Bệnh trĩ sau sinh nguyên do đâu và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh trĩ sau sinh triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Sau khi sinh, phụ nữ thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, một trong số đó phải kể việc mắc bệnh trĩ sau sinh, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ, mà còn phải can thiệp phẫu thuật nếu như bệnh quá nặng ảnh hưởng không nhỏ đế sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh thường gặp ở phụ nữ qua bài viết sau.

1. Tình trạng bệnh trĩ sau sinh được hiểu như thế nào?

Bệnh trĩ sau sinh khiến nhiều bà mẹ lo lắng
Bệnh trĩ sau sinh khiến nhiều bà mẹ lo lắng

Bệnh trĩ là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng sưng, đau tĩnh mạch vùng trực tràng hoặc dưới da xung quanh hậu môn. Nguyên nhân chung của tình trạng trên là do sự tăng áp lực đè nén lên các tĩnh mạch này trong một thời gian dài. Hậu quả là dẫn đến sự thay đổi cấu trúc, giãn nỡ các tĩnh mạch gây chèn ép các mạch máu xung quanh, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu tại trực tràng-hậu môn, tạo điều kiện gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ở phụ nữ mang thai, sự thay đổi sinh lý người mẹ kèm theo sự phát triển của trẻ nhỏ trong bụng có thể làm tăng áp lực lên trực tràng trong một thời gian dài làm biến đổi một phần cấu trúc của trực tràng. Ở cuối thai kỳ, vào giai đoạn sinh em bé, sự rặn mạnh vào giai đoạn này tạo một lực đè nén rất lớn lên tĩnh mạch trực tràng, và sau khi sinh con người mẹ bắt đầu có những biểu hiện của bệnh trĩ. Bệnh trĩ trong trường hợp này gọi là bệnh trĩ sau sinh.

2. Phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ là do đâu?

Bị trĩ sau sinh khiến nhiều chị em lo lắng, mất tự tin
Bị trĩ sau sinh khiến nhiều chị em lo lắng, mất tự tin

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh rất dễ mắc phải căn bệnh này, thường gặp là một trong những nguyên nhân sau:

  • Một số trường hợp đã bị trĩ trước hoặc trong quá trình mang thai, sau khi sinh không chú ý đến việc ăn uống, vệ sinh khiến bệnh trở nặng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, tắc búi trĩ.
  • Phụ nữ trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ không đúng cách làm tăng áp lực lên vùng ổ bụng, khiến búi trĩ dễ bị sa ra ngoài.
  • Vào ba cuối thai kỳ, thai nhi ngày càng lớn gây sức ép lên thành tĩnh mạch, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu từ về tim và phổi, khiến máu bị ứ đọng gây nên các búi trĩ ở hậu môn…
  • Tình trạng nhiều chị em bị táo bón sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân bị trĩ của nhiều bà mẹ.
  • Sau sinh, các bà mẹ thường có chế độ ăn khá khắt khe, uống ít nước, thường ăn nhiều chất béo mà ít chất xơ hay rau xanh… gây áp lực lên búi trĩ mỗi lần đi đại tiện, dẫn tới bệnh càng nặng.
  • Nhiều chị em sau sinh thường ngồi nhiều, hay đứng quá lâu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Các chị em sau sinh mắc phải các bệnh mãn tính như viêm phế quản mãn tính hay giãn phế quản… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh.

Xem thêm: Bệnh trĩ hỗn hợp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

3. Dấu hiệu nào để nhận biết phụ nữ mắc bệnh trĩ sau sinh?

Cũng giống như bệnh trĩ ở người bình thường, các bà mẹ sau khi sinh mắc bệnh trĩ có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến sau đây:

Đi đại tiện ra máu: Đi đại tiện thấy màu khác thường từ đỏ đến đen sậm là dấu hiệu phổ biến để nghi ngờ một người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, đây lại là một dấu hiệu khó phát hiện vì ít người để ý màu sắc khác thường của phân đi ra, phần lớn người bệnh chỉ tình cờ phát hiện có máu dính vào trên giấy vệ sinh. Lượng máu thất thoát qua phân ban đầu thường ít và khó thấy, lâu dần tình trạng ngày càng nặng có thể chảy thành giọt, thành dòng ngay cả khi chỉ cần ho hoặc nhảy mũi.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ sau sinh
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ sau sinh

Sa búi trĩ: Búi trĩ là các phần thịt mềm bao quanh các mạch máu bị sưng phồng trong bệnh trĩ. Độ to của búi trĩ lớn dần theo mức độ và giai đoạn của bệnh (càng ngày càng to ra). Đối với trĩ nội (trĩ nằm ở phía trong trực tràng), khi đạt đủ kích thước thì có thể tràn ra ngoài phía hậu môn mỗi khi đi đại tiện hoặc khi có lực nén chẳng hạn như khi ho, khi cười mạnh, ta gọi tình trạng trên là sa búi trĩ. Búi trĩ sa ra có thể tự thụt vào trong trực tràng khi ngừng lực tác động.

Tuy nhiên ở giai đoạn cuối của bệnh trĩ, búi trĩ có thể không tự thụt vào mà phải dùng tay để nhét vào lại. Tình trạng này không những gây vướng víu, khó chịu cho người bệnh mà tình trạng sa búi trĩ có khiến cho máu lưu thông vào các búi trị bị nghẽn, dẫn đến hoại tử và gây chảy máu, mủ rất nghiêm trọng.

Đau vùng hậu môn – trực tràng: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh mắc phải bệnh trĩ. Mỗi khi đại tiện hay đứng lên ngồi xuống thay đổi tư thế chị em thường thấy đau nhức ở vùng hậu môn, đôi khi đi đại tiện kèm cả máu.

Đau hậu môn sau sinh là dấu hiệu của bệnh trĩ
Đau hậu môn sau sinh là dấu hiệu của bệnh trĩ

Đây là hậu quả gây ra bởi sự tắt nghẽn mạch máu do sưng phồng các tĩnh mạch, sa búi trĩ, áp xe hậu môn, viêm nhiễm cơ hội,…cơn đau có thể xảy ra khi cười, ho, hắt xì thậm chí một số bệnh nhân chỉ cần ngồi xuống là đau khiến cho việc sinh hoạt vô cùng bị hạn chế. Mức độ đau ngày càng tăng dần theo các giai đoạn về sau của bệnh mang lại sự hành hạ vô cùng đối với người bệnh.

Ngứa hậu môn: Khi bị trĩ đa số ở phần hậu môn sẽ gặp tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, vùng bị trĩ có thể gia tăng sự tiết dịch nhầy, đây là môi trường thích hợp cho các vi sinh vật cơ hội phát triển và xâm nhiễm qua các vết nứt gây ra cảm giác ngứa rát vô cùng bứt bối và khó chịu. Đây là một trong những triệu chứng khó chịu nhất của bệnh trĩ sau sinh, khiến cho người bệnh vô cùng ngại ra đường, hạn chế hoạt động và khả năng làm việc của bệnh nhân.

Đau nhức ở hậu môn: đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh mắc phải bệnh trĩ. Mỗi khi đại tiện hay đứng lên ngồi xuống thay đổi tư thế chị em thường thấy đau nhức ở vùng hậu môn, đôi khi đi đại tiện kèm cả máu.

Bệnh trĩ sau sinh, dễ mắc nhưng khó chữa
Bệnh trĩ sau sinh, dễ mắc nhưng khó chữa

4. Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ sau khi sinh là do những thay đổi về mặt sinh lý trong quá trình mang thai, do đó khi kết thúc thai kỳ thì cơ thể tự điều chỉnh hoạt động sinh lý về như mức bình thường sau một thời gian.

Do đó thông thường, đa số các trường hợp phụ nữ mắc bệnh trĩ sau khi sinh sẽ tự giảm nhẹ rồi khỏi hẵn nếu phát hiện và có hướng xử lý phù hợp. Một số ít còn lại bệnh có thể chuyển sang trĩ mạn tính kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc bệnh trĩ sau khi sinh đều có thể được điều trị khỏi và tiên lượng bệnh khá tốt.

Bệnh trĩ do thai kỳ có thể khỏi nhưng cũng có thể tái lại trong lần mang thai tiếp theo, hoặc cũng có thể tái bệnh không phụ thuộc thai kỳ nếu không biết cách phòng ngừa bệnh thích hợp.

5. Khi bị mắc bệnh trĩ sau sinh, chị em cần làm gì?

Việc mắc bệnh trĩ sau sinh khiến nhiều chị em lo lắng, mệt mỏi kèm theo đó là tâm lý xấu hổ không đi chữa trị khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, chị em nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Đối với phụ nữ sau sinh thì biện pháp ưu tiên nhất đó là không dùng thuốc hoặc có thể sử dụng thuốc bôi trĩ để giảm các triệu chứng khó chịu do trĩ gây nên:

  • Ăn chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ giúp làm mềm phân, giúp phân dễ dàng được tống ra ngoài, hạn chế tình trạng táo bón sau sinh.
  • Cố gắng di chuyển nhiều hơn: Việc di chuyển nhiều hơn, có thể chỉ là quãng đi ngắn cũng có thể giúp hạn chế táo bón từ đó giúp giảm được nguy cơ làm nặng căn bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập thể dục nào.
  • Uống nhiều nước: Uống nước đầy đủ mỗi ngày không chỉ tốt cho mẹ mà nó còn cần để sản sinh ra sữa cho bé.
Uống nhiều nước giúp mẹ giảm được tình trạng bị trĩ sau sinh
Uống nhiều nước giúp mẹ giảm được tình trạng bị trĩ sau sinh
  • Không ngồi một chỗ quá lâu: Sau sinh cơ thể các mẹ có thể còn bị đau nhức, mệt mỏi hoặc ngồi cho con bú, tuy nhiên tránh tình trạng ngồi một chỗ quá lâu, làm cho áp lực tĩnh mạch hậu môn tăng lên.
  • Ngâm nước ấm: Phụ nữ sau sinh có thể áp dụng cách ngâm nước ấm khi tắm hoặc ngâm vùng hậu môn vào chậu nước ấm từ 10-15 phút.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ: Các bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giúp làm mềm phân, thuốc mỡ bôi trơn hậu môn để quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn, hoặc một số loại thuốc giúp làm tăng tính bền thành mạch có nguồn gốc tự nhiên như cây Phỉ,….Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Có nhiều loại thuốc có thể sử dụng có tác dụng xoa dịu các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy như kem bôi trĩ, thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt cơ vòng hậu môn hay các loại thuốc giảm đau…
  • Phẫu thuật: phương pháp này thường được chỉ định đối với những bệnh nhân nặng, cấp độ 3 trở lên.

Xem thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả

6. Phụ nữ sau sinh bị trĩ nên ăn và kiêng những gì?

6.1. Những loại thực người bị trĩ nên ăn

Một trong những cách đơn giản nhất để chữa bệnh trĩ sau sinh đó là việc thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng thường ngày một cách hợp lý. Có thể bổ sung các loại thực phẩm sau vào khẩu phần ăn hàng ngày để việc chữa trị được hiệu quả hơn, như:

  • Đu đủ: vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chất xơ vừa lợi sữa. Có thể ăn đu đủ chín, hay hầm đu đủ với xương đều rất tốt.
  • Củ cải đỏ: đặc biệt chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và rất hiệu quả trong việc điều trị.
  • Rau chân vịt: chứa lượng chất xơ dồi dào, đặc biệt tốt cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ.
  • Chuối: chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có tác dụng nhuận tràng.
  • Yến mạch, quả bơ, cá bơn… có hàm lượng magie cao, giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón.
Đu đủ - siêu thực phẩm cho phụ nữ sau sinh
Đu đủ – siêu thực phẩm cho phụ nữ sau sinh

6.2. Những loại thực phẩm kiêng ăn

Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung nói trên, chị em cần kiêng cữ các loại thực phẩm như rượu, bia, các món ăn cay, nóng nhiều dầu mỡ hay những các loại đồ ngọt, khô và cứng  có thể gây táo bón, làm bệnh trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, chị em nên uống nhiều nước và có thể vận động nhẹ nhàng phù hợp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

7. Lời kết

Giai đoạn sau sinh, đang cho con bú cũng nhạy cảm không kém lúc đang mang thai. Biết cách bảo vệ bản thân không bị bệnh trĩ sau sinh sẽ giúp cho mẹ không phải gặp các vấn đề nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hy vọng bài viết đã cung cấp được đầy đủ thông tin mà các mẹ đang tìm kiếm.

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh trĩ và chưa có cách chữa trị hiệu quả. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh của bạn.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm nội dung liên quan

    11 loại thuốc uống hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả

    Đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ