Viêm họng là gì? Nguyên nhân và các biện pháp giảm đau họng

Những nguyên nhân gây bệnh viêm họng và các biện pháp làm cơn đau họng hiệu quả

Bệnh viêm họng là căn bệnh hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là những người có sức hệ miễn dịch yếu, thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa với các đợt không khí lạnh tràn về hay những cơn mưa bất chợt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm họng có thể biến chứng, gây nguy cơ nhiễm trùng tai, viêm xoang, sốt thấp khớp.

1. Viêm họng là bệnh gì?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc cổ họng bị nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, bệnh diễn biến qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Ở từng giai đoạn cụ thể, bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau dựa vào đặc điểm lâm sàng. Viêm họng là một trong những bệnh hô hấp trên phổ biến nhất và có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi, mỗi năm có hơn 13 triệu người đến bệnh viện vì bị căn bệnh này.

Tuy nhiên bệnh khởi phát chủ yếu ở nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người bị suy nhược, suy dinh dưỡng… Hầu hết các cơn đau họng là do nhiễm trùng, hoặc do các yếu tố môi trường như không khí khô. Khi bị viêm họng, người bệnh thường cảm thấy khô rát, đau họng, cảm giác như bị trầy xước.

Xem thêm: Top 8 loại kẹo ngậm đau họng chiết xuất thảo dược an toàn hiệu quả

Viêm họng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Viêm họng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

2. Phân loại những loại viêm họng thường gặp

Bệnh viêm họng nếu được xem xét kỹ về vị trí, biểu hiện và nguyên nhân gây ra có thể phân thành một số loại thường gặp sau:

2.1. Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm đột ngột, nhanh chóng tại niêm mạc và dưới niêm tại vùng mũi-hầu-họng, thường khỏi sau 3-5 ngày. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi trở lạnh, thường đi kèm với viêm amidan tại các vị trí hầu họng nên tình trạng này đôi khi cũng được gọi là viêm họng – amidan cấp.

Bệnh thường khởi phát do sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn, do đó trẻ nhỏ, người già và những người bị suy giảm miễn dịch có hệ đề kháng kém là các đối tượng dễ mắc phải tình trạng này. Ngoài ra, một số nguyên nhân còn có thể dẫn đến viêm họng cấp tính thường gặp là do nấm Candida, do khói bụi, khói thuốc lá, do tác động của rượu bia.

Viêm họng cấp tính thường gây các triệu chứng tại hầu mũi họng như ho, đau họng, nghẹt mũi, chảy mũi, đôi khi gây sốt toàn thân…Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách thì bệnh có thể tiến triển và để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan khác chẳng hạn như gây viêm khớp, viêm cầu thận cấp,… Bệnh thường dễ dàng lây qua các giọt bắn như nước bọt, nước mũi. Trên lâm sàng viêm họng cấp được chia thành 2 thể:

  • Viêm họng trắng: không có nhiều thay đổi về mặt màu sắc vùng hầu họng bị ảnh hưởng.
  • Viêm họng đỏ: vùng niêm mạc hầu họng bị viêm đỏ và sưng tấy lên một cách đột ngột. Bệnh thường diễn biến phức tạp hơn, đi kèm sốt, ớn lạnh và có thể mắc kèm các bệnh lý hô hấp khác.
Tình trạng viêm họng đỏ cấp tính
Tình trạng viêm họng đỏ cấp tính

2.2. Viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm họng dai dẳng, kéo dài ít nhất một tuần và có thể diễn ra trong suốt nhiều năm. Viêm họng mạn tính thường do một viêm nhiễm mạn tính khác gây ra thường là viêm xoang mũi lan tỏa đến họng, hoặc cũng có thể là hậu quả của nhiều đợt viêm họng cấp tính mà không đáp ứng với thuốc điều trị.

Bệnh kéo dài trong một thời gian dài làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Người mắc viêm họng mạn tính thường trải qua các cơn đau họng dữ dội khiến cho việc ăn uống khó khăn, đôi khi đi kèm nóng, sốt thường xuyên khiến cơ thể ngày càng suy kiệt.

2.3. Viêm họng xung huyết

Đây là bệnh lý thường xuất hiện tại các thời điểm chuyển giao mùa trong năm, dẫn đến cơ thể không kịp thích ứng với môi trường gây ra các triệu chứng khó chịu như: cay nóng họng, ngứa họng, ho khởi phát vào lúc bắt đầu đi ngủ, ho dai dẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này gần giống với viêm họng cấp tính nhưng các triệu chứng do xung huyết thường nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn và cần nhanh chóng được chữa trị.

Xem thêm: Top 10 loại kẹo ngậm ho tốt được bán nhiều tại các nhà thuốc

2.4. Viêm họng giả mạc

Trực khuẩn bạch hầu là tác nhân chính gây ra tình trạng viêm họng giả mạc. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là bên cạnh việc viêm, đau hầu họng thì phía ngoài niêm mạc họng còn xuất hiện các màng giả màu trắng đục dày, bám chắc vào niêm mạc và rất khó để bốc ra. Các màng này có thể lan xuống vùng cổ họng gây tắc nghẽn được nuốt, đường thở của bệnh nhân và có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Trẻ nhỏ từ 2-7 tuổi là độ tuổi có nguy cơ cao nhiễm phải vi khuẩn Bạch hầu.

Tình trạng viêm họng giả mạc do vi khuẩn Bạch Hầu
Tình trạng viêm họng giả mạc do vi khuẩn Bạch Hầu

2.5. Viêm họng do liên cầu khuẩn

Vi khuẩn Streptococcus là loại liên cầu khuẩn thường hay gây ra các tình trạng viêm, đau rát họng. Bệnh thường đi kèm nóng sốt, thường xảy ra ở trẻ từ 5-15 tuổi đặc biệt là ở đối tượng có thói quen uống nước đá. Viêm họng do liên cầu khuẩn thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với tác nhân virus. Bên cạnh đó, nếu điều trị không kịp thời, dứt điểm thì bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, viêm tai giữa cấp, viêm xương khớp, áp xe amidan.

Trên đây là các thể viêm họng thường gặp nhất. Việc điều trị khi chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng rất có thể đưa đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu viêm họng nên tìm đến bác sĩ để chẩn đoán đúng thể bệnh, dựa vào từng thể cụ thể mà bác sĩ sẽ có hướng chỉ định điều trị riêng biệt, hợp lý và an toàn cho người bệnh.

3. Những nguyên nhân gây viêm họng

Nguyên nhân gây viêm họng bao gồm nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi, từ nhiễm trùng đến chấn thương. Dưới đây là một số nguyên nhân đau họng phổ biến nhất.

Bệnh do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là thay đổi thời tiết bất thường làm hệ miễn dịch suy yếu
Bệnh do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là thay đổi thời tiết bất thường làm hệ miễn dịch suy yếu

3.1. Cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh nhiễm virus khác

Khoảng 90 phần trăm bệnh viêm họng là do virus gây ra. Trong đó các loại virus là: Cảm lạnh thông thường, cúm, bệnh truyền nhiễm lây truyền qua nước bọt, bệnh sởi, thủy đậu, bệnh gây phát ban và sốt, quai bị, nhiễm trùng gây sưng tuyến nước bọt ở cổ.

3.2. Viêm họng do vi khuẩn gây nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm họng. Phổ biến nhất là viêm họng liên cầu khuẩn , amidan do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra và nhiễm trùng cổ họng.

Gần 40 phần trăm các trường hợp đau họng ở trẻ em là do viêm họng liên cầu gây ra. Viêm amidan và các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia cũng có thể gây đau họng.

3.3. Bị viêm họng dị ứng

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cỏ và lông thú cưng, nó sẽ tiết ra các hóa chất gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi và kích ứng họng. Chất nhầy khi tiết ra bị dư thừa trong mũi có thể chảy xuống phía sau cổ họng, gây kích ứng cổ họng.

Bị viêm họng do dị ứng
Bị viêm họng do dị ứng

3.4. Thời tiết hanh khô

Không khí khô thường có xu hướng hút hơi ẩm từ miệng và cổ họng của chúng ta, khiến chúng cảm giác khô và trầy xước. Không khí có thể rất khô trong những tháng mùa đông khi máy sưởi đang chạy.

3.5. Khói, hóa chất và các chất độc hại khác cũng là nguyên nhân gây viêm họng

Trong tự nhiên và môi trường có nhiều chất hóa học có thể gây kích ứng cổ họng, bao gồm:

  • Thuốc lá và khói thuốc lá
  • Ô nhiễm không khí
  • Chất tẩy rửa và hóa chất khác

3.6. Chấn thương

Bất kỳ thương tích nào, chẳng hạn như bị đánh hoặc cắt vào cổ, có thể gây đau ở cổ họng. Thực ăn bị mắc kẹt trong cổ họng cũng có thể gây kích ứng. Hoặc việc lặp đi lặp lại sử dụng các dây thanh âm và cơ trong cổ họng. Bạn cũng có thể bị đau họng sau khi la hét, nói to hoặc hát trong một thời gian dài. Đau họng là một khiếu nại phổ biến của các giáo viên – những người thường phải la hét.

3.7. Bệnh trào ngược dạ dày (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản – ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày. Axit đốt cháy thực quản và cổ họng, gây ra các triệu chứng như ợ nóng và trào ngược axit – sự trào ngược axit dạ dày vào cổ họng trong thời gian dài gây viêm họng.

4. Những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị viêm họng

Viêm họng là một trong những tình trạng phổ biến mà hầu như ai cũng sẽ trải qua trong đời, đa số các bệnh nhân thường nghĩ viêm họng thường tự khỏi sau vài hoặc chỉ ảnh hưởng đến vùng hầu họng. Tuy nhiên, trên thực tế không ít biến chứng nguy hiểm xảy ra tại các vị trí khác mà viêm họng gây ra chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng huyết, nhiễm độc liên cầu khuẩn với các triệu chứng nguy hiểm như hạ huyết áp, suy hô hấp, rối loạn tri giác.
  • Viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc.
  • Viêm tai giữa cấp, viêm tai trong cấp.
  • Viêm thanh quản, viêm khí phế quản, viêm phổi, áp xe phổi.
  • Tình trạng ngưng thở khi ngủ do Amidan sưng to che lấp đường thở.
  • Ăn uống kém, suy dinh dưỡng, mất ngủ.

Xem thêm: Khàn tiếng uống nước gì để cải thiện tình trạng hiệu quả

5. Bệnh viêm họng được điều trị như thế nào

Phương pháp điều trị viêm họng hiệu quả phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng. Dưới đây là các cách điều trị viêm họng thường an toàn, hiệu quả nhất.

5.1. Chăm sóc tại nhà giúp giảm tình trạng viêm đau

Các trường hợp viêm họng nhẹ chẳng hạn như viêm họng do khói bụi, do virus có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để nâng cao sức đề kháng và đẩy lui bệnh. Các việc cần làm để chăm sóc bệnh nhân viêm họng tại nhà bao gồm:

  • Thường xuyên súc miệng: Súc miệng với nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày để rửa sạch vùng hầu họng, giảm sự tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây viêm họng.
  • Uống nhiều nước: Trong các trường hợp viêm họng, cơ thể thường phản ứng lại bằng cách tăng nhịp hô hấp dẫn đến tăng lượng hơi nước đào thải theo hơi thở. Việc cung cấp đủ lượng nước giúp cơ thể cân bằng, khỏe mạnh và nhanh chóng khỏi bệnh. Khi uống nước nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm, hạn chế uống nước đá để tránh nhiễm liên cầu khuẩn khiến cho tình trạng viêm họng trầm trọng hơn. Các loại nước ấm có tác dụng làm dịu cổ họng, chẳng hạn như trà nóng với mật ong, nước canh, hoặc nước ấm với chanh. Trà thảo dược đặc biệt làm dịu cơn đau họng rất tốt.
  • Giữ ấm cơ thể: giữ ấm cổ, xoa dầu khi nhiệt độ môi trường thấp, không ngồi dưới máy lạnh khi đang bị viêm họng để tạo điều kiện cho bệnh nhanh chóng khỏi.
  • Ngậm một miếng kẹo cứng hoặc viên ngậm giúp giảm đau họng.
  • Tăng thêm độ ẩm cho không khí bằng cách sử dụng máy phun sương trong phòng.
  • Hạn chế giao tiếp đến khi cổ họng cảm thấy tốt hơn.
Một tách trà ấm nóng cũng có thể làm giảm cơn đau họng
Một tách trà ấm nóng cũng có thể làm giảm cơn đau họng

5.2. Điều trị bằng thuốc

Có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị viêm họng, việc lựa chọn thuốc phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Một số nhóm thuốc cơ bản thường hay sử dụng trong điều trị viêm họng bao gồm:

  • Thuốc sát khuẩn đường hô hấp: các loại tinh dầu được đóng viên nang mềm thường được sử dụng để sát khuẩn, giảm ho, giúp cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc kháng sinh: điều trị viêm họng do vi khuẩn. Cần lựa chọn kháng sinh hợp lý với vi khuẩn nhạy cảm, sử dụng đúng liều, đủ ngày để phòng ngừa đề kháng thuốc.
  • Nhóm thuốc điều trị triệu chứng: các thuốc kháng histamin H1 để điều trị các triệu chứng dị ứng như viêm mũi, ngạt mũi. Viên uống hạ sốt hoặc các thuốc đặc trị các triệu chứng khác thường xảy ra kèm với tình trạng viêm họng.
  • Các nhóm thuốc kháng viêm: giúp giảm nhanh chóng tình trạng viêm, giảm các triệu chứng đi kèm như đau họng, khó thở,…

5.3. Sản phẩm Hotexcol hỗ trợ giảm đau rát cổ họng

Sản phẩm viên ngậm ho Hotexcol có tác dụng giảm đau rát cổ họng, khàn tiếng
Sản phẩm viên ngậm ho Hotexcol có tác dụng giảm đau rát cổ họng, khàn tiếng

Viên ngậm Hotexcol là sự kết hợp của 2 thành phần đặc biệt, đi đầu thị trường trong lĩnh vực kẹo ngậm ho là Chiết xuất lá Thường xuân và Chiết xuất Quả Cơm cháy (Elderberry) cùng 5 loại tinh dầu: tinh dầu Bạc Hà, tinh dầu Tắc, tinh dầu Tần, tinh dầu Gừng, tinh dầu Quế giúp thông họng, giảm ho, giảm tiết đờm dãi, giảm đau rát họng do ho kéo dài.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị kho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, do viêm họng, viêm phế quản.
  • Người bị khàn tiếng, ngứa rát cổ họng.
  • Người bị viêm họng do môi trường ô nhiễm: khói bếp, khói công nghiệp, bụi bẩn,…

Lời kết

Bệnh viêm họng do nhiễm virus thường có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề như đau họng nghiêm trọng khó thở hoặc đau khi thở, khó mở miệng, sốt cao hơn 101 độ F (38 độ C), đau tai… thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về tình trạng này. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ hoặc gọi Hotline 19007061 để được bác sĩ tư vấn Miễn phí.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Viêm họng hạt là gì? nguyên nhân do đâu và cách điều trị

    Nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan và cách khắc phục hiệu quả

    Bị viêm họng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh – Lời khuyên của chuyên gia

    Đau họng uống thuốc gì thì nhanh khỏi nhất?

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ