Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh trĩ ngoại là một trường hợp của bệnh trĩ, chúng gây các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, đau nhức, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, do tâm lý xấu hổ nên người bệnh thường không đến các trung tâm y tế để khám và chữa trị, dẫn đến bệnh ngày càng chuyển biến nặng hơn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài viết sau để có thể phòng tránh, cũng như có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

1. Bệnh trĩ ngoại do nguyên nhân nào gây nên

Hình ảnh minh họa bệnh trĩ ngoại
Hình ảnh minh họa bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là búi trĩ hình thành ở lớp dưới da xung quanh khu vực hậu môn, gây đau đớn khi đại tiện, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại, cụ thể:

  • Do ngồi nhiều, ít vận động hay mang vác vật nặng: Những người có thời gian ngồi nhiều, ít di chuyển như nhân viên văn phòng thường dễ mắc bệnh do việc ngồi nhiều gây áp lực lên hậu môn và vùng thắt lưng từ đó gây táo bón, trĩ…
  • Do chứng táo bón kéo dài: Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ nói chung. Táo bón kéo theo hiện tượng phân khô, cứng khó đi đại tiện, phải rặng nhiều khiến tĩnh mạch bị giãn dẫn tới bị trĩ.
  • Do đi vệ sinh không đúng cách: Thói quen rặn nhiều khi đi đại tiện hay thói quen ngồi xổm cũng.
  • Liên tục giữ trạng thái căng thẳng trong lúc đi tiêu: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trĩ ngoại. Trạng thái này cũng thường xảy ra khi bạn bị táo bón hay bị tiêu chảy nghiêm trọng.
  • Ngồi lâu trong nhà vệ sinh: Nhiều người có thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh, vừa “đi” vừa lướt web. Điều này khiến các mô xung quanh trực tràng và hậu môn chịu một áp lực đáng kể.
  • Béo phì: Thực tế cho thấy những người bị béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ hơn những người bình thường.
  • Tuổi tác cao: Tuổi tác càng cao, các mô nâng đỡ xung quanh hậu môn và trực tràng càng bị suy yếu, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các búi trĩ xuất hiện.
  • Thói quen thích ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ lại không bổ sung đầy đủ chất xơ, bổ sung đủ nước là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
  • Phụ nữ đang mang thai là đối tượng dễ bị trĩ ngoại, đôi khi phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ bị mắc bệnh trĩ được gọi là bệnh trĩ sau sinh.

2. Các triệu chứng điển hình của bệnh

Bệnh trĩ ngoại gây đau rát, khó chịu vùng hậu môn
Bệnh trĩ ngoại gây đau rát, khó chịu vùng hậu môn
  • Đi đại tiện kèm theo máu: Giai đoạn đầu, máu lẫn trong phân hay nhỏ giọt ít. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nặng hơn, máu chảy nhiều hơn và việc cầm máu cần nhiều thời gian hơn.
  • Vùng hậu môn bị chảy máu, ngứa rát, ẩm ướt, viêm rất khó chịu.
  • Các búi trĩ bị sa ra ngoài khi ngồi xổm, đi đại tiện. Giai đoạn đầu, các búi trĩ có thể tự co lại nhưng càng về sau các búi trĩ không thể tự co lại, người bệnh phải dùng tay để ấn các búi trĩ vào bên trong hậu môn. Nhiều trường hợp nặng hơn, ngay cả dùng tay cũng không thể ấn các búi trĩ vào bên trong.
  • Khi quan sát, thấy các búi trĩ phồng lên như mẫu thịt thừa, có các tĩnh mạch chồng lên nhau.
  • Gần vị trí hậu môn xuất hiện một hay nhiều cục u mềm có màu xanh lam.
  • Cảm giác ngứa vùng da xung quanh hậu môn và khu vực trực tràng.
  • Trong vòng 24 – 48 giờ, bạn sẽ cảm thấy đau nhức vùng hậu môn, và cảm giác này xuất hiện rõ ràng hơn khi ngồi xuống.

3. Bệnh trĩ ngoại được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường bệnh trĩ ngoại thường được chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh, dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác.

Hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng mà bệnh nhân trải qua, đối với trĩ ngoại, các triệu chứng đặc trưng thường là cảm giác nóng rát, đau tức hậu môn khi đi đại tiện, khi đứng hoặc ngồi lâu. Bệnh nhân còn có thể có cảm giác ngứa hậu môn, cảm giác bị chảy dịch, đi ngoài ra máu.

Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ chẩn đoán trĩ ngoại bằng cách quan sát vùng da xung quanh hậu môn để phát hiện sự xuất hiện của các búi trĩ phồng to cũng như phân biệt với bệnh trĩ nội. Búi trĩ có đặc điểm là các cục u mềm, thường màu đỏ sẫm của máu, nổi lên các mạch máu ngoằn nghèo và có một lớp da mỏng che phủ. 

Chẩn đoán loại trừ nguyên nhân: Bác sĩ có thể chỉ định nội soi (hoặc khám trực tràng) để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây các triệu chứng tương tự bệnh trĩ, chẳng hạn như viêm ống hậu môn, khối u hậu môn, ung thư đại tràng, trực tràng, polyp hậu môn-trực tràng.

Bác sĩ thực hiện chẩn đoán trĩ ngoại
Bác sĩ thực hiện chẩn đoán trĩ ngoại

4. Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại đối với bệnh nhân

Một khi mắc bệnh trĩ thường sẽ kéo dài dai dẳng và hay tái đi tái lại, đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân, nếu không có hướng điều trị và phòng ngừa thích hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Vỡ búi trĩ: Các búi trĩ chứa cục máu đông khiến tuần hoàn không bình thường, khi gặp điều kiện như có lực tác động lên búi trĩ, chẳng hạn như khi vận động mạnh, búi trĩ có khả năng vỡ ra gây chảy máu và cảm giác đau đớn vô cùng cho người bệnh.
  • Tắc mạch trĩ: Các búi trĩ hình thành làm xáo trộn dòng tuần hoàn bình thường, máu chảy qua khu vực búi trĩ chậm gây hình thành các cục máu đông. Khi các cục máu đông này theo dòng máu đến vùng mạch nhỏ hơn sẽ gây tắc mạch tại vị trí này, mức độ nhẹ sẽ làm giảm máu nuôi bộ phận khác, nặng có thể gây hoại tử, viêm loét nghiêm trọng.
  • Thiếu máu: Khi các búi trĩ vỡ ra, mưng mủ, viêm loét sẽ gây chảy máu, nhất là khi có lực nén tác động lên, chẳng hạn như lúc đi đại tiện. Máu có thể chảy thành giọt, thành dòng theo phân tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu bệnh nhân mắc trĩ ngoại không bổ sung các thành phần dinh dưỡng giúp tái tạo máu có thể dẫn đến biến chứng thiếu máu, nhất là đối với phụ nữ.
Đi tiêu ra máu trong bệnh trĩ ngoại dẫn đến thiếu máu
Đi tiêu ra máu trong bệnh trĩ ngoại dẫn đến thiếu máu
  • Viêm búi trĩ: Các tổn thương tại vị trí búi trĩ là cơ hội cho vi sinh vật gây hại xâm nhiễm và khởi phát các phản ứng viêm có thể gây áp xe, chảy máu mủ rất khó chịu.
  • Sa búi trĩ: Nếu để bệnh trở nặng, các búi trĩ lớn dần sẽ làm chèn ép hậu môn, cản trở việc lưu thông máu kèm theo tình trạng ngứa, đau rát. Nếu trình trạng kéo dài có thể dẫn đến hoại tử búi trĩ.
  • Gây thiếu máu: Người bị bệnh trĩ ngoại thường đi đại tiện hay kèm theo máu, tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới mất máu, thiếu máu, suy nhược cơ thể.
  • Gây rối loạn hậu môn: Các búi trĩ lòi ra ngoài trong thời gian dài sẽ chèn ép hậu môn, ảnh hưởng tới khả năng co thắt và bệnh nhân sẽ không tự chủ được việc đi vệ sinh.
  • Gây rối loạn thần kinh: Người bệnh thường cảm thấy khó chịu, căng thẳng dẫn tới đau đầu, trí nhớ suy giảm.
  • Gây đảo lộn cuộc sống thường ngày: Trĩ ngoại kèm theo các cơn đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn khiến người bệnh đứng ngồi không yên ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc thường ngày.
  • Có thể gây biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác như áp xe, nứt kẽ hậu môn… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, lâu dần có thể gây ung thư nếu không chữa trị kịp thời.

5. Một số biện pháp thường dùng chữa bệnh trĩ ngoại

Điều trị trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ đến trung bình ưu tiên sử dụng thuốc trong điều trị nội khoa. Ở mức độ nặng hơn có thể áp dụng các phương pháp có tính xâm lấn để giải quyết triệt để búi trĩ, tuy nhiên các phương pháp này thường đắt tiền và để lại nhiều biến chứng sau điều trị.

5.1. Điều trị nội khoa

Các thuốc điều trị trĩ ngoại được sử dụng ở 2 đường chủ yếu:

Thuốc uống: Thuốc uống trị trĩ thường có nguồn gốc chiết xuất từ thực vật chứa các hoạt chất Flavonoid mà điển hình là Rutin từ hoa hoè giúp tăng cường sức bền thành mạch, ngăn ngừa sự giãn nở và biến chứng vỡ búi trĩ. Ngoài ra, các hoạt chất này  còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, đôi khi là bổ sung thêm dưỡng chất để tái tạo máu bị thất thoát theo phân, đặc tính kháng khuẩn kháng viêm giúp ngăn ngừa áp xe, chảy mủ búi trĩ.

Thuốc tác dụng tại chỗ: Đối với trĩ ngoại thông thường bệnh nhân được cho dùng dạng thuốc mỡ bôi ngoài hậu môn, các hoạt chất trong thuốc bôi trĩ thường giúp giảm đau, kháng viêm và làm bền thành mạch.

Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc
Điều trị trĩ ngoại bằng thuốc

5.2. Điều trị ngoại khoa

Hiện nay có thể áp dụng rất nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ ngoại ở giai đoạn muộn, chẳng hạn như phẫu thuật cắt trĩ, chích gây xơ tĩnh mạch, phương pháp dùng laser, thắt dây thun,…Phương pháp thường dùng nhất trong trường hợp trĩ ngoại là phẫu thuật cắt trĩ vì khả năng gây đau đớn thấp hơn so với các phương pháp khác.

5.3. Cải thiện tình trạng trĩ ngoại ở nhà

Đa phần người bệnh đều có tâm lý xấu hổ, nên ngại đi khám bác sĩ. Các trường hợp bệnh còn nhẹ, ở giai đoạn đầu, có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà như sau:

  • Chườm đá lạnh: Dùng đá lạnh cho vào túi vải mềm và chườm khoảng 15 phút lên vùng hậu môn sẽ giảm được cảm giác đau rát, khó chịu và cầm máu sau khi đi đại tiện.
  • Ngâm nước ấm: Giúp việc đại tiện dễ dàng hơn đồng thời giảm tình trạng chảy máu, khó chịu.
  • Dùng lá diếp cá như một cứu tinh cho người bị trĩ ngoại: Có thể ăn sống hay giã nát lá diếp cá và đắp trực tiếp lên vùng búi trĩ bị sưng, viêm.

Đối với các trường hợp nặng hơn, khuyến cáo người bệnh nên đến khám tại các trung tâm y tế để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp như dùng thuốc bôi trĩ hay các biên pháp khác để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày. Qua bài viết, hy vọng các bạn có thêm một số thông tin bổ ích để biết cách phòng tránh bệnh cũng như chăm sóc và bảo vệ cơ thể của mình một cách tốt nhất.

6. Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại như thế nào

Dưới đây là các lời khuyên giúp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại hiệu quả:

  • Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.
  • Uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn.
  • Không ngồi lâu mỗi khi đi toilet (chẳng hạn như sử dụng điện thoại lúc ngồi đại tiện).
  • Ăn nhiều rau, củ quả, hạn chế ăn quá nhiều dầu mỡ, kiểm soát cân nặng.
  • Tránh khiêng nâng vật nặng thường xuyên.
  • Nếu bạn là người đang mang thai, người có tình trạng suy giảm miễn dịch, hay đang dùng thuốc chống đông máu, bạn nên quan tâm nhiều hơn về việc phòng tránh bệnh trĩ do đó là các trường hợp có nguy cơ cao sẽ mắc phải bệnh này.

7. Lời kết

Bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng không còn là tình trạng quá xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên do vấn đề xuất hiện ở nơi nhạy cảm trên cơ thể nên rất nhiều người còn ngại lên tiếng đặt câu hỏi. Hy vọng bài viết trên có thể cho bạn cái nhìn toàn diện và khách quan nhất về loại bệnh này.

Bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh trĩ và chưa có cách chữa trị hiệu quả. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh của bạn.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm nội dung liên quan

    Ngứa hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ