiều lần, khiến sức khỏe giảm sút đáng kể. Hy vọng qua bài viết tổng hợp trên, bạn có thể tìm thấy tất cả thông tin mà bạn cần.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về tính năng của Novacurmin, hãy điền thông tin vào Form bên dưới hoặc gọi đến số Hotline 1900 7061 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ Dược sĩ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Triệu chứng đau dạ dày buồn nôn và những biện pháp xử lý

    Top 6 loại thuốc trị đau dạ dày tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ