Bệnh trĩ có lây không? Và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bệnh trĩ có thể lây qua con đường nào?

Chắc là các bạn cũng đã từng nghe qua câu “Thập nhân cửu trĩ “, tức là 10 người thì đã có 9 người bị bệnh trĩ. Tại sao tỉ lệ người mắc bệnh trĩ nhiều như thế? Phải chăng là bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác? Để giải đáp cho câu hỏi “Bệnh trĩ có lây không?” “Bệnh có thể lây qua đường nào?”, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây về vấn đề này nhé!

1. Khái niệm về bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom. Bệnh được hình thành do các tĩnh mạch nằm ở xung quanh vùng hậu môn bị đè nén trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng bị căng phồng, giãn quá mức trong thời gian dài và mất đi khả năng đàn hồi trở lại. Khi các mô này sưng, viêm lên dẫn đến hình thành bệnh trĩ.

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ?

Người có công việc hay ngồi lâu cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Người có công việc hay ngồi lâu cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
  • Những người thường hay bị tiêu chảy, táo bón mãn tính là những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Người mắc tình trạng này gây ra áp lực lên vùng tĩnh mạch xung quanh hậu môn, trực tràng, dẫn đến hình thành bệnh trĩ.
  • Người có yêu cầu công việc ngồi hoặc đứng lâu: Những người làm công việc ngồi nhiều, đứng lâu, ít hoạt động, đi lại như các đối tượng nhân viên văn phòng, lái xe, bảo vệ, giáo viên,… Những hành động này dẫn đến tình trạng làm tăng áp lực lên khu vực trực tràng, hậu môn bởi trọng lượng cơ thể dồn lên xương chậu làm giãn tĩnh mạch ở khu vực này. Bên cạnh đó, việc ít đi lại gây cản trở quá trình lưu thông của máu trong mạch máu, gây ra huyết khối, góp phần dẫn đến bệnh.
  • Người có chế độ ăn uống không khoa học: Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ; cung cấp thiếu chất xơ cho cơ thể; uống ít nước, người ít vận động, ít tập thể dụng thể thao,… Với chế độ ăn uống, hoạt động như vậy, khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó hơn và tình trạng phân khô, rắn làm cho việc đại tiện chở nên khó khăn hơn, dẫn đến tình trạng táo bón hay nặng hơn là bệnh trĩ.
  • Phụ nữ có thai và sinh con: Khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn dần cùng với trọng lượng của thai nhi mà bắt đầu tạo áp lực lên xương chậu, ảnh hưởng đến vùng tĩnh mạch trực tràng, hậu môn gây ra tình trạng bị giãn, phình to tĩnh mạch dẫn đến bị trĩ,… Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn này cũng góp phần hình thành bệnh trĩ trong khi mang thai hay hình thành bệnh trĩ sau sinh.
Người có thai dễ mắc bệnh trĩ
Người có thai dễ mắc bệnh trĩ
  • Người cao tuổi: Tuổi càng cao, các chức năng sinh lý cũng bị suy giảm, hệ thống tiêu hóa cũng suy giảm, dẫn đến việc những người lớn tuổi thường hay bị táo bón kéo dài, nguy cơ dẫn đến bị trĩ.
  • Những người thừa cân, béo phì: Trọng lượng dư thừa trong cơ thể làm gia tăng áp lực lên vùng dưới bụng, ảnh hưởng đế vùng tĩnh mạch khu vực trực tràng, hậu môn. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, uống ít nước cũng khiến dẫn dến tình trạng táo bón. Những bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa thường xuyên gặp tình trạng tiêu chảy, táo bón,… cũng có nguy cơ mắc bệnh.

3. Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ có lây không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Bệnh trĩ có lây không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Khi nghe câu “Thập nhân cửu trĩ”, hẳn bạn đang nghĩ đến vấn đề bệnh trĩ có thể lây từ người sang người, vì thường những bệnh mà số đông người mắc phải nhiều như thế thường là bệnh lây lan. Có thể suy nghĩ này đúng với một số bệnh khác, nhưng riêng bệnh trĩ thì không phải bệnh truyền nhiễm bạn nhé!

Theo ý kiến của các bác sĩ, tuy rất nhiều người mắc bệnh, nó xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người lớn tuổi, nhưng bệnh hoàn toàn không có khả năng lây từ người này sang người khác. Bởi nguyên nhân hình thành bệnh trĩ là do sự phình to và tích tụ nhiều máu trong thành mạch máu, chứ không phải do bất kỳ vi sinh vật, vi khuẩn, virus hay nấm gây ra do đó không có khả năng lây nhiễm.

Có trường hợp trong một gia đinh có nhiều người cùng mắc bệnh nên họ cũng đưa ra câu hỏi “Bệnh trĩ có di truyền không?”. Thông qua một số nghiên cứu di truyền học, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền không có vai trò quyết định trong sự hình thành bệnh. Nhiều người cùng bị trĩ trong một gia đình thực tế là do thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học giống nhau nên mới cùng mắc chung một bệnh lý, chứ không phải là do họ dùng chung đồ vật với người bệnh mà ngỡ rằng là mình bị lây.

Xem thêm: Bệnh trĩ ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

4. Phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách nào?

Bệnh trĩ tuy không lây nhiễm từ người sang người và không ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, khiến người bệnh cực kỳ khó chịu.

Do đó, nếu bạn chưa mắc bệnh hay đang trong quá trình bị trĩ thì hãy mau nhanh chóng xây dựng cho bản thân mình một chế độ ăn uống phù hợp với những thực phẩm cho ngưởi bị bệnh trĩ, một chế độ sinh hoạt lành mạnh từ ngay bây giờ.

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học

Uống nhiều nước mỗi ngày; cung cấp nhiều nước nhiều xơ, rau xanh, trái cây,…Hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều muối, cay nóng, nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu và các thực phẩm chứa cafein,… Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng để làm giảm nguy cơ táo bón…

4.2. Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục hằng ngày không chỉ là cách giúp phòng ngừa bệnh trĩ mà còn giúp chúng ta có thể phòng ngừa rất nhiều các bệnh liên quan đến sức khỏe. Tập thể dục đều đặn giúp cho nhu động ruột được kích thích, hạn chế táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh.

4.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Người bị bệnh trĩ nên tạo cho mình thói quen đi vệ sinh hay khi có nhu cầu, không nên nín, nhịn. Nên tập cho bản thân đi vệ sinh vào 1 thời điểm nhất định mỗi ngày, không ngồi lâu khi đi vệ sinh vì ngồi lâu có thể gây tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn,… Tránh rặn khi đại tiện. Nếu bạn đang thừa cân thì hãy giảm để làm giảm áp lực lên mạch máu tại vùng trực tràng, hậu môn.

Lời kết

Như vậy bài viết đã trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ có lây không? Việc nhiều người cùng mắc bệnh trĩ là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không đúng khoa học gây nên. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh trĩ, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm các thuốc uống chữa trị bệnh trĩ hay các loại gel bôi hỗ trợ bệnh trĩ để nhanh chóng cải thiện quá trình điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh trĩ và chưa có cách chữa trị hiệu quả. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh của bạn.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm nội dung liên quan:

    Top 9 loại thuốc bôi trĩ an toàn và hiệu quả nhất

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ