Hiện nay, có rất nhiều phương pháp từ đông y đến tây y đang được áp dụng để điều trị bệnh đau dạ dày mang lại hiệu quả tích cực. Một trong số đó là sử dụng các loại dược liệu có sẵn trong bếp hay vườn nhà được rất nhiều người thực hiện vì dễ thực hiện, chi phí thấp và hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mắc bệnh đau dạ dày, cụ thể:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP): là nguyên nhân chủ yếu, chiếm khoảng 80% lượng người mắc bệnh.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt thường ngày: ăn không đúng giờ, bỏ bữa hay thích ăn đồ cay, nóng.v.v cộng thêm việc uống nhiều rượu, bia, thuốc lá làm tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng.
- Do áp lực công việc cũng như cuộc sống, hay căng thẳng, stress trong thời gian dài. Theo thống kê có khoảng hơn 50% người bị đau dạ dày là do áp lực và stress.
- Ngoài ra còn do việc lạm dụng các loại thuốc Tây y.
2. Đối tượng dễ bị mắc bệnh
Bệnh đau dạ dày hiện nay rất phổ biến, bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, độ tuổi giới tính khác nhau. Theo nhiều chuyên gia, các đối tượng sau nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, gồm:
- Trẻ em: do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện kết hợp với việc ăn uống chưa khoa học do đó rất dễ mắc bệnh.
- Phụ nữ có thai: khi mang thai làm tử cung cao hơn so với bình thường, dẫn tới dạ dày bị lệch vị trí là tiêu hóa khó khăn hơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nam giới độ tuổi trung niên: nguyên nhân là do thói quen uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, cà phê kèm theo thói quen sinh hoạt không điều độ, lành mạnh.
- Những người có thói quen ăn thức ăn cay, nóng hay các loại thức ăn chế biến sẵn: các chất tạo vị cay có trong các gia vị như ớt, tỏi tiêu sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến đau dạ dày.
- Những người thường xuyên gặp nhiều áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống, hay phải thức khuya, stress là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm.v.v.
Xem thêm: Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách phòng ngừa để tránh bị đau dạ dày
3. Tổng hợp 6 bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả
Cùng tham khảo những bài thuốc chữa đau dạ dày từ nguyên liệu “ cây nhà lá vườn” sau:
3.1. Bài thuốc từ quả dừa
Nước dừa được biết đến như một loại nước giải khát tuyệt vời còn có tác dụng giảm sưng, kháng viêm và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Một số bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày từ trái dừa rất phố biến như:
Cách 1: chọn những trái dừa vừa tới, không non cũng không quá già, tách lấy nước và cơm dừa để riêng. Lấy phần nước dừa đun nóng tầm 30 phút, sau đó cho phần cơm dừa vào trộn đều và chia đều thành 3 phần bằng nhau. Uống hỗn hợp nước dừa này trước khi ăn sáng, trưa, tối giúp giảm đau và hiện tượng trào ngược.
Cách 2: Pha hai muỗng dầu dừa cùng với nước ấm và uống trước mỗi bữa ăn giúp ngừa bệnh và chống lại các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra có thể sử dụng dầu dừa để nấu ăn, vừa tốt cho tiêu hóa và giảm áp lực cho dạ dày.
Cách 3: kết hợp dừa tươi và nghệ tươi tạo thành cặp đôi vi diệu trong việc chữa trị bệnh đau dạ dày. Dùng dừa non đun trên bếp khoảng 30 phút, sau đó đổ nước và nạo phần cơm dừa để riêng, chia thành 3 phần để uống trước các bữa ăn trong ngày. Trước khi uống hỗn hợp nước dừa trên, dùng nghệ tươi giã nát, lấy nước cốt hòa chung rồi uống.
Người bệnh cũng cần lưu ý không nên uống nước dừa trước khi đi ngủ hay uống quá nhiều trong một ngày vì có thể làm bệnh nặng hơn.
3.2. Bài thuốc từ vỏ trái lựu
Hiện nay, vỏ trái lựu đã được chế biến được sử dụng nhiều trong các bài thuốc, có thể mua tại các cửa hàng hay các hiệu thuốc đông y.
Thực hiện như sau: dùng 12g vỏ khô hãm với 100ml nước sôi trong khoảng 20 phút, sau đó chia thành 4 phần bằng nhau. Hàng ngày, sử dụng trước khi ăn sáng , trưa, chiều, tối khoảng 30 phút hay khi đói bụng. Sử dụng liên tiếp trong khoảng 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
3.3. Bài thuốc từ sắn dây chữa đau dạ dày tốt
Bột sắn dây ngoài tác dụng làm đẹp, chế biến món ăn hay làm thức uống giải nhiệt còn có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày. Có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác như nghệ , chuối hột hay mật ong để tăng hiệu quả.
Cách làm như sau: trộn đều 500ml mật ong, 2 chén bột nghệ vàng, 2 chén bột sắn dây và 2 chén bột chuối hột. Sau đó vo thành viên nhỏ, đem phơi thật khô và cho vào lọ thủy tinh để dùng dần. Hàng ngày, uống 3 viên cùng với nước ấm trước bữa ăn sáng và tối khoảng 20 phút để thuốc phát huy hết tác dụng. Khoảng sau 30 ngày các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu hay trào ngược dạ dày giảm rõ rệt và có thể khỏi hẳn.
Bột sắn dây không phù hợp cho người hay tụt huyết áp và không sử dụng chung với hoa bưởi sẽ làm giảm tác dụng, do đó khi sử dụng người bệnh cần lưu ý.
3.4. Bài thuốc từ gừng
Bài thuốc từ gừng: thực hiện dễ dàng và khá hiệu quả
Cách 1: gừng tươi thái mỏng ngâm với giấm gạo ít nhất 7 ngày là có thể sử dụng. Sử dụng 2-4 lát vào buổi sáng giúp giảm buồn nôn, và tốt cho tiêu hóa
Cách 2: đun sôi nước sau đó cho gừng tươi vào đậy nắp khoảng 5 phút rồi uống hay pha trà gừng uống mỗi buổi sáng
Cách 3: kết hợp 1 muỗng mật ong, 1 muỗng nước cốt canh và 1 củ gừng, sau đó xay những lấy nước cốt. Hòa tan nước cốt này với nước lọc uống vào mỗi buổi sáng.
3.5. Nghệ kết hợp với mật ong giúp giảm đau dạ dày hiệu quả
Bài thuốc kết hợp mật ong và nghệ: tạo thành một bài thuốc hoàn hảo dành cho người bị đau dạ dày. Dùng 0.5kg nghệ tươi cắt lát mỏng ngâm với 0.5l mật ong nguyên chất trong hũ thủy tinh khoảng 2 tuần ở góc tối, không có ánh nắng là có thể sử dụng được. Trước các bữa ăn, lấy khoảng 15ml hỗ hợp trên hòa với 100ml nước ấm và uống sẽ thấy các cơn đau giảm nhanh chóng.
3.6. Bài thuốc từ lá mơ
Có thể áp dụng một trong những cách sau:
Ăn sống hay ép lấy nước uống hàng ngày trước các bữa ăn sáng và tối khoảng 30 phút.
Chưng hay rán trứng kết hợp với lá mơ và chút xíu gừng: dùng khoảng 2 tuần sẽ thấy các cơn đau, ợ chua giảm hẳn.
Đa số những bài thuốc chữa trị nói trên đều rất dễ thực hiện và nguyên liệu rất dễ tìm, để có thể phát huy hết tác dụng của thuốc người bệnh cần lưu ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ, ăn toàn và lành mạnh để quá trình chữa trị bệnh đạt hiệu quả và có một sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm: Đau dạ dày buồn nôn phải làm sao, có nguy hiểm không?
4. Khi các cơn đau dạ dày xuất hiện, nên làm gì?
Khi bị các cơn đau dạ dày xuất hiện và hành hạ bạn, điều quan trọng cần hết sức bình tĩnh để tìm ra biện pháp xử lý cơn đau hiệu quả.
4.1. Các cơn đau bình thường
Trường hợp các cơn đau không đến mức dữ dội, đau đớn và người bệnh vẫn có thể chịu đựng được thì có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm đau:
Mát xa, xoa bóp bụng: việc mát xa bụng sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa cũng như tuần hoàn máu , do đó có tác dụng làm giảm các cơn đau. Xoa bóp, mát xa từ dưới ngực xuống đến bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10 phút sẽ thấy các cơn đau giảm đi rất nhiều.
Chườm nóng lên bụng: có thể sử dụng túi chườm nóng hay nước ấm cho vào chai nhựa hay chai thủy tinh sau đó chườm lên bụng có tác dụng làm máu lưu thông, giảm các cơn đau thắt, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Nằm nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất, xoay người nghiêng về bên trái để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nên nằm sau khi ăn no.
Uống nước muối loãng ấm: nước muối ấm có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp giảm nhanh các cơn đau.
Đi bộ: giúp tiêu thụ thức ăn cũng như thải khí ra bên ngoài dễ dàng hơn, sẽ giúp giảm ngay các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như đầy bụng, ợ hơi.
Nếu trong gia đình có tủ thuốc, có thể sử dụng các loại thuốc trị đau dạ dày, giảm co thắt với điều kiện đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó.
4.2. Trường hợp đau dữ dội
Trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm:
- Các cơn đau đột ngột, rất đau, tinh thần hoảng hốt, mạch đập nhanh kèm theo nôn…
- Ho ra máu và bị ngất, cơ thành bụng cứng, nổi rõ, không chuyển động theo nhịp thở.
- Người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa nặng, kèm theo máu ra nhiều, ào ạt.
5. Novacurmin giúp kháng viêm giảm đau hiệu quả
Từ xưa đến nay nghệ được biết đến như một vị thuốc quý có rất nhiều tác dụng đặc biệt là với các bệnh về tiêu hóa. Thành phần chính được chiết xuất từ nghệ chính là curcumin đã được phát triển thành nhiều dạng bào chế khác nhau. Sản phẩm Novacurmin chứa Novasol Cucurmin kết hợp với Bioperin được biết đến là chất tạo vị cay của hạt tiêu.
- Novasol Cucurmin: curcumin ở đây tồn tại ở dạng nano siêu nhỏ được sản xuất theo công nghệ hàng đầu của Đức, làm cho các hạt nano curcumin hạn chế bị thủy phân, giúp nó phát huy tối đa công dụng.
- Curcumin được biết tới với các tác dụng chính đối với bệnh dạ dày đặc biệt là giảm tiết axit dịch vị, ngoài ra nó còn giúp tạo ra lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Với công nghệ mới giúp Novacurmin có tác dụng tốt hơn các chế phẩm chứa curcumin ở dạng thông thường, đem lại hiệu quả tốt hơn cho người sử dụng.
Lời kết
Bệnh đau dạ dày hiện nay không còn xa lạ với nhiều người gây không ít phiền toái và đau đớn cho người bệnh, nếu không kịp thời chữa trị sẽ khiến bệnh trở nặng và gây những biến chứng nguy hiểm. Do đó, cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng như định kỳ nên đi khám sức khỏe để sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh và có biện pháp điều trị hợp lý để đảm bảo cơ thể luôn luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của bệnh về dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày
Đau dạ dày cấp là gì? dấu hiệu tiềm tàng của ung thư dạ dày