Đau dạ dày cấp là gì? Dấu hiệu tiềm tàng của ung thư dạ dày

Đau dạ dày cấp là gì?

Hầu hết các bệnh lý về dạ dày đều có sự xuất hiện của những cơn đau. Có thể đau âm ỉ kéo dài, đau quặn từng cơn hoặc đau dữ dội nhưng không kéo dài quá lâu. Trong đó, cơn đau dạ dày cấp được xếp vào loại khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời. Dưới đây là một số thông tin về loại bệnh này.

1. Đau dạ dày cấp là gì?

Đau dạ dày cấp là gì?
Đau dạ dày cấp là gì?

Đau dạ dày cấp là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sưng viêm một cách đột ngột do tác động từ các nguyên nhân như vi khuẩn, stress, ngộ độc thức ăn hay do uống nhiều bia rượu. Các cơn đau thường rất bất ngờ và đau dữ dội nhưng không kéo dài.

Nếu điều trị bệnh kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu để lâu ngày sẽ biến chứng thành đau dạ dày mạn tính, có thể thủng dạ dày hay nặng hơn là ung thư dạ dày.

2. Nguyên nhân gây đau dạ dày cấp

2.1. Đau dạ dày cấp do tác động từ bên ngoài

  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học, không đúng giờ giấc, lạm dụng bia rượu…
  • Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn dạ dày, thường là vi khuẩn HP.
  • Bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm bẩn, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh trong thời gian dài.

2.2. Đau dạ dày cấp do yếu tố bên trong cơ thể

Vi khuẩn HP – thủ phạm chính gây đau dạ dày
Vi khuẩn HP – thủ phạm chính gây đau dạ dày
  • Các yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress dài ngày gây dư thừa axit trong dạ dày, là ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, gây ra những cơn đau cấp tính.
  • Do mật trào ngược từ ruột non lên dạ dày, hình thành những cơn đau dạ dày cấp tính.
  • Dạ dày bị tổn thương trực tiếp do các chấn thương.
  • Lượng máu chuyển tới dạ dày không đủ, dẫn đến thiếu máu cục bộ, làm ứ đọng các axit dạ dày, gây viêm niêm mạc.

3. Đau dạ dày cấp thường có những biểu hiện nào?

Đau dạ dày cấp thường là những cơn đau dữ dội, nhưng không kéo dài
Đau dạ dày cấp thường là những cơn đau dữ dội, nhưng không kéo dài

Người bệnh đau dạ dày cấp có một số triệu chứng sau:

Đau dữ dội và nóng rát vùng trên rốn và dưới xương ức: các cơn đau xuất hiện có thể xuất hiện lúc đêm khuya hay lúc gần sáng hoặc ăn khi đói gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

Buồn nôn: người bệnh thường cảm thấy buồn nôn và nôn rất nhiều ngay sau khi ăn kèm theo ợ chua, đầy bụng… Chỉ khi nôn hết thức ăn các cơn đau mới dịu đi. Tình trạng nôn ói kéo dài gây mất nước và khoáng chất, làm cơ thể mệt mỏi, sụt cân và suy nhược.

Xem thêm: Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách phòng ngừa để tránh bị đau dạ dày

4. Các biến chứng thường gặp của đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp là một căn bệnh khá là nguy hiểm mà ai cũng có thể dễ dàng gặp phải. Đau dạ dày còn là một căn bệnh đáng lo ngại khi mắc phải vì không chỉ gây đau bụng, khó chịu ở vùng bụng mà nó còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy những biến chứng của đau dạ dày cấp như nào bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho các bạn.

Trước tiên biến chứng mà những người bị đau dạ dày cấp khó tránh khỏi đó chính là loét dạ dày, đây cũng chính là biến chứng đầu tiên của đau dạ dày cấp. Khi đã thăm khám vừa có dấu hiệu của viêm dạ dày cấp tuy nhiên không được điều trị kịp thời hoặc không có khả năng điều trị thì sẽ dẫn đến loét dạ dày và rất khó điều trị. Chính vì vậy khi thăm khám và có kết quả nên điều trị luôn để tránh tình trạng khó điều trị sau này.

Đau dạ dày cấp có rất nhiều biến chứng nguy hiểm
Đau dạ dày cấp có rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguy hiểm hơn đó là biến chứng chảy máu dạ dày hay còn được gọi là xuất huyết dạ dày. Đây là một biến chứng do người mắc dạ dày cấp nhưng sử dụng rượu quá độ hay gặp stress quá cũng có khả năng lớn do tác động của thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc chống đông máu,..cũng có thể nguyên nhân phần lớn do bệnh nhân sử dụng quá nhiều thức uống chứa nồng độ kích thích cao như cà phê, hay thực phẩm nóng như tiêu, ớt,…khiến cho ổ viêm loét ở dạ dày chảy máu. Dấu hiệu nhìn chung của bệnh nhân xuất huyết hay còn được gọi là chảy máu dạ dày sẽ bị đau vùng thượng vị một cách dữ dội, khi đi ngoài ra phân đen hoặc nặng hơn là ói ra máu, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến tử vong.

Một biến chứng khác của đau dạ dày cấp là thủng dạ dày đây là một biến chứng ngoại khoa nặng nề của viêm dạ dày cấp. Bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày đột ngột đau bụng dữ dội như dao đâm ở vị trí thượng vị, cũng có thể đau lan ra khắp bụng, lấy tay sờ thấy một. Vùng bụng cứng như có miếng gỗ trong bụng. Nếu không được phát hiện sớm có biểu hiện sốc toàn thân, nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong.

Không chỉ có những biến chứng đó mà khả năng cao bệnh nhân có thể mắc hẹp môn vị, đây là một đoạn nối giữa dạ dày và tá tràng, khi bệnh nhân mắc biến chứng này khả năng lưu thông các thực phẩm và các chất chuyển hóa trong cơ thể sẽ bị gián đoạn ở khúc này hậu quả là dạ dày bị phình ra và thức ăn bị ứ đọng lại gây suy kiệt sức khỏe của bệnh nhân, nếu bệnh nhân có dấu hiệu của chuyển biến xấu cần đưa đi phẫu thuật gấp để có thể được can thiệp sớm tránh tình trạng bệnh trở nặng.

Xem thêm: Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày

5. Đau dạ dày cấp được chẩn đoán như thế nào?

Có rất nhiều cách để chẩn đoán đau dạ dày cấp, sau khi được các bác tế thăm khám và kiểm tra sơ bộ về tiền sử bệnh cũ các bác sĩ sẽ đưa bệnh nhân đi xét nghiệm bằng một số cách sau. Để có thể đánh giá sức khỏe một cách tổng quát các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, để có thể tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn H.P trong dạ dày.

Các bác sĩ có thể tiến hành nội soi dạ dày để chẩn đoán đau dạ dày cấp, cũng có thể chẩn đoán bằng một số biện pháp sau như sinh thiết mô dạ dày, siêu âm bụng tổng quát,.. Nếu muốn có những phương pháp chẩn đoán tốt nhất các bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế gần nhất để có những hướng dẫn tốt  từ bác sĩ.

6. Điều trị đau dạ dày cấp bằng cách nào?

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị thích hợp:

Các trường hợp bị bệnh do yếu tố chủ quan như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hay các yếu tố tâm lý khác thì chỉ cần điều chỉnh dinh dưỡng hàng ngày, từ bỏ các chất kích thích như bia, rượu, nước uống có ga và cân bằng giữa thời gian làm việc, vui chơi, giải trí thì bệnh sẽ tự khỏi sau thời gian ngắn, khoảng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần dùng đến thuốc.

Các trường hợp bị bệnh do nhiễm các nấm, vi khuẩn thì nên dùng thuốc theo toa bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

7. Cách phòng ngừa tình trạng đau dạ dày cấp

Cách 1: Điều chỉnh chế độ ăn uống. Các bạn nên có một lối sống ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm cay nóng có hại nghiêm trọng cho dạ dày. Lựa chọn các thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo được chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần ăn sáng đầy đủ, bảo đảm ăn thức ăn chính và uống nước sôi, hạn chế ăn đêm và ăn các thực phẩm dầu mỡ vào ban đêm.

Cách 2: Thận trọng và đọc hướng dẫn đầy đủ khi sử dụng thuốc tây. Các bạn không nên tự ý sử dụng thuốc tây khi cơ thể khỏe mạnh, lạm dụng thuốc tây là một cách dẫn đến tình trạng bệnh dạ dày phổ biến. Chính vì thế các bạn khi muốn sử dụng thuốc tây nên có sự hướng dẫn của các y bác sĩ, nếu sử dụng thuốc tây các bạn nên hóng nhiều nước lọc để giảm tình trạng kích ứng đến dạ dày. Các bạn không nên sử dụng thuốc tây trước khi đi ngủ nó sẽ làm cho dạ dày của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cách 3: Cần có một lối sống thói quen sinh hoạt lành mạnh. Nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tập ngủ sớm và không nên sử dụng liên tục các chất kích thích gây tác động lớn đến dạ dày. Lên kế hoạch sống một cách sống một cách đầy khoa học sẽ giúp các bạn tránh được viêm dạ dày cấp một cách hiệu quả. 

8. Đau dạ dày cấp nên ăn những loại thức ăn nào?

Một chế độ ăn uống hợp lý với những nhóm thực phẩm cân bằng dinh dưỡng vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa tốt cho người bị đau dạ dày cấp tính, gồm:

Thực phẩm dồi dào chất xơ: Chất xơ có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, xoa dịu vùng niêm mạc dạ dày bị sưng, viêm và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại rau xanh như mồng tơi, bắp cải, súp lơ hay các loại trái cây như đu đủ, thanh long, bơ là những loại thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày: Nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: như sữa chua, phô mai vừa ức chế được các vi khuẩn có hại, vừa tốt cho tiêu hóa, giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng.

Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bị đau dạ dày cấp
Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bị đau dạ dày cấp

Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Nhóm thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B hay vitamin E: có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể và làm lành vùng niêm mạc dạ dày bị sưng, viêm. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như dâu tây, khoai lang, cà rốt, lưu ý hạn chế các loại trái cây chứa nhiều vitamin nhưng có vị chua như cam, chanh.

Thực phẩm giàu dưỡng chất và chống oxy hóa:

  • Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dưỡng chất: đau dạ dày cấp kéo dài gây sụt cân, suy nhược cơ thể, do đó cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh bằng các loại thực phẩm như cá hồi, tôm, nấm hay các loại ngũ cốc nguyên hạt…
  • Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: có trong nghệ, gừng, chuối, táo… giúp phục hồi niêm mạc dạ dày và làm giảm đau rát do các cơn đau cấp tính gây ra.

Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày cấp: Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, người bị đau dạ dày cấp cần xây dựng thời gian biểu, cũng như đặt ra những nguyên tắc ăn uống khoa học nhất để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất:

  • Nấu kỹ và mềm thức ăn: ưu tiên những món như cháo, súp… vừa dễ hấp thu, vừa tốt cho bao tử.
  • Ăn đúng giờ và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Ăn với tốc độ chậm và nhai thật kỹ thức ăn.
  • Chỉ ăn đủ no, không ăn quá nhiều.
  • Uống đủ nước để trung hòa được axit trong dạ dày và đảm bảo cho sức khỏe.

9. Sản phẩm Novacurmin – giúp giảm kháng viêm và giảm đau hiệu quả

Sản phẩm Novacurmin giúp kháng viêm, giảm đau và nhanh lành vết loét hiệu quả
Sản phẩm Novacurmin giúp kháng viêm, giảm đau và nhanh lành vết loét hiệu quả

Ngoài ra, nếu đang có các vấn đề về dạ dày hoặc muốn phòng ngừa bệnh dạ dày (những người có lịch làm việc, giờ giấc ăn uống không cố định, stress kéo dài…) rất nên sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung có chứa Curcumin từ nghệ. Đây là một trong những chất chống oxy hóa mạnh và hữu ích hàng đầu trong tự nhiên. Công dụng đáng chú ý nhất của Curcumin là giúp giảm đau, kháng viêm, nhanh lành vết loét ở dạ dày, làm giảm và ngăn ngừa các chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…

Viên uống Novacurmin với thành phần 100% Curcumin tự nhiên kết hợp với công nghệ màng bao mixel từ Aquanova, Đức, giúp tăng khả năng hấp thu Curcumin vào cơ thể, nâng cao hiệu quả cải thiện các bệnh dạ dày, phục hồi cho người sau phẫu thuật, làm đẹp da, giải độc cơ thể… Mỗi viên Novacurmin chứa hàm lượng Curcumin tinh khiết cao gấp nhiều lần so với nghệ tươi và mang đến hiệu quả cao hơn hẳn so với tinh nghệ hay nghệ nano thế hệ cũ.

Lời kết

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không? [Ý kiến của chuyên gia]

    Top 6 loại thuốc trị đau dạ dày tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng

    Đau dạ dày buồn nôn phải làm sao, có nguy hiểm không?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ