Người bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ trị bệnh

Người bị bệnh nên ăn và kiêng gì để bệnh không trở nên nặng hơn

Hiện nay, bệnh trĩ đang có mức độ phổ biến ngày càng cao, người mắc bệnh ngày càng nhiều nhưng đa số đều rất mơ hồ trong việc chữa bệnh cho bản thân mình. Việc điều trị, chữa bệnh điều trị vẫn tiếp tục diễn ra, mất nhiều thời gian điều trị chữa bệnh do thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lí. Vậy người bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì để trị bệnh không trở nên nặng hơn.

Các chuyên gia cho biết, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình điều trị y tế, búi trĩ có thể co dần theo thời gian, giảm đau rát hậu môn, chảy máu búi trĩ và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng. Ngược lại, nếu thường xuyên dung nạp thực phẩm không phù hợp có thể gây táo bón, tăng áp lực lên búi trĩ và làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị.

1. Bệnh trĩ nên ăn gì để tốt cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ?

1.1. Các loại thực phẩm giàu chất xơ

Các loại thực phẩm giàu chất xơ tôt cho hệ tiêu hóa
Các loại thực phẩm giàu chất xơ tôt cho hệ tiêu hóa

Những thực phẩm giàu chất xơ là cái tên nhắc đến hàng đầu khi đề cập đến vấn đề người bệnh trĩ nên ăn gì? . Các thực phẩm nên sử dụng như đậu phụ, bột ngũ cốc, rau củ quả nhiều chất xơ như bông cải, cà rốt, ngô, lê, táo, đu đủ, mâm xôi, bí ngô, cam quýt, chuối, bơ, quả mơ, súp lơ, dâu tây,… là ứng cử viên số 1 trong các loại phẩm có chứa nhiều chất xơ mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn của mình.

Việc bổ sung đầy đủ chất xơ vào khẩu phần ăn là điều vô cùng quan trọng và thiết yếu. Bởi chất xơ tham gia đóng vai trò dự trữ nước trong đường ruột, giúp chất thải được mềm và bở ra. Do đó nó sẽ được tống ra bên ngoài một cách dễ dàng và khiến bệnh nhân cảm thấy người bệnh cảm thấy dễ chịu khi đại tiện. Chính bởi chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt và dễ dàng hơn thể nên dù không bị táo bón hay trĩ, chúng ta cũng nên sử dụng thường xuyên.

Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều chất xơ, khi chất xơ bị dư thừa làm tắc nghẽn ruột, tạo áp lực lên dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược. Có nhiều trường hợp phải phẫu thuật ruột để giải quyết tắc nghẽn đường ruột.

1.2. Thực phẩm nhiều chất sắt chống thiếu máu

Thực phẩm giàu chất sắt giúp lưu thông máu tốt
Thực phẩm giàu chất sắt giúp lưu thông máu tốt

Bệnh trĩ điển hình bởi triệu chứng đi ngoài ra máu nhiều, kéo dài. Tình trạng này không chỉ khiến hậu môn đau rát, ngứa ngáy và khó chịu mà còn gây thiếu máu mãn tính. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng thiếu máu có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm đề kháng, yếu ớt, sụt cân,…

Do đó người bị trĩ nên bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn để tăng sản xuất hồng cầu, giảm mệt mỏi và phòng ngừa suy nhược. Để bù lại lượng máu đã mất hoặc muốn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần…

1.3. Thực phẩm chứa nhiều magie người bị bệnh trĩ nên ăn

Thực phẩm giàu Magie giúp chữa lành những vết thương bên trong cơ thể tốt cho người bị bệnh trĩ
Thực phẩm giàu Magie giúp chữa lành những vết thương bên trong cơ thể tốt cho người bị bệnh trĩ

Người bệnh trĩ nên ăn gì để làm giảm triệu chứng – Bổ sung Magie cho cơ thể. Đây là khoáng chất vi mô giúp ổn định mạch máu, duy trì sự phát triển của các mô cơ, nhuận tràng, chống viêm và chữa lành những vết thương bên trong cơ thể.

Những thực phẩm như các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt… đều chứa nhiều kẽm và magie, giúp cơ thể bổ sung những vi chất còn thiếu.

1.4. Bổ sung thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Bổ sung các loại thực phẩm chất béo có lợi cho người bị bệnh trĩ
Bổ sung các loại thực phẩm chất béo có lợi cho người bị bệnh trĩ

Các axit béo lành mạnh như vitamin E, Omega 3, Omega 6,… đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh trĩ. Các thành phần này giúp làm mềm phân, hỗ trợ bôi trơn ống tiêu hóa và giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài khi đại tiện, giúp thu nhỏ các búi trĩ. Bổ sung các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như dầu ô liu, quả bơ, hạt hướng dương, cá hồi,… có thể làm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy và chảy máu khi đi tiêu.

Ngoài ra, chất béo lành mạnh còn giúp cải thiện chức năng tim mạch, giảm lượng cholesterol trong cơ thể, tăng cường hoạt động của não bộ, chống viêm và làm bền thành mạch. Bên cạnh những lợi ích đối với bệnh trĩ, thực phẩm giàu chất béo lành mạnh còn giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng, thoái hóa khớp,…

1.5. Người bị bệnh trĩ cần bổ sung 2 lít nước mỗi ngày

Người bị bệnh trĩ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
Người bị bệnh trĩ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

Uống nhiều nước là thói quen tốt đối với người bị bệnh trĩ. Ngoài khả năng giải khát, điều hòa thân nhiệt và cân bằng điện giải, bổ sung nước còn giúp làm mềm phân, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và trung hòa dịch vị.

Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước ép từ trái cây và rau củ để tăng cường sức khỏe, nhuận tràng và cải thiện chức năng miễn dịch. Hoặc có thể dùng một số loại trà không chứa caffeine như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà atiso,… để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ chức năng gan và phòng ngừa táo bón.

2. Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?

Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể nghiêm trọng hơn nếu thường xuyên dung nạp thức ăn và một số loại đồ uống không phù hợp. Ăn uống thiếu khoa học chính là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, tăng ma sát khi đi tiêu và kích thích búi trĩ gia tăng kích thước.

Vì vậy để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị, bạn cần kiêng cử một số loại thực phẩm và đồ uống sau:

2.1. Các loại gia vị cay nóng, muối, đường người bị bệnh trĩ nên kiêng

Các loại gia vị cay nóng này làm cho bệnh trĩ của bạn trở nên nặng hơn
Các loại gia vị cay nóng này làm cho bệnh trĩ của bạn trở nên nặng hơn

Không ăn những gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và khiến việc đại tiện khó khăn hơn rất nhiều.

Việc nạp vào cơ thể các gia vị muối, đường và các loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và khiến việc đại tiện khó khăn hơn, có thể làm tăng nguy cơ táo bón, gây cảm giác khó chịu, nóng rát và ngứa hậu môn khi đi tiêu.

Hơn nữa, sử dụng nhiều muối còn có thể làm tăng huyết áp và khiến triệu chứng của bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Muối có tính hút nước, làm giảm trữ nước trong ruột, phân bị cứng vón cục, khó tiêu hóa, làm cho các mạch máu căng lên, tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Chính vì vậy cần hạn chế muối, đường và các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,…

2.2. Thực phẩm dễ gây táo bón

Táo bón là một trong những yếu tố khởi phát và làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh trĩ. Do đó cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa và dễ gây táo bón như thức ăn đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo no, socola, bánh kẹo, bánh mì,… Các loại thực phẩm này không chỉ làm tăng ma sát lên búi trĩ khi đại tiện mà còn kích thích phản ứng ngứa và viêm ở niêm mạc hậu môn.

Trong các đồ ăn nhanh, chiên, rán, xào nấu thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất hóa tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

2.3. Nước ngọt có gas, cà phê và rượu bia

Bia rượu và đồ uống có ga không tốt cho người bị bệnh trĩ
Bia rượu và đồ uống có ga không tốt cho người bị bệnh trĩ

Sử dụng cà phê và rượu bia có thể khiến cơ thể mất nước, tăng nguy cơ táo bón và đau rát khi đại tiện. Ngoài ra, các loại thức uống này còn khiến dạ dày tăng tiết dịch vị gây trào ngược thực quản, rối loạn nhu động tiêu hóa,…

Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế dùng nước ngọt có gas. Thức uống này có thể gây đầy hơi, khó tiêu và làm tăng áp lực trong khung ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Xem thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả

3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh để tránh bệnh trĩ

Không ngồi 1 chỗ quá lâu: Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ hoặc đứng quá lâu ở 1 chỗ mà nên dành 5 phút mỗi giờ đứng lên đi lại hoặc tập thể dục. Vì đứng lâu hoặc ngồi lâu sẽ làm áp lực ở tĩnh mạch vùng hậu môn tăng và làm cho cái búi trĩ căng phình, to ra, làm cho bệnh trĩ nặng thêm rất là nhiều.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Thường xuyên bổ sung chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm táo bón – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: Mỗi ngày nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước để giúp quá trình chuyển hóa trong cơ thể được diễn ra một cách bình thường. Ngoài nước lọc, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau,…

Hạn chế thực phẩm, đồ uống khó tiêu: Dung nạp thực phẩm và đồ uống khó tiêu có thể làm tăng áp lực lên đường ruột, gây táo bón và tăng ma sát lên búi trĩ khi đại tiện. Hơn nữa, các loại đồ uống và thực phẩm này còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa khác như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược thực quản,…

Người bị bệnh trĩ nên chú ý thói quen ăn uống: Các thói quen ăn uống như ăn không đúng giờ, ăn khuya, ăn quá nhanh, ăn uống quá mức,… có thể gây rối loạn đường ruột, tăng nguy cơ tiêu chảy – táo bón và có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh trĩ. Đặc biệt là không ăn quá no, vì sẽ làm tăng áp lực ở vùng hậu môn làm các búi trĩ càng tăng càng to hơn , dẫn đến búi trĩ càng to hơn.

Thường xuyên tập thể dục: Nên thực hiện các bộ môn có cường độ vừa phải như đi bộ, yoga, bơi lội,… nhằm tăng sức dẻo dai của cơ thể, cải thiện sức khỏe tổng thể và thúc đẩy hoạt động lưu thông máu. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn giúp kiểm soát cân nặng, điều hòa nhu động ruột và giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng.

Thường xuyên tập thể dục tạo xự dẻo dai cho cơ thể và giúp lưu thông máu tốt
Thường xuyên tập thể dục tạo xự dẻo dai cho cơ thể và giúp lưu thông máu tốt

Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn: Chế độ ăn kiêng có thể khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi và thiếu chất. Do đó khi ăn uống, bạn nên đa dạng thực phẩm và ăn đủ 3 bữa để duy trì thể trạng khỏe mạnh và nâng cao khả năng miễn dịch.

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu: Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn. Nên tạo 1 thói quen đi vệ sinh vào 1 thời điểm nhất định hằng ngày, tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh. Ngồi lâu có thể gây tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn. Nên chọn loại bồn cầu ngồi bệt.

4. Lời kết

Người bị bệnh trĩ nên ăn gì để không làm cho tình trạng bệnh trở nặng hơn. Chế độ ăn uống không hợp lý khiến tình trạng bệnh không được thuyên giảm mà còn tăng nặng hơn. Vì vậy trong thời gian điều trị bệnh trĩ, bạn cần ăn uống điều độ. Bên cạnh đó việc kết hợp chế độ ăn uống phù hợp cùng với uống thuốc uống hỗ trợ bệnh trĩ và sử dụng kem bôi trĩ có thể giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ