Đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì?

Đi ngoài ra máu nên ăn gì kiêng gì?

Đi ngoài ra máu là hệ quả, dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm loét dà dày, viêm loét đại tràng, táo bón, trĩ… Vậy để tình trạng này cải thiện, thuyên giảm, người bị đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì? cũng như cần tránh sử dụng nhũng gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1. Đi ngoài ra máu nên ăn gì?

Đi ngoài ra máu là tình trạng tuy chưa nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không có chế độ ăn uống nào dành riêng cho người bị đi ngoài ra máu, tuy nhiên ăn uống một cách khoa học, lành mạnh sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn khi đi đại tiện, đồng thời phòng ngừa tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

1.1. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K có khả năng duy trì sức khỏe của máu và xương. Đây được xem là một trong những chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu. Các thực phẩm giàu vitamin K có vai trò đẩy nhanh quá trình đông máu của cơ thể, nhờ đó có thể cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu. Một số loại thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao chẳng hạn như:

  • Các loại rau lá xanh: như rau diếp, cải thìa, rau bina.
  • Đậu bắp, bông cải xanh.
  • Một số loại trái cây như việt quất, nho…
  • Các loại hạt.
  • Các chế phẩm từ đậu nành.
  • Các loại thịt động vật như thịt bò, thịt gà.
  • Trứng.
Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu
Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu

Nhu cầu vitamin K của một người lớn bình thường là khoảng 75 – 120 microgam mỗi ngày. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung vitamin K từ nhiều nguồn khác nhau, từ rau xanh đến thịt động vật để cải thiện tình trạng chảy máu khi đi ngoài của mình.

1.2. Bổ sung thực phẩm chứa sắt

Sắt là khoáng chất không thể thiếu trong quá trình tạo máu và trao đổi chất của cơ thể. Khoáng chất này hỗ trợ tổng hợp một số loại protein quan trọng, đặc biệt là hemoglobin – là thành phần chính của hồng cầu. Các loại thực phẩm giàu chất sắt điển hình gồm:

  • Các loại thịt: thịt bò, thịt gà,…
  • Các loại hải sản: cá mòi, cá ngừ, hàu, tôm, cua…
  • Các loại rau củ: bông cải xanh, rau bina, khoai tây…
  • Các loại hạt: hạt điều, hạt dẻ…
  • Các loại đậu: đậu trắng, đậu đen, đậu nành…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Để hỗ trợ quá trình đông máu, cũng như ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu, lượng sắt cần tiêu thụ mỗi ngày đối với đàn ông trưởng thành là 8 mg, và đối với phụ nữ là 18 mg. Tuy nhiên, với người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, do nhu cầu sắt và khả năng hấp thụ thay đổi nên cần chú ý bổ sung lượng sắt nhiều hơn so với người bình thường.

1.3. Bổ sung thực phẩm giàu magie

Magie là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa, đi đại tiện ra máu. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng magie đóng góp một phần lớn trong quá trình chuyển hóa các chất cần thiết của cơ thể. Đặc biệt, magie còn có khả năng kích thích nhu động ruột, từ đó giúp việc tiêu hóa thức ăn cũng như đẩy thức ăn ra khỏi hậu môn trở nên dễ dàng hơn. Các loại thực phẩm có hàm lượng magie cao như:

  • Hải sản, sữa, thịt…
  • Các loại hạt: hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt
  • Rau xanh: súp lơ, rau dền, rau bina, bí đỏ…
Hải sản có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, magie
Hải sản có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, magie

1.4. Bổ sung thực phẩm có chứa đồng

Đồng có tác dụng hỗ trợ cơ thể tổng hợp nên hồng cầu và một số chất dinh dưỡng cần thiết khác, từ đó hỗ trợ quá trình đông máu, cũng như cải thiện tình trạng đi đại tiện ra máu. Ngoài ra, đồng còn giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa. Một số loại thực phẩm bổ sung đồng như:

  • Một số loại thịt như thịt heo, thịt gà tây
  • Nội tạng động vật như gan, tim
  • Hải sản, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, ốc, hàu…
  • Rau có màu xanh đậm: củ cải xanh, rau bina, cải xoăn, măng tây…
  • Các loại hạt: hạt mè (hạt vừng), hạt hướng dương, hạt bí đỏ, hạt điều, hạt dẻ…
  • Trái cây: khế, chanh, việt quất, ổi…
  • Sô cô la đen

1.5. Sữa chua có lợi cho người đi ngoài ra máu

Sữa chua là chế phẩm từ sữa được lên men từ vi khuẩn acid lactic. Trong sữa chua có các loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe gọi là probiotics. Nhóm vi khuẩn này cư trú trong hệ thống đường tiêu hóa, giúp duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và tăng cường nhu động ruột. Việc tăng cường bổ sung các loại men vi sinh tự nhiên như sữa chua sẽ hỗ trợ cải thiện một số nguyên nhân gây khiến bạn đi ngoài ra máu như tiêu chảy, táo bón, viêm loét dạ dày.

Sữa chua chứa hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho đường ruột
Sữa chua chứa hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho đường ruột

1.6. Bổ sung chất xơ

Chất xơ giúp tạo điều kiện cho một số lợi khuẩn ở đường ruột phát triển, nhờ đó giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột và nâng cao quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn tại ruột. Bên cạnh đó, chất xơ có thể hút được một lượng nước khá nhiều, làm gia tăng khối lượng của khối phân, kích thích nhu động ruột, giúp cho giai đoạn đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Do đó sẽ cải thiện được tình trạng táo bón, là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn đi ngoài ra máu hay bị chảy máu hậu môn. Bạn có thể bổ sung chất xơ cho cơ thể chủ yếu thông qua các loại rau củ (mồng tơi, diếp cá, rau má, cà rốt, của cải…), trái cây (bưởi, thanh long…), các loại hạt (đậu đen, mè đen…).

1.7. Đu đủ là loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới có chứa papain, là một loại enzym tiêu hóa đặc trưng ở đu đủ. Enzym này có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhờ khả năng phá hủy các sợi protein. Bên cạnh đó, papain cũng giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh viêm đại tràng hoặc Hội chứng ruột kích thích. Đu đủ còn có thể làm mềm phân, giúp phân được tống ra ngoài một cách trơn tru. Điều này sẽ hạn chế tình trạng táo bón và nứt kẽ hậu môn khiến bạn bị chảy máu khi đi ngoài.

Papain trong đu đủ có công dụng nhuận tràng
Papain trong đu đủ có công dụng nhuận tràng

2. Đi ngoài ra máu nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp giảm thiểu tình trạng ra máu khi đại tiện, người bệnh cũng cần chú ý tránh một số loại có thể khiến tình trạng này chuyển biến nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các loại thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ gồm:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các món ăn chiên, rán với nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn khó tiêu, ợ chua, trào ngược dạ dày, cũng như gia tăng nguy cơ loét dạ dày. Ngoài ra, thực phẩm chiên còn khiến phân của bạn trở nên khô cứng, làm tăng khả năng bị táo bón.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Chất béo có thể kích thích các co thắt ở đường ruột, ức chế nhu động ruột dẫn đến táo bón hoặc cũng có thể làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn đến dạ dày khiến bạn bị tiêu chảy trầm trọng. Nếu bạn bị đi ngoài ra máu hay có vấn đề về sức khỏe hệ thống tiêu hóa, nên hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo như phô mai, bơ, kem, thịt… để tránh gia tăng áp lực lên dạ dày.
Ăn nhiều thực phẩm chiên rán dễ gây đầy bụng, khó tiêu
Ăn nhiều thực phẩm chiên rán dễ gây đầy bụng, khó tiêu
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm này gây rối loạn nhu động ruột, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, táo bón và có thể khiến tình trạng đại tiện ra máu trầm trọng hơn.
  • Thức ăn cay: Các món ăn cay có thể không trực tiếp gây ra các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, tuy nhiên chúng có thể khiến triệu chứng của bệnh trở nên xấu hơn. Chẳng hạn như người bị viêm loét dạ dày nên tránh tiêu thụ thực phẩm cay nóng để vết loét mau lành hơn và ngăn chặn tình trạng đi ngoài ra máu.
  • Chất làm ngọt nhân tạo: Một số chất làm ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng xấu đến ruột già, tạo ra khí tích tụ trong ruột gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Tiêu chảy kéo dài, nghiêm trọng có thể khiến hậu môn bị tổn thương và chảy máu.
  • Rượu: Rượu có thể làm rối loạn quá trình hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, gây khó tiêu kèm một số vấn đề khác liên quan đến đường ruột, bao gồm cả đi ngoài ra máu.

3. Cần làm gì để ngăn chặn tình trạng này?

Chế độ ăn uống đóng vai trò chủ khá quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đi ngoài ra máu. Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh theo như đã trình bày phía trên, người bệnh cần lưu ý thêm một số nguyên tắc sau để ngăn chặn đi ngoài ra máu một cách hiệu quả hơn.

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn. Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, bạn nên cố gắng sắp xếp, chia thành 4 – 6 bữa nhỏ. Điều này sẽ cải thiện tình trạng đầy hơi, kích thích nhu động ruột và hạn chế táo bón.
  • Sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh và bữa chính trước khi ăn vặt.
  • Nhai kỹ thức ăn để tránh gây đau dạ dày cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ thường hay ăn nhanh, nhai không kỹ dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ.
  • Cân bằng lượng chất béo và chất xơ đưa vào cơ thể hàng ngày để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh lý liên quan có thể xảy ra.
  • Bổ sung nhiều nước và các chất lỏng lành mạnh khác để cơ thể tránh bị mất nước, khiến phân khô cứng gây khó khăn cho việc đại tiện.
  • Nên ăn các thức ăn đặc vào buổi sáng, các bữa ăn sau đó có thể ăn các loại thực phẩm mềm hoặc lỏng hơn.
Chú ý uống nhiều nước để tránh bị táo bón
Chú ý uống nhiều nước để tránh bị táo bón

Lời kết

Chế độ ăn uống phù hợp sẽ góp phần cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Vì vậy biết được bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì giúp người bệnh xây dựng được thực đơn phù hợp. Người bệnh có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể. Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

TOP 11 thuốc trị bệnh trĩ từ thiên nhiên tốt nhất hiện nay

Thuốc bôi trĩ có tác dụng gì? Thuốc bôi trĩ tốt nhất

5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ