Đau họng là tình trạng sưng viêm ở đường hô hấp diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam, nhất là khi nhiệt độ thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường hay khi bước vào thời gian giao mùa. Khi bị đau họng thì câu hỏi nên uống thuốc gì để hạn chế các triệu chứng kèm theo luôn là câu hỏi khó cho mọi người. Bạn có thể có nhiều lựa chọn để uống các loại thuốc tây y, đông y hay kết hợp dưới dạng đông y và cả tây dưới dạng thuốc viên nén, thuốc uống, viên ngậm, thuốc xịt trực tiếp vào họng…
1. Khi nào cần sử dụng thuốc đau họng?
Đau họng là một triệu chứng thường hay gặp trong nhiều bệnh lý từ nặng tới nhẹ. Nhiều trường hợp chỉ là dấu hiệu của những cơn cảm cúm thông thường, do thời tiết thay đổi hoặc do cơ địa dị ứng gây ra. Trong các trường hợp này thì người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, xông tinh dầu sát khuẩn, ăn uống khoa học,… để cải thiện được bệnh tình mà không cần dùng đến thuốc hay các thủ thuật y tế khác.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác thì đau họng không chỉ là một triệu chứng mà là một bệnh lý. Chẳng hạn như trong viêm họng do liên cầu khuẩn Streptococcus, tác nhân vi khuẩn xâm nhập và gây sưng viêm các cơ quan miễn dịch tại vùng họng chẳng hạn như hạch bạch huyết, amidan,… và gây ra tình trạng đau họng. Trong những bệnh lý như vậy, nếu chủ quan và không điều trị tích cực tình trạng đau họng sẽ nhanh chóng tiến triển và gây ra nhiều biến chứng không chỉ tại hầu họng mà trên khắp cơ thể chẳng hạn như bệnh lý viêm cầu thận cấp hậu nhiễm liên cầu trùng.
Nhìn chung, tình trạng đau họng có nghiêm trọng hay không phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân, mức độ bệnh. Do đó, trong các tình huống viêm họng dai dẳng, đi kèm ho có đờm nhiều ngày nên đến cơ sở y tế thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng để có hướng điều trị sớm, đúng cách, kịp thời ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Xem thêm: Top 10 loại kẹo ngậm ho tốt được bán nhiều tại các nhà thuốc
2. Một số loại thuốc tây y được sử dụng cho người bị đau họng
Khi bị đau họng thì thuốc kháng sinh thường được ưu tiên sử dụng, bởi lẽ các thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây ra bệnh viêm họng. Các loại thuốc kháng sinh thường đem lại hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên khi mua và sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp cho mình, với mỗi nguyên nhân gây đau họng khác nhau thì loại thuốc kháng sinh sử dụng cũng thay đổi. Có 3 loại thuốc kháng sinh chủ yếu:
2.1. Thuốc Penicillin
Đây là thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị cho những người bị đau họng do nhiễm khuẩn. Thuốc ở dạng viên nén có thể sử dụng dễ dàng có thể giúp tiêu viêm ở khu vực họng bị tổn thương, kháng khuẩn và không khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
2.2. Erythromycin
Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách mạnh mẽ, ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn vô cùng nhanh chóng. Thuốc thường được sử dụng sau khi ăn ở dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể.
2.3. Amoxicillin
Thuốc kháng sinh đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng cho những ai bị đau họng do tác nhân vi khuẩn, virus gây ra. Các chất trong Amoxicillin sẽ giúp ức chế quá trình phát triển của các tác nhân gây hại cho khu vụng họng.
Bên cạnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh thì khi bị đau họng, có thể sử dụng các thuốc giảm đau để giúp người bệnh dễ chịu hơn khi đau họng. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại thuốc giảm đau cho trẻ nhỏ dưới 18 tuổi. Một số loại thuốc giảm đau thường được sử dụng như: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin,… Ngoài ra, để hạn chế và điều trị tình trạng sưng viêm trong khu vực niêm mạc họng thì có thể sử dụng thêm một số loại thuốc chống viêm nhiễm theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
3. Một số vị thuốc đông y giúp điều trị đau họng
Khi bị viêm họng, ngoài các loại thuốc tây y thì bạn có thể cân nhắc sử dụng một số vị thuốc đông y lành tính, có thể dễ dàng sử dụng cho hầu hết mọi lứa tuổi mà không sợ bị dị ứng.
3.1. Lá tía tô
Đây là một loại lá thảo dược quan trọng trong đông y, các chất trong lá tía tô có thể giúp giảm cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bị đau họng. Có thể sử dụng lá tía tô kèm theo cháo cho trẻ nhỏ để trị viêm họng, lá tía tô cũng có tác dụng hiệu quả với người lớn.
3.2. Chanh
Ít ai biết rằng, quả chanh vốn dĩ rất quen thuộc trong căn bếp mỗi nhà lại có tác dụng tuyệt vời trong điều trị đau họng. Khi có cảm giác đau, ngứa rát họng thì bạn chỉ cần sử dụng gừng, mật ong và chanh để làm thành trà và uống khi còn ấm trong ngày sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn. Hoặc bạn có thể chuẩn bị sẵn trong nhà 1 hũ chanh đào ngâm đường phèn, sử dụng cốt nước này giúp bạn có thể kháng khuẩn, điều trị tình trạng sưng, viêm của họng.
3.3. Lá bạc hà
Bạn có thể sử dụng lá bạc hà để điều trị viêm họng. Trong bạc hà có chứa Menthol với tỷ lệ lớn, ngoài ra còn có các chất như: L-menthon, L-pinen, L-limonen, Methyl Acetat, Flavonoid… là những thành phần có công dụng kháng khuẩn, chống viêm khá hiệu quả. Vì thế sẽ giúp ích cho bạn khi điều trị viêm họng.
3.4. Gừng
Đây là một loại gia vị và dược liệu thường được sử dụng khi trị đau họng. Gừng có tính nóng, vị cay có khả năng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả nên rất phù hợp điều trị các bệnh như cảm lạnh, ho.
3.5. Viên ngậm Hotexcol giúp cải thiện tình trạng đau họng
Khi bị đau họng, bạn còn có thể sử dụng một số loại viên ngậm, kẹo ngậm trị đau họng hiệu quả. Phần lớn các loại viên ngậm trên thị trường hiện nay đều có chiết xuất từ các dược liệu thiên nhiên an toàn, nén thành viên nên bạn có thể ngậm một cách đơn giản và rất tiện dụng trong ngày. Viên ngậm Hotexcol với chiết xuất từ những loại thảo dược thiên nhiên sẽ giúp điều trị các tình trạng đau họng một cách hiệu quả.
Các thành phần trong viên ngậm Hotexcol của Công ty dược Dân Khang: lá thường xuân được sử dụng để ngăn ngừa sự tắc nghẽn đường hô hấp; quả cơm cháy dùng để điều trị các bệnh như ho, viêm họng, cảm, sốt, đau đầu… có tác dụng chống oxy hóa, kháng vi-rút; tinh dầu bạc hà, tinh dầu tắc, tinh dầu gừng, tinh dầu quế rất có lợi cho vòm họng và các bệnh lý về đường hô hấp như: colein, salicylat, carvacrol, phenolic, thymol… Những thành phần hoạt chất này được xem như là một loại thuốc kháng sinh chống lại sự xâm nhập của một số tác nhân gây hại cho vòm họng.
4. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc đau họng
Thuốc điều trị đau họng rất đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng. Trong quá trình sử dụng các thuốc này, bệnh nhân nên lưu ý một số điểm sau để quá trình điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả nhất:
- Trường hợp bệnh nhân được chỉ định kháng sinh để điều trị đau họng, viêm họng do vi khuẩn phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về số lần dùng trong ngày, liều dùng, thời điểm dùng và số ngày dùng để phòng ngừa nguy cơ đề kháng kháng sinh xảy ra, khi đó việc điều trị sẽ vô cùng phức tạp và tốn kém.
- Không tự ý tăng, giảm liều hoặc phối hợp với các thuốc điều trị, các thực phẩm chức năng khác khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa những tương tác thuốc có hại có thể xảy ra.
- Trong quá trình điều trị đau họng bằng thuốc, bệnh nhân nên phối hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà như giữ ấm họng, tránh uống đá, rượu bia, thuốc lá, ăn uống khoa học, hợp lý nâng cao sức đề kháng, tạo điều kiện để cơ thể nhanh chóng phục hồi và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
- Không tự ý ngưng việc dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi tình trạng viêm họng không còn. Việc tự ý bỏ thuốc có thể khiến cơn đau họng tái phát ở mức độ nặng hơn, làm tốn kém chi phí và thời gian điều trị.
- Trong suốt quá trình điều trị viêm họng bằng thuốc, nếu thấy cơ thể có những phản ứng bất thường với thuốc, nhất là các phản ứng quá mẫn ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa hay các dấu hiệu khó thở, nên báo cho bác sĩ để xem xét lại thuốc đang sử dụng và đổi thuốc khác an toàn hơn.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu nhận thấy triệu chứng đau họng không thuyên giảm mà ngược lại có xu hướng gia tăng về mức độ đau, nên báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng điều chỉnh phác đồ điều trị sao cho phù hợp.
- Khi dùng kháng sinh điều trị viêm họng, đau họng bệnh nhân có thể gặp một vài tác dụng phụ như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy. Nếu các triệu chứng này ở mức độ nhẹ thì không có việc gì quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên với tình trạng nặng và khiến cơ thể mệt mỏi, nên báo ngay cho bác sĩ để có hướng điều chỉnh kịp thời.
- Khi có các dấu hiệu bệnh lý tại thận, tim, cơ xương khớp trong quá trình điều trị đau họng, đặc biệt là trong trường hợp viêm họng do liên cầu trùng phải đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa gần nhất để báo cáo tình trạng này để chẩn đoán và ngăn ngừa các biến chứng kịp thời.
- Bổ sung lợi khuẩn, probiotic sau các đợt điều trị bằng kháng sinh để cân bằng lại hoạt động hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra trên đường tiêu hoá do tác dụng phụ của kháng sinh.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan
Đau họng nên uống nước gì? Ăn gì và không nên ăn gì?
Nuốt nước bọt đau họng là biểu hiện của bệnh lý nào?
Khàn tiếng uống nước gì để cải thiện tình trạng hiệu quả
Top 8 loại kẹo ngậm đau họng tốt nhất hiện nay