Viêm loét dạ dày tá tràng – Bệnh lý không thể xem thường

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa. Ngày nay, khoảng 10% dân số của thế giới mắc bệnh này. Tần suất của bệnh này thay đổi theo thời gian, theo mỗi quốc gia hoặc là theo mỗi khu vực. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng bệnh.

1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gây tổn thương viêm – loét trên niêm mạc dạ dày hoặc viêm tá tràng (tá tràng là phần đầu của ruột non). Các tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hoặc thành ruột bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm khoảng 95%, vết loét ở dạ dày chiếm khoảng 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm khoảng 25% trường hợp bệnh.

Dựa vào vị trí của vết loét có thể có các tên gọi: viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm loét tâm vị, viêm loét hang vị, viêm loét bờ cong nhỏ, viêm loét bờ cong lớn, viêm loét tiền môn vị.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng

Theo các nhà khoa học nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Từng nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau, vì thế người bệnh có thể tìm hiểu và điều trị theo đúng nguyên nhân của mình.

2.1. Thói quen ăn uống sinh hoạt

Thói quen ăn uống: thức ăn đôi khi cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Ví dụ ở Bắc Ấn Độ, ăn nhiều lúa mì hơn Nam Ấn Độ, cho nên ít bị viêm loét hơn. Do nước bọt có chứa yếu tố làm tăng trưởng thượng bì, làm giảm viêm loét hơn. Cafein và canxi là hai chất gây tăng tiết acid, rượu gây ảnh hưởng đến niêm mạc của dạ dày. Hoặc là ăn những thức ăn chua, cay, lên men,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá thường mắc viêm loét dạ dày, tá tràng. Thuốc là làm xuất hiện ổ loét mới, chậm lành sẹo và làm giảm đáp ứng điều trị. Cơ chế gây bệnh do thuốc lá ngày nay vẫn chưa rõ, một vài giả thuyết là do dây thần kinh X bị kích thích, hoặc do giảm bài tiết yếu tố bảo vệ.

2.2. Sử dụng thuốc

Aspirin: thuốc này có tác dụng không mong muốn là gây loét và xuất huyết dạ dày, tá tràng, tuy nhiên thường gặp ở dạ dày hơn tá tràng, do thuốc có tác dụng tại chổ và tác dụng toàn thân. Dạ dày có pH acid, làm cho aspirin không phân ly và hòa tan được, nên xuyên qua lớp chất nhầy và ăn mòn vào niêm mạc, sau đó gây loét. Tác dụng toàn thân do aspirin ức chế tiết prostaglandin, ức chế sự sản xuất chất nhầy ở dạ dày và tá tràng.

Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid (NSAID): cũng cơ chế gây viêm loét và xuất huyết tương tự như aspirin.

Nhóm corticoid: không gây viêm loét dạ dày tá tràng trực tiếp, do chỉ làm ngăn cản sự tổng hợp prostaglandin, do đó chỉ làm bộc phát lại các ổ loét cũ, hoặc ở người có sẵn yếu tố nguy cơ bị loét.

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): cũng là một nguyên nhân khá phổ biến, vi khuẩn này được Marshall và Warren phát hiện vào năm 1983, gây viêm dạ dày HP mạn tính, và gây viêm tá tràng. Khoảng 90% trường hợp vi khuẩn này gây loét dạ dày, và 95% trường hợp gây loét tá tràng có sự hiện diện chúng ở nơi ổ loét.

2.3. Nguyên nhân khác gây viêm loét dạ dày tá tràng

Yếu tố di truyền: viêm loét dạ dày – tá tràng mang tính di truyền, bệnh xảy ra ở tần suất cao trong một số gia đình nếu có người thân đã mắc bệnh này, các anh chị em sinh đôi cùng noãn sẽ dễ bị mắc đồng thời hơn là dị noãn.

Tâm lý: Tâm lý rất ảnh hưởng đến kết quả điều trị, những người bị san chấn tâm lý, stress, lo âu sẽ có nguy cơ mắc bệnh, hoặc người bị tinh thần căng thẳng nghiêm trọng như tham gia chiến tranh.

3. Triệu chứng của bệnh là gì?

Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Cũng giống như những căn bệnh về đường tiêu hóa khác, viêm loét dạ dày tá tràng khiến người bệnh luôn cảm thấy đau ở vùng bụng, thường xuyên mệt mỏi. Cụ thể hơn, người bệnh sẽ thường có các triệu chứng đặc trưng sau:

Đau bụng vùng trên rốn: Hay còn gọi là đau vùng thượng vị, các cơn đau này sẽ có nhiều mức độ tùy thuộc vào vết loét của người bệnh.

Cảm giác buồn nôn: Thường người bệnh luôn cảm thấy buồn nôn sau khi ăn, thể trạng sẽ ổn hơn sau khi nôn.

Cảm giác nóng rát thượng vị, chướng bụng đầy hơi, ợ chua và sụt cân: Đây là các triệu chứng thông thường của bệnh dạ dày. Nhưng nếu xuất hiện nhiều lần trong ngày thì rất có thể bạn bị bệnh.

Rối loạn tiêu hóa: Táo bón hoặc tiêu chảy là biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày. Hệ tiêu hóa làm việc không được tốt, làm cho người bệnh bị sụt cân, tuy nhiên cũng có những trường hợp, triệu chứng đau dạ dày xảy ra lúc người bệnh bị đói, nên họ sẽ ăn nhiều hơn dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh chóng.

Lưu ý: rằng khi có những triệu chứng trên cũng không có nghĩa bạn đã mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để tầm soát, thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, làm các xét nghiệm lâm sàng và thủ thuật nội soi dạ dày, tá tràng mới có thể chẩn đoán chính xác được bệnh.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?

4. Đối tượng dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng

Căng thẳng lo âu kéo dài có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng
Căng thẳng lo âu kéo dài có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng

Ngày nay, viêm loét dạ dày tá tràng không phải là một tình trạng bệnh hiếm gặp mà ngược lại có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi hay giới tình nào. Tuy nhiên, các đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc viêm loét dạ dày hơn người bình thường:

Người hay bị stress: những đối tượng thường xuyên làm việc, học tập trong một môi trường căng thẳng rất hay dễ bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân là do khi stress, tuyến thượng thận của cơ thể tiết ra hormon corticoid giúp huy động năng lượng cho não bộ làm việc. Một trong những tác dụng phụ của hormon này là gây tăng tiết acid dịch vị, làm tăng nguy cơ tiến triển thành loét dạ dày, tá tràng nếu không có hướng điều chỉnh phù hợp.

Người nghiện rượu: thức uống có cồn gây kích ứng và phá huỷ niêm mạc dạ dày nếu sử dụng nhiều và thường xuyên. Ngoài ra, rượu bia còn kích thích làm tăng việc sản xuất ra HCl tại dạ dày nên tăng khả năng làm tổn thương gây viêm niêm mạc dạ dày.

Người nghiện thuốc lá: 41% nam giới bị loét dạ dày tá tràng là do nguyên nhân hút thuốc lá thường xuyên. Tỉ lệ này đã nói lên được rằng thuốc lá là một trong những sản phẩm độc hại và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người. Nicotin trong khói thuốc lá kích thích tiết thượng thận tiết ra corticoid gây loét dạ dày tá tràng như khi chúng ta bị stress. Ngoài ra, chất này còn ức chế sự tổng hợp Prostaglandin giúp bảo vệ dạ dày, nhìn chung sẽ làm tăng nguy cơ tổn hại dạ dày tá tràng do dịch vị.

Người bị nhiễm khuẩn HP: vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong số ít vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển được trong môi trường pH thấp của dạ dày. Khi loại vi khuẩn này phát triển trong cơ thể làm ảnh hưởng đến hoạt động dạ dày có thể làm tăng nguy cơ loét và ung thư dạ dày. Trên thực tế thì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

Người có tiền sử dùng thuốc giảm đau kháng viêm: các bệnh lý khác với các triệu chứng đau nhức kéo dài, chẳng hạn như các bệnh về xương khớp thường được chỉ định các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc nhóm này có tác động ức chế enzym tạo ra chất Prostaglandin, một chất gây viêm, đau trong cơ thể. Bên cạnh đó, Prostaglandin lại có chức năng bảo vệ dạ dày bằng cách ức chế tiết dịch vị và tăng cường tiết chất nhầy. Do đó, sử dụng thuốc NSAID làm tăng nguy cơ loét dạ dày, tá tràng.

Người có tiền sử gia đình loét dạ dày tá tràng: nhiều gen trong cơ thể có liên quan đến hoạt động ổn định của dạ dày, do đó người có bố mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt mắc loét dạ dày tá tràng thì người đó sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này hơn người bình thường.

5. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh

Như đã nói, khi có biểu hiện của những triệu chứng mắc bệnh cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị, vì phát hiện sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, nếu chủ quan bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…

5.1. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường hay gặp, vùng chịu trực tiếp tác động của acid dạ dày là dạ dày, tá tráng. Khi ổ loét lớn dần, các yếu tố bất lợi này sẽ tấn công vào mạch máu, gây xuất huyết dạ dày, biểu hiện qua việc nôn ra máu, đi ngoài ra ngoài, mệt mỏi, sắc mặt xanh xao, nặng hơn sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi.

5.2. Có thể gây thủng dạ dày

Thủng dạ dày là biến chứng khá nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng. Các vết loét ngày càng sâu khiến cho thành dạ dày tá tràng ngày mỏng đi. Lâu dần sẽ gây thủng dạ dày. Biến chứng ngày cần các can thiệp ngoại khoa. Nếu chậm trễ sẽ bị nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.

5.3. Hẹp môn vị dạ dày

Hẹp môn vị dạ dày là môn vị – van dùng để đóng mở dạ dày, tá tràng. Môn vị bị hẹp do tình trạng phù nề, viêm nhiễm ở lớp niêm mạc gây hẹp long môn vị, tá tràng. Hẹp môn vị làm thức ăn xuống dạ dày khó bị tiêu hóa vì dịch vị bị dư trong khi hoạt động co bớp của dạ dày bị suy giảm.

Người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, cảm giác rất khó chịu, khi nào thức ăn bị nôn hết ra ngoài mới cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu tình trạng trên kéo dài, người bệnh sẽ không hấp thu được dinh dưỡng và thức ăn, cơ thể sẽ bị thiếu chất, hốc hác do thiếu chất và bị mất nước.

5.4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày đây là biến chứng nguy hiểm nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng dẫn tới ung thư thấp hơn nhiều so với người bệnh viêm loét dạ dày, nhưng nếu chủ quan, không có biện pháp phòng ngừa thì biến chứng vẫn xảy ra. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu ít có triệu chứng đặc biệt, khi sao đến giai đoạn nặng hơn thì triệu chứng xuất hiện đồng thời các tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác.

Xem thêm: Viêm dạ dày ruột là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

6. Bệnh viêm loét dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán viêm loét dạ dày là xác định một người có bị tổn thương dạ dày bởi acid dịch vị hay không. Một số trường hợp cần phải xác định rõ nguyên nhân để việc điều trị được dứt điểm, đặc biệt là trong viêm loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP. Một số phương pháp chẩn đoán thường sử dụng là:

6.1. Khám lâm sàng

Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có thể có một hoặc các dấu hiệu như:

  • Đau vùng thượng vị gợi ý bệnh dạ dày. Trong khi đau vùng hạ sườn phải cạnh đó lại gợi ý bệnh gan mật hơn là bệnh dạ dày, tá tràng.
  • Có máu trong phân, phân đen do xuất huyết tiêu hóa.
  • Hay buồn nôn, nôn ói, ăn không ngon, sụt cân.

Để chắc chắn về mặt chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các phương pháp cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt để loại bỏ các bệnh lý gây ra các dấu hiệu tương tự như loét dạ dày, tá tràng.

6.2. Cận lâm sàng

Bệnh nhân có thể được chỉ định các phương pháp sau:

  • Nội soi dạ dày: dùng một ống nội soi chuyên dụng có gắn camera luồn từ miệng xuống dạ dày. Hình ảnh thu được trong dạ dày giúp bác sĩ xác định vị trí, mức độ viêm loét dạ dày và có hướng điều trị phù hợp. Phương pháp này thường gây khó chịu cho người bệnh, thậm chí là khiến bệnh nhân cảm thấy đau mỗi khi rút ống nội soi ra. Hiện tại đã có thủ thuật nội soi gây mê, bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu tuy nhiên phương pháp này lại tiềm ẩn các tác dụng phụ của thuốc mê.
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP: hiện nay có nhiều test tìm vi khuẩn HP như xét nghiệm HP bằng hơi thở, nội soi dạ dày, xét nghiệm tìm HP trong phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang và xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HP. Dựa vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp test phù hợp.

6.3. Chẩn đoán phân biệt

Có nhiều bệnh lý khác mà triệu chứng giống với loét dạ dày, tá tràng. Trên thực tế cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán phân biệt để loại trừ các bệnh này, giúp cho việc điều trị chính xác, an toàn, hiệu quả. Một số bệnh lý thường gặp trong trường hợp này bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): ngoài các triệu chứng tương đối giống viêm loét dạ dày, bệnh nhân thường tiết nhiều nước bọt, xuất hiện từng đợt trào thức ăn.
  • Viêm tuỵ: đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, cơn đau nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân nằm ngửa. Trong bệnh lý này cần xét nghiệm thêm các men amylase và lipase huyết tương để phân biệt với viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bệnh lý về mật: đau vùng hạ sườn phải, đôi khi là vùng thượng vị giống viêm loét dạ dày tá tràng nhưng thường xuất hiện sau các bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Ngoài một số bệnh lý đường tiêu hoá thì nhiều bệnh lý xảy ra tại hệ cơ quan khác cũng có khả năng gây ra các triệu chứng giống viêm loét dạ dày tá tràng, chẳng hạn như:

  • Nhồi máu cơ tim thành dưới: trong bệnh lý này, đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức dữ dội vùng thượng vị, đi kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, nôn ói. Thường xảy ra trong nhồi máu cơ tim liên quan đến thất phải.
  • Viêm mạch mạc treo: các triệu chứng mà bệnh lý này gây ra chẳng hạn như đau quặn bụng vùng thượng vị không rõ nguyên nhân, xuất huyết đường tiêu hoá, tuy nhiên là thường là xuất huyết đường tiêu hoá dưới nên rất dễ nhầm lẫn với viêm loét dạ dày tá tràng.

7. Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Việc điều trị viêm loét dạ dày dựa trên nguyên tắc là giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, chữa lành vết loét dạ dày tá tràng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Các phương pháp điều trị thường sử dụng là:

7.1. Điều trị không dùng thuốc

Áp dụng các phương pháp sau giúp điều chỉnh lối sống, cải thiện sức khoẻ và đẩy lui bệnh:

  • Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng tốt nhất nên uống nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội chứ không nên uống đá.
  • Ăn các loại thực phẩm có tính kháng viêm như: súp lơ xanh, nho, việt quất, lá lốt,… hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều acid như cam, quýt, chanh, bưởi,…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không vừa nằm vừa ăn, giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress quá mức.

7.2. Điều trị nội khoa

Các thuốc thường sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:

Kháng sinh: dùng trong trường hợp loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra. Hiện nay đã có nhiều phát đồ phối hợp kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn HP, điều trị thường kéo dài vài tuần. Bệnh nhân cần tuân thủ dùng đúng liều lượng, đủ số ngày theo phác đồ để tránh tình trạng đề kháng kháng sinh xảy ra.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI): nhóm này sau khi được hấp thu vào máu tại ruột sẽ đến và ức chế các bơm tiết H+ vào dịch vị, do đó làm tăng pH của dịch vị. Các thuốc trong nhóm này thường uống 30 phút trước bữa ăn để hiệu quả điều trị đạt cao nhất. Một số hoạt chất thường gặp trong nhóm: Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Rabeprazol, Pantoprazol,…

Thuốc kháng histamin H2: trên dạ dày có nhiều thụ thể mà khi histamin nội sinh gắn vào sẽ làm tăng tiết acid dịch vị. Các thuốc nhóm này cạnh tranh gắn kết với các thụ thể H2 của histamin gây ức chế sự tiết acid của dạ dày, tạo điều kiện để các vết loét được làm lành và giảm nhẹ các triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng. Một số hoạt chất thường gặp trong nhóm: Cimetidin, Famotidin, Nizatidin,…

Antacids: là nhóm thuốc có tình kiềm, khi vào dạ dày giúp trung hòa các acid trong dịch vị, làm giảm tác động của acid lên niêm mạc dạ dày, tá tràng. Từ đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, tạo điều kiện để niêm mạc hư tổn mau chóng hồi phục. Nhóm thuốc này trong thành phần thường chứa nhôm hoặc magie hoặc cả hai. Tác dụng phụ thường gặp của nhóm này là gây rối loạn tiêu hoá, thường là táo bón hoặc tiêu chảy tuỳ từng loại thuốc.

Các thuốc bảo vệ dạ dày, tá tràng: đơn cử trong nhóm này là hoạt chất Sucralfat sẽ giúp tạo một màng cao phân tử trên bề mặt niêm mạc giúp bảo vệ dạ dày và tá tràng tránh khỏi tác động của acid dịch vị.

7.3. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày hoặc cắt dây thần kinh phế vị được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc, tình trạng loét xảy ra dai dẳng hoặc ở bệnh nhân có nguy cơ biến chứng cao. Tuỳ vào từng trường hợp và bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật thích hợp.

7.4. Phương pháp điều trị bằng thuốc Đông Y

Trong các bài thuốc Đông Y, khi kết hợp xương truật, cam thảo, trạch tả sẽ thành bài thuốc giúp điều trị bệnh. Tuy vậy, người ta vẫn ưu tiên cho phương pháp điều trị bằng thuốc Tây nhiều hơn là Đông y khi hiệu quả và thời gian chữa trị thường cao và nhanh chóng hơn.

Phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc Đông y 
Phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc Đông y

7.5. Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây

Các bệnh nhân hiện nay thường sử dụng thuốc Tây để chữa trị bệnh một cách hiệu quả và thời gian hồi phục sẽ nhanh chóng. Nhưng khi dùng nhiều thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng, gan và thận không kịp thời đào thải lượng thuốc trong cơ thể sẽ dễ khiến cơ thể có các tác dụng phụ.

8. Sản phẩm Novacurmin hỗ hợ giúp kháng viêm giảm đau

Có thể thấy viêm loét dạ dày tá tràng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và các biến chứng của bệnh rất nguy hiểm, cần phải quan tâm đến sức khỏe đến hạn chế bệnh xảy ra.

Sản phẩm Novacurmin giúp kháng viêm giảm đau nhanh lành vết loét hiệu quả
Sản phẩm Novacurmin giúp kháng viêm giảm đau nhanh lành vết loét hiệu quả

Góp phần vào hiệu quả cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, xin giới thiệu với bạn đọc sản phẩm Novacurmin – GIẢI PHÁP NANO BẢO VỆ SỨC KHỎE TOÀN DIỆN. Sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi bật, một trong số đó là sử dụng công nghệ NOVASOL – công nghệ hàng đầu từ Đức – giúp chia các hạt Curcumin thành kích thước nano siêu nhỏ và có màng bao Micelle giúp hạt nano Curcumin khó bị thủy phân, hấp thu nhanh và phát huy công dụng. Theo nghiên cứu đã chứng minh khả năng hấp thu của Novasol Curcumin gấp 185 lần so với bột nghệ và nano nghệ thế hệ cũ.

Hiệu quả còn cao hơn nhiều khi kết hợp với Bioperine (chiết xuất Hạt tiêu)
Hiệu quả còn cao hơn nhiều khi kết hợp với Bioperine (chiết xuất Hạt tiêu)

Tại sao nói “chỉ 4 viên Novacurmin tương đương dùng nửa kg nghệ tươi”?

Vì sản phẩm có độ tinh khiết gần 100% nano Curcumin hiện đại nhất thế giới, khả năng hấp thu gấp 185 lần, hiệu quả nhanh từ 2-4 tuần, không có tác dụng phụ, dễ uống, ngày uống 2-4 viên/ngày, đặc biệt hơn đây là một sản phẩm có thương hiệu được nhập khẩu từ hãng Thực phẩm & Dược phẩm lớn của Đức.

Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

9. Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện nay, việc phòng ngừa căn bệnh này không còn là vấn đề nữa khi chỉ cần chủ động thay đổi các thói quen ăn uống cho khoa học, thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý phù hợp cho sức khỏe. 

Bạn cũng nên cần bổ sung cho mình thêm các vitamin để tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe. Tránh dùng các chất kích thích và loại bỏ thói quen hút thuốc lá nguy hại cho dạ dày. 

Bên cạnh đó, đối với các bệnh nhân đang điều trị bệnh tình nên hạn chế sử dụng thuốc ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi ngừng sử dụng các loại thuốc ấy. 

Lời kết

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải, cần phải có những hiểu biết về bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Novacurmin là một sản phẩm hiệu quả, rất được tin dùng trong việc hỗ trợ người bệnh.

Bạn đang lo lắng về tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng và chưa có cách điều trị bệnh hiệt quả. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được bác sĩ tư vấn và cách chữa trị bệnh hiệu quả nhất.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Ý kiến chuyên gia

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ