Có nhiều lời đồn cho rằng cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh trĩ. Dẫu biết nhiều loại thảo dược được cha ông ta sử dụng đều có công dụng trị bệnh, tuy nhiên lời đồn này có thật sự đúng và cách sử dụng lá trầu không như thế nào mới đem lại hiệu quả điều trị bệnh?
1. Tác dụng của lá trầu không
Như các bạn cũng biết, các bài thuốc dân gian truyền miệng dù đã từ rất lâu nhưng vẫn được truyền lại đến ngày nay, vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn được rất rất nhiều người hiện nay vẫn áp dụng? Ngày hôm nay, mời bạn cùng Dân Khang Pharma tìm hiểu một trong các bài thuốc chữa bệnh trĩ cha ông ta đã để lại mà chúng ta không thể không nhắc đến: “Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không”.
Trầu không là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Trầu không có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia.
Theo Đông Y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm và sát trùng rất tốt, rất hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm, lở loét,… Trong lá trầu không chứa tinh dầu và chất tanin có công dụng diệt khuẩn cũng như ức chế ức chế các loại nấm, vi khuẩn phát triển.
Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu, trong lá trầu không có chứa 1 loại tinh dầu có tên là betel – phenol. Loại tinh dầu này sẽ làm mềm thành mao mạch giúp các búi trĩ có thể tự thụt vào được. Lá trầu còn giúp sát khuẩn, loại bỏ một số vi khuẩn, nấm gây ngứa, viêm nhiễm vùng kín, trực tràng và làm lành nhanh các tổn thương do bệnh trĩ gây ra.
2. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được mọi người truyền tai nhau và áp dụng có hiệu quả có thể kể đến như:
2.1. Xông lá trầu không để chữa trị bệnh trĩ
Chuẩn bị: Hái 10-15 lá trầu không.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cùng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bặm, tạp chất bám trên lá.
- Đun sôi lá trầu không với 1 lượng nước vừa phải, cho thêm vào 1 ít muối hạt, đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút.
- Dùng nước vừa đun được để xông hậu môn. Xông tầm 10-15 phút. Khi nước đã nguội bớt phần nào, bạn có thể dùng nước đó để ngâm, rửa hậu môn.
- Thực hiện liên tục mỗi ngày 2 lần, vào mỗi buổi sáng và tối để thấy hiệu quả.
2.2. Xông lá trầu không kết hợp với các loại thảo dược khác
Chuẩn bị: 7 lá trầu không, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết và 1 quả cau.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu rửa sạch bằng nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và bụi bặm còn dính trên nguyên liệu.
- Đem giã nát lá trầu không, hạt gấc và quả bồ kết cùng 1 ít muối hạt chung với nhau, còn quả cau thì bổ nhỏ ra. Sau đó đun sôi tất cả nguyên liệu này với 1 lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút.
- Sau đó tiến hành xông hậu môn với lượng nước vừa thu được, xông tầm 10-15 phút.
- Thực hiện liên tục hằng ngày, mỗi ngày 2 lần để thấy hiệu quả tốt.
Xem thêm: Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không? cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
2.3. Đắp lá trầu không vào vùng da bị trĩ
Đây là cách sử dụng trực tiếp lá trầu không đắp lên búi trĩ để chữa bệnh. Thực hiện cách này sẽ giúp vùng tổn thương hấp thụ được tinh chất trong lá trầu không, đồng thời sát trùng và kháng khuẩn. Điều này sẽ giúp cho búi trĩ co lại.
Chuẩn bị: 3 – 4 lá trầu không tươi, muối sạch, gạc y tế.
Cách thực hiện:
- Lấy 3 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối trong 5 – 10 phút. Sau đó để ráo nước.
- Thái nhỏ lá trầu không đã chuẩn bị và giã nhuyễn cùng 1 ít muối sạch.
- Vệ sinh hậu môn và vùng da trĩ sạch sẽ.
- Đắp trực tiếp lá trầu không lên búi trĩ.
- Cố định bằng gạc y tế và để yên trong khoảng 20 phút.
- Rửa sach hậu môn bằng nước ấm.
Có thể thực hiện phương pháp này khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày để cho hiệu quả cao nhất.
2.4. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không phối hợp lá lốt
Tinh dầu của lá lốt có thể hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn. Sử dụng lá trầu không kết hợp với lá lốt có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát, sát trùng và giảm đau cho người bệnh trĩ.
Chuẩn bị: 5 – 7 lá trầu không, 1 nắm lá lốt.
Cách thực hiện:
- Lấy 5 – 7 lá trầu không cùng với lá lốt rửa sạch và để ráo nước.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước sau đó cho lát trầu không và lá lốt vào đun nhỏ lửa khoảng 5 phút.
- Sau 5 phút, nhắc nồi xuống và lọc lấy nước, bỏ phần bã.
- Dùng nước này để ngâm rửa phần hậu môn.
Phương pháp này có thể giúp giảm kích ứng và chảy máu trong bệnh trĩ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng 2 loại dược liệu này đề có tính cay nóng. Chính vì vậy đối với những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm nên cân nhắc khi sử dụng.
2.5. Ngâm hậu môn với lá trầu không chữa bệnh trĩ
Đây là một phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả giúp loại bỏ vi khuẩn xung quanh phần hậu môn, hỗ trợ giảm viêm, đồng thời giảm bớt các triệu chứng của bệnh trĩ.
Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không và để ráo nước.
- Đun sôi 2 – 3 lít nước, cho lá trầu không vào và đun nhỏ lửa khoảng 5 phút.
- Đổ nước lá trầu không ra chậu nhỏ, chờ nước nguội dần sau đó ngâm rửa phần hậu môn.
Có thể thực hiện phương pháp này 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
3. Những lưu ý khi dùng cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Bài thuốc dân gian được ông cha ta để lại tuy có tác dụng nhưng không vì thế mà có thể lạm dụng hay sử dụng sai cách. Bạn nên lưu ý một số điểm sau đây khi áp dụng biện pháp này:
- Lựa chọn những lá còn tươi, không già quá cũng như non quá, không bị sâu bệnh, bị nhiễm hóa chất…Nên ngâm qua lá trầu không với nước muối trước khi sử dụng. Khi áp dụng các cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được gợi ý phía trên thì chỉ nên rửa bên ngoài mà không thụt rửa bên trong, tránh gây xây xát trực tràng.
- Khi sử dung cách này nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để các dưỡng chất tác dụng tốt nhất.
- Nước lá trầu không để lâu trong không khí có thể bị biến chất và mất tác dụng do đó không dùng nước lá trầu không qua ngày hôm sau sử dụng tiếp.
- Không nên sử dụng để rửa sau khi nước đã nguội lạnh.
- Bên cạnh đó, cần hiểu được người bệnh trĩ nên kiêng gì hay ăn gì để xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống khoa học. Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay, nóng, các thực phẩm có chứa các chất kích thích như café,… nên bổ sung các thực phẩm giúp nhuận tràng, vitamin và khoáng chất. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, không lao động nặng nhọc, siêng năng luyện tập các bài thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
- Đây là phương pháp được cha ông ta đúc kết lại và truyền lại cho con cháu đến bây giờ. Không thể phủ nhận công dụng của lá trầu không trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả các phương pháp này còn tùy thuốc vào nhiều yếu tố như cơ địa mỗi người, tình trạng trĩ nội, trĩ ngoại hay bệnh trĩ hỗn hợp, cấp độ nặng nhẹ,…Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.
4. Lời kết
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không chỉ là phương pháp bổ trợ, không có tác dụng thay thế các thuốc đặc trị, do đó, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để có những phương pháp chữa trị thích hợp bằng thuốc hoặc kem bôi trĩ tùy với tình trạng bệnh hiện tại bạn đang gặp phải. Từ đó sẽ giúp tình trạng bệnh trĩ dần dần được cải thiện và chữa khỏi hoàn toàn.
Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh trĩ và chưa có cách chữa trị hiệu quả. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh của bạn.
Xem thêm nội dung liên quan:
Bệnh trĩ có lây không? Và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả