Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng đã và đang trở thành cơn ác mộng của rất nhiều người. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chữa trị về sau và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm giúp điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu Top 5 loại thuốc trị viêm loét dạ dày qua nội dung dưới đây nhé.
1. Vài điều về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là các lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị sưng, tổn thương tạo thành các vết viêm và loét. Có khoảng hơn 90% các vết loét ở tá tràng, 60% vết loét ở dạ dày và 25% các trường hợp vết loét xuất hiện ở bờ cong nhỏ.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do nhiễm vi khuẩn HP (vi khuẩn Helicobacter pylori) và việc dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid. Ngoài ra còn do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh cũng như những áp lực từ chính cuộc sống thường ngày.
Người bị bệnh thường có những biểu hiện như hay đau vùng trên rốn, các cơn đau thường âm ỉ và kéo dài. Ngoài ra người bệnh còn hay có cảm giác buồn nôn, nóng rát, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, đôi khi sụt cân. Nguy hiểm hơn là các cơn đau loét dạ dày hay loét hành tá tràng thường xuất hiện sau bữa ăn hay khi bụng đói.
Biến chứng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng:
- Thủng dạ dày: Các cơn đau xuất hiện và lan nhanh khắp bụng, ngực, lưng và vai. Người bệnh hầu như không còn sức lực, tái mặt, chân tay lạnh toát và cả tụt huyết áp. Lúc này cần đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.
- Xuất huyết, chảy máu vết loét: Người bệnh thường nôn ra máu đỏ hoặc đen sẫm hay đi đại tiện cũng bị ra máu.
- Hẹp môn vị dạ dày: Người bệnh có các biểu hiện như nôn ra thức ăn cũ, mệt mỏi, đau bụng dồn dập, kéo dài và cả bị tiêu chảy.
- Ung thư dạ dày: Những trường hợp bị loét dạ dày tá tràng lâu, khoảng trên 10 năm có thể bị ung thư dạ dày.
2. Top 5 loại thuốc chữa trị viêm loét dạ dày – tá tràng
2.1. Sản phẩm Novacurmin phù hợp cho người bị viêm loét dạ dày
Sản phẩm Novacurmin với các thành phần từ thiên nhiên và ứng dụng công nghệ Novasol curcumin từ Đức làm tăng hiệu quả chữa trị các bệnh lý về đau dạ dày. Giúp giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm đại tràng. Giải độc, bảo vệ tế bào gan, chống oxy hóa, diệt gốc tự do, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị viêm loét dạ dày và biến chứng.
- Người đang phục hồi sau mổ hay chấn thương.
- Người đang điều trị hay sau khi điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị.
Liều dùng:
- Trẻ em từ 6-12 tuổi dùng 2 viên/ ngày, ngày uống 2 lần.
- Trẻ em từ 12 tuổi và người lớn: ngày 4 viên/ uống 2 lần.
Tìm hiểu thêm về viên uống Novacurmin và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
2.2. Thuốc Nexium Mups
Thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, ngăn chặn sự bài tiết acid dạ dày, với thành phần chính là esomeprazol.
Thuốc Nexium Mups được bào chế và sản xuất với nhiều dạng hàm lượng khác nhau là Nexium 40mg, 20mg và nexium 10mg.
Tác dụng chính của thuốc: điều trị bệnh tăng tiết axit dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay hiện tượng ợ nóng, ợ chua…
Đối tượng sử dụng:
-
- Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Người bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.
- Người thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh không chứa steroid.
Liều dùng tham khảo:
Người lớn và trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên: Liều thông thường là 20mg, 1 lần/ngày để phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành và điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản ở người không bị viêm thực quản.
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng thích hợp với tình trạng bệnh của mình, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn uống cùng với kháng sinh khác nếu như cần thiết.
2.3. Thuốc Omeprazol DHG 20mg điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
Thuốc Omeprazol DHG thuộc nhóm ức chế bơm proton và được dùng để điều trị các căn bệnh về dạ dày, liên quan đến tăng tiết axit dịch vị như bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng.
- Người thường hay bị trào ngược dạ dày.
- Người mắc hội chứng Hội chứng Zollinger – Ellison (ZES).
- Người thường xuyên bị chứng ợ chua, ợ hơi và nóng rát.
Lưu ý: không nên dùng thuốc đối với phụ nữ đang cho con bú hay phụ nữa mang thai dưới 3 tháng.
Liều dùng: 1viên/1ngày trong vòng từ 1-2 tháng, nếu chưa khỏi hẳn thì điều trị bổ sung thêm 1 tháng. Nên uống thuốc với nước đun sôi để nguội trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút là tốt nhất.
2.4. Thuốc Rabeprazole 40mg nhập khẩu từ Ấn Độ
Thuốc Rabeprazole có tác dụng điều trị các bệnh về dạ dày và thực quản như: trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét,… Rabeprazole hoạt động bằng cách làm giảm axit trong dạ dày. Giúp làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu,… Sản phẩm Rabeprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Đối tượng sử dụng:
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng và biến chứng.
- Người mắc hội chứng ZES.
- Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Người bệnh đang dùng thuốc kháng sinh không chứa steroid (NSAID).
Liều dùng: Người lớn là một viên/lần/ngày trong 4-8 tuần.
2.5. Thuốc chữa đau dạ dày Gastropulgite
Gastropulgite là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Beaufour Ipsen đến từ nước Pháp. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và dung dịch với 3 thành chính bao gồm Attapulgite de Mormoiron, Gel Aluminium Hydroxyde, Magnesium carbonate. Thuốc có công dụng sau:
- Trung hòa lượng axit dịch vị trong dạ dày, từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, chữa lành các vết thương ở lớp niêm mạc.
- Ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho hệ đường ruột nói chung và dạ dày nói riêng.
- Có khả năng cầm máu tại chỗ, tăng hàm lượng chất nhầy trong dạ dày, từ đó giúp hỗ trợ phục hồi và cải thiện chức năng của lớp niêm mạc dạ dày.
Cách dùng:
Người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 gói để hòa cùng với một ít nước để dùng.
Mỗi ngày sử dụng từ 2 – 4 gói.
Có thể dùng thuốc trị đau dạ dày trước hoặc sau bữa ăn hoặc có thể sử dụng khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày.
Lời kết
Khi sử dụng các loại thuốc trị viêm loét dạ dày kể cả Tây y hay Đông Y, người bị viêm loét dạ dày cần chú ý tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh, hạn chế dùng chung đồ dùng với người khác để tránh bị lây nhiễm trong trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng do H.Pylori và thường xuyên vận động, luyện tập thể thao, bổ sung đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch và đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về bệnh dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.