Viêm họng là tình trạng viêm của niêm mạc dọc theo phía sau cổ họng, hoặc hầu họng. Tình trạng viêm này có thể gây khó chịu, khô và đau cổ họng. Bệnh viêm họng lâu ngày chuyển sang mãn tính được gọi là viêm họng hạt.
1. Viêm họng hạt là bệnh gì?
Viêm họng hạt là tình trạng bệnh viêm họng kéo dài và tái phát nhiều lần dẫn đến vùng hầu họng và amidan bị viêm nhiễm làm cho các tế bào lympho phải làm việc quá sức gây ra hiện tượng bị phình to và hình thành các hạt. Hạt viêm này xuất hiện sau thành từng cụm với kích thước to nhỏ khác nhau có thể bằng hạt ngô, đỗ chúng sẽ kích thích vào vùng họng gây ra những hiện tượng đau rát khó chịu. Khi bệnh không được chữa trị sớm mà kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng như:
- Cổ họng bị áp xe, sưng… viêm amidan.
- Mắc thêm các bệnh về tai mũi họng.
- Có thể ảnh hưởng tới bộ phận khác như: tim, thận, khớp,…
- Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng máu cần điều trị nhanh.
- Nguy hiểm nhất có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt
Bệnh viêm họng có hạt là bệnh hô hấp phổ biến ở nước ta, chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. Nguyên nhân chính của bệnh là do việc chủ quan trong điều trị viêm họng, tuy nhiên một số nguyên nhân sâu xa có thể kể đến như:
- Nguyên nhân trực tiếp: Cơ thể bị xâm nhập bởi vi khuẩn vi rút khiến tế bào bạch cầu phải làm việc liên tục dẫn tới “kiệt sức”, không còn khả năng kháng lại vi khuẩn, virus dẫn tới bệnh viêm họng hạt.
- Nguyên nhân gián tiếp: Do thói quen ăn uống, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ cay nóng. Môi trường sống bị ô nhiễm bởi bụi bẩn, hóa chất độc hại.
- Nguyên nhân do bệnh lý: Những người bị mắc chứng trào ngược dạ dày, suy gan, viêm mũi dị ứng, viêm amidan,…
3. Triệu chứng của bệnh viêm họng hạt
Triệu chứng của bệnh viêm họng hạt rất ít và thường bị nhầm lẫn với bệnh lý khác, chủ yếu là:
- Người bệnh chỉ có một vài triệu chứng ngứa, vướng họng, khó chịu cổ họng, có nhiều đờm trong cổ họng.
- Đôi lúc họng thấy khô rát khó chịu nhưng không có triệu chứng sốt như những bệnh tai mũi họng thông thường khác.
- Bằng mắt thường có thể quan sát thấy thành sau họng có nhiều hạt lớn nhỏ như hạt đỗ hoặc hạt ngô, có nhiều hạt nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ.
4. Điều trị bệnh viêm họng hạt
Để chữa khỏi bệnh viêm họng hạt, trước tiên cần điều trị dứt điểm viêm nhiễm xung quanh amidan và cổ họng. Để có hiệu quả tốt nhất, phải tuân theo quy trình điều trị của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân viêm họng hạt là do sự xâm nhập của vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để kháng lại sự phát triển của vi khuẩn. Một số loại thuốc thường gặp như: nhóm thuốc beta-lactam và nhóm thuốc macrolid.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Dùng paracetamol, aspirin để giảm các triệu chứng sốt, đau rát họng.
- Thuốc kháng viêm: Dùng ibuprofen, diclophenac… để làm thuyên giảm cảm giác sưng, đau. Với tình trạng bệnh nặng hơn các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc prednisolon, dexamethason, betamethason.
- Vệ sinh răng miệng và súc họng bằng nước muối ấm 3 – 5 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp đốt hạt kết hợp với điều trị viêm nhiễm để chữa lành hoàn toàn bệnh.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số bài thuốc đông y để chữa trị viêm họng hạt như Bài thuốc trị thể ngoại cảm phong hàn với chứng đau rát họng, sưng tấy, nghẹt mũi, khàn tiếng, Bài thuốc kịch độc thời khí trị chứng nghẹn khi nuốt, cổ họng khô rát, đau dữ dội, Bài thuốc kinh dương minh tích nhiệt loại bỏ chứng nóng rát trong yết hầu, sốt cao, mệt mỏi hay bài thuốc thanh hầu bổ phế thang giúp điều trị bệnh dứt điểm.
Xem thêm: Top 10 loại kẹo ngậm ho tốt được bán nhiều tại các nhà thuốc
5. Viêm họng hạt kiêng gì, ăn gì
Để có kết quả điều trị tốt, ngoài tuân thủ theo nguyên tắc điều trị, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
5.1. Thực phẩm nên bổ sung
- Đồ xay nhuyễn, mềm: Giúp việc nhai nuốt dễ dàng hơn, tránh ma sát vào cổ họng gây đau.
- Rau củ quả nhiều vitamin A, C, E: giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Thực phẩm giàu kẽm: kích thích quá trình trao đổi chất, ngăn chặn sự tấn công của virus.
- Uống nhiều nước, không để cổ họng bị khô nhằm hạn chế đau rát cổ họng.
5.2. Viêm họng hạt nên kiêng ăn gì?
- Thực phẩm có tính axit: thực phẩm chứa axit axit gây đau rát và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
- Thức ăn cay nóng: Thực phẩm có ớt, cà ri, hạt tiêu như xúc xích, kim chi,… sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm giàu chất béo: thực phẩm nhiều chất béo gây ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Thực phẩm thô: Bánh mì nướng, salad chưa nấu chín có kết cấu khô và cứng sẽ làm trầy xước niêm mạc vòm họng.
Viêm họng hạt là bệnh lý có khó nhận biết tuy nhiên có nhiều diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Khi bị đau họng kéo dài điều trị không khỏi cần đến ngay các cơ sở y tế để được chuẩn đoán sớm và điều trị nếu không may bị mắc viêm họng hạt, qua đó tránh được các biến chứng xấu đối với sức khỏe.
6. Viên ngậm Hotexcol
Khi bị đau họng bạn có thể sử dụng viên ngậm Hotexcol của Công ty Dược Dân Khang. Viên ngậm Hotexcol dành cho người bị kho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, do viêm họng, viêm phế quản, bị khàn tiếng, ngứa rát cổ họng, bị viêm họng do môi trường ô nhiễm: khói bếp, khói công nghiệp, bụi bẩn,… Viên ngậm có chiết xuất 100% từ các loại dược liệu thiên nhiên với các công dụng tối ưu, hiệu quả trong điều trị viêm họng: lá Thường Xuân, chiết xuất quả Cơm Cháy và một số tinh dầu như Bạc Hà, Tắc, Tần, Gừng, Quế.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Top 8 loại kẹo ngậm đau họng tốt nhất hiện nay
Ho có đờm là gì? nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa
Bị viêm họng uống thuốc gì? cách chữa viêm họng hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh Viêm họng mãn tính và cách chữa trị hiệu quả
Viêm họng cấp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị