Bị viêm họng uống thuốc gì? cách chữa viêm họng hiệu quả

Bị viêm họng uống thuốc gì để nhanh khỏi

Viêm họng là một bệnh lý thường xuyên xảy ra và vô cùng phổ biến hiện nay nhất là khi thời tiết thay đổi bất thường, ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Để điều trị căn bệnh này thì có thể sử dụng một số loại thuốc tây y theo sự kê đơn hay sử dụng các bài thuốc đông y cổ truyền. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm chiết xuất từ thảo dược vừa lành tính vừa đem đến hiệu quả tối ưu.

1. Viêm họng là gì?

Viêm họng là một dạng viêm nhiễm ở cổ họng do vi khuẩn hoặc virus gây đau đớn và khó chịu ở cổ họng. Thông thường khi bị viêm họng, người bệnh không chỉ gặp các triệu chứng như đau rát họng, khô họng, long đờm mà còn gặp các vấn đề kèm theo như: sốt, hắt hơi, sổ mũi, phát ban, đau đầu,… Thông thường bệnh có thể biến mất từ 5-7 ngày, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan cần phải điều trị kịp thời để tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về sau.

Trẻ em chính là lứa tuổi thường mắc viêm họng do hệ miễn dịch còn kém
Trẻ em chính là lứa tuổi thường mắc viêm họng do hệ miễn dịch còn kém

2. Bị viêm họng khi nào nên dùng thuốc

Viêm họng là phản ứng của các tổ chức miễn dịch tại hầu-họng-mũi để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân bên ngoài gây hại như virus, vi khuẩn, bụi bẩn,… Các phản ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày trong trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, nếu tiếp tục được tiếp xúc với các tác nhân gây hại này, chẳng hạn như khi thời tiết thay đổi trở lạnh trong một thời gian thì tình trạng viêm họng có thể không tự thuyên giảm. Khi này, việc sử dụng thuốc để giảm nhẹ các tình trạng viêm nhiễm được khuyến cáo nhằm cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng của viêm họng.

Trong các nhóm thuốc điều trị viêm họng thì nhóm kháng sinh chỉ được chỉ định trong trường viêm họng do vi khuẩn, hoặc đi kèm với nhiễm khuẩn. Viêm họng do liên cầu khuẩn thường phức tạp, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có hướng điều trị kịp thời, việc điều trị đòi hỏi chọn đúng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn, tuân thủ điều trị đúng liều lượng, đủ ngày để ngăn ngừa tình trạng đề kháng kháng sinh.

Trong quá trình điều trị dùng thuốc phải đi kèm với các phương pháp phòng ngừa bệnh hợp lý để việc điều trị đạt hiệu quả cao. Cách ly với các yếu tố nguy cơ gây viêm họng chẳng hạn như bụi bẩn, nhiệt độ lạnh, uống đá lạnh giúp việc điều trị bằng thuốc tăng cao hiệu quả.

Sử dụng thuốc hợp lý giúp ngăn ngừa các biến chứng của viêm họng
Sử dụng thuốc hợp lý giúp ngăn ngừa các biến chứng của viêm họng

3. Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm họng

Việc lựa chọn thuốc phù hợp phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng, mỗi loại viêm họng sẽ có thuốc đặc trị chuyên biệt. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm họng:

3.1. Thuốc kháng sinh

Kháng sinh là thuốc lựa chọn ưu tiên và chỉ dùng trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn mà thường là liên cầu khuẩn Streptococcus. Các nhóm kháng sinh thường được dùng điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Penicillin: Là nhóm kháng sinh tác động tốt trên các vi khuẩn Gram (+) gây viêm họng và là một trong những lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm họng vi khuẩn. Thông thường, bệnh nhân chỉ cần dùng Penicillin V đường uống để điều trị trong các trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn. Ở những bệnh nhân khó tuân thủ dùng thuốc đủ liều, đủ ngày hoặc việc sử dụng thuốc bằng đường uống khó khăn, bác sĩ có thể chỉ định Benzathine penicillin G tiêm bắp một liều duy nhất.
  • Amoxicillin: là một dẫn xuất có nguồn gốc từ Penicillin, là một trong những lựa chọn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị viêm họng liên cầu khuẩn do tính hiệu quả, an toàn, mùi vị dễ chịu và khả năng hấp thu tốt hơn nhiều so với nhóm Penicillin thông thường. Do có cấu trúc tương đồng nhau nên ở các bệnh nhân dị ứng với Penicillin cũng không nên sử dụng Amoxicillin để điều trị mà nên đổi sang các nhóm kháng sinh khác không có cấu trúc vòng beta-lactam trong phân tử. Amoxicillin cũng được sử dụng bằng đường uống, thường ở dạng phóng thích kéo dài hoặc bao phim do đó khi dùng nên uống nguyên viên, không bẻ viên, cắn, nghiền viên thuốc.
  • Cephalosporin: nhóm tiếp theo trong danh sách các kháng sinh cũng là một nhóm có khung cấu trúc beta-lactam. Đây được xem là một trong những khung cấu trúc có hiệu quả cao và ít tác dụng phụ nhất trong các kháng sinh. Cefalexin và Ceftriaxon là hai hoạt chất được sử dụng nhiều để điều trị viêm họng, giúp ngăn ngừa quá trình tổng hợp nên thành tế bào của các vi khuẩn đang tăng trưởng. Cũng giống như hai nhóm thuốc trên, do cấu trúc vòng beta-lactam tương đồng nên cơ chế tác động là giống nhau và khả năng dị ứng chéo với Penicillin là rất cao, do đó bệnh nhân dị ứng Penicillin cũng không nên sử dụng nhóm thuốc này.
  • Macrolide: nhóm kháng sinh ít sử dụng hơn trong điều trị viêm họng là kháng sinh Macrolide. Với khả năng làm rối loạn hoạt động của ribosome vi khuẩn, Macrolide là một trong những kháng sinh đạt hiệu quả và tính an toàn cao nhất sau Penicillin trong việc điều trị viêm họng. Các kháng sinh trong nhóm thường được dùng trong trường hợp này là: Azithromycin, Clarithromycin. Nhóm này thường được chỉ định trong trường hợp viêm khuẩn do liên cầu khuẩn mà bệnh nhân lại không thể dùng được Penicillin chẳng hạn như khi bị dị ứng với Penicillin.
  • Clindamycin: kháng sinh thuộc nhóm Lincosamide có tác động tốt lên các vi khuẩn Gram (+), được sử dụng thay thế khi Penicillin và Macrolide không thể được sử dụng để điều trị viêm họng.

Dựa vào tình trạng thực tế về mức độ viêm, chi phí, độ nhạy cảm của vi khuẩn mà bác sĩ sẽ lựa chọn các kháng sinh phù hợp nhất. Khi sử dụng kháng sinh sau 48 giờ vẫn thấy các triệu chứng viêm họng không thuyên giảm, nên báo cho bác sĩ phụ trách điều trị biết để điều chỉnh phác đồ điều trị cho hợp lý.

Lộ trình điều trị bằng kháng sinh thông thường kéo dài từ 5-10 ngày, không được phép tự ý ngưng thuốc vì sẽ làm gia tăng khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Sau khi khỏi bệnh, vẫn tiếp tục sử dụng thuốc cho đủ số ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại.

3.2. Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm giúp giảm bớt tình trạng viêm, đau, rát họng gây khó chịu cho người bệnh. Một số nhóm thuốc kháng viêm thường hay sử dụng là:

  • NSAID: hay còn gọi là nhóm thuốc kháng viêm không chứa Steroid. Nhóm này ức chế hoạt động của enzym COX trong cơ thể, làm giảm tạo ra các Prostaglandin gây viêm. Tác động giảm viêm, giảm đau của nhóm này chỉ nằm mức trung bình. Việc sử dụng lâu dài nhóm thuốc này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày và tim mạch. Một số hoạt chất thường hay được sử dụng trong điều trị viêm họng bao gồm: Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac.
  • Corticoid: hay còn gọi là nhóm kháng viêm Steroid, đây là một nhóm thuốc có nguồn gốc từ hormon corticoid có trong tuyến thượng thận. Khả năng giảm viêm, đau họng của nhóm này cao hơn so với NSAID, tuy nhiên xét về mặt tác dụng phụ thì cũng gây ra nhiều biến cố không mong muốn nguy hiểm hơn. Do đó, chỉ dùng loại thuốc này khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm này bao gồm: Dexamethasone, Prednisolone,…
  • Nhóm enzym: các men có khả năng chống viêm, giảm phù nề, làm tan đờm, giảm sự xung huyết tại niêm mạc hầu họng như Serratiopeptidase, Alphachymotrypsin cũng thường hay được sử dụng để giảm triệu chứng bệnh viêm họng. Do cấu trúc là các protein, dễ bị biến tính khi đi qua dạ dày nên nhóm thuốc này thường được khuyến cáo sử dụng dưới dạng viên đặt dưới lưỡi để duy trì hiệu quả điều trị viêm họng.

3.3. Thuốc làm giảm triệu chứng

Bên cạnh đau rát họng do viêm, người bị viêm họng còn có thể đi kèm các triệu chứng khác chẳng hạn như sốt, ho có đờm, sổ mũi, nhức đầu,… Trong trường hợp này các thuốc điều trị triệu chứng sẽ được chỉ định cụ thể phụ thuộc vào bệnh nhân có những triệu chứng gì và mức độ như thế nào. Các thuốc trị triệu chứng thường được phối hợp sử dụng chung với các thuốc điều trị viêm họng đã trình bày ở những phần trên để giúp cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, ăn uống ngon miệng, tạo điều kiện để bệnh tình nhanh chóng hồi phục.

Xem thêm: Top 10 loại kẹo ngậm ho tốt được bán nhiều tại các nhà thuốc

4. Các bài thuốc Đông y giúp chữa viêm họng

Viêm họng là một căn bệnh hết sức phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường xuyên xuất hiện vào giai đoạn giao mùa. Chính vì thế, từ xa xưa đã có nhiều thầy thuốc đông y sử dụng các vị thuốc thảo dược để giúp chữa trị bệnh và hạn chế các triệu chứng kèm theo khi bị bệnh này.

Các vị thuốc đông y giúp điều trị viêm họng an toàn, lành tính và không gây mệt mỏi hay buồn ngủ
Các vị thuốc đông y giúp điều trị viêm họng an toàn, lành tính và không gây mệt mỏi hay buồn ngủ

4.1. Bài thuốc đông y giúp điều trị cổ họng sưng đau

Bài thuốc đông y giúp điều trị các triệu chứng như cổ họng sưng đau, nuốt vướng, đau đầu, mệt mỏi.

Sử dụng các vị thuốc: kinh giới, khương hoạt, xuyên khung, tiền đồ, phục linh, độc hoạt, phòng phong, chi xác, sài hồ, cát cánh, cam thảo.

Sau đó cho các vị thuốc vào ấm và sắc với nước cho cô đặc khoảng còn 1 bát con. Ngoài ra, có thể cho thêm gừng tươi thái mỏng, lá bạc hà vào sắc chung. Bạn có thể chia bát thuốc thành 5 phần và uống hết trong ngày.

4.2. Bài thuốc đông y giúp giảm đau rát cổ họng

Bài thuốc đông y giúp giảm tình trạng sưng đỏ, đau cổ họng, sốt sợ nóng, cơ thể mệt mỏi, bụng bồn chồn, nóng rát ở họng.

Sử dụng các vị thuốc thảo dược: chi tử, hoàng cầm, đại hoàng, liên kiều, cam thảo. Đem các vị thuốc này sao giòn cho thật thơm, rồi tiến hành tán và giã nhuyễn thành bột mịn. Mỗi khi sử dụng, lấy khoảng 10g bột thuốc trộn cùng với nước lá bạc hà hoặc mật ong để uống. Mỗi ngày nên uống khoảng 4 lần để có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bị bệnh.

4.3. Sử dụng thảo dược tam thất

Sử dụng tam thất ngâm chung với nước muối trong vòng từ 5 -7 ngày. Sau đó lấy tam thất ra, thát lát thật mỏng, sao giòn. Cách sử dụng lấy tam thất được thái mỏng sau đó nhai, ngậm và nuốt cả bã lẫn nước vào miệng. Có thể sử dụng các bài thuốc nhai ngậm này từ 7 -10 lần trong một ngày để điều trị khi bị viêm họng.

Bài thuốc giúp điều trị tình trạng khô nóng, đau rát họng, ăn uống khó khăn, nuốt vướng và đau ở hai mạn sườn.

Sử dụng các vị thuốc như: cam thảo, mộc hương, viễn chí, nhân sâm, sài hồ, bạc hà, bạch thược, bạch truật, đương quy, phục thần, long nhãn thục, hoàng kỳ, toan táo nhân.

Những vị thuốc toan táo nhân, cam thảo chích, viễn chí có thể bỏ lõi tẩm nước gừng và sao vàng cánh gián, đối với phục thần thì bỏ đi cuống. Sau đó, đem tất cả các vị thuốc đã được sơ chế bỏ vào ấm và sắc với khoảng 1,5 lít nước. Sắc thuốc trong một thời gian dài cho đến khi cô đặc còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp, chia nhỏ phần thuốc đã sắc ra làm 5 lần để uống trong ngày.

Tam thất là một loại thảo dược quý thuộc họ nhân sâm
Tam thất là một loại thảo dược quý thuộc họ nhân sâm

4.4. Sản phẩm viên ngậm Hotexcol

Ngoài ra, có một cách dễ dàng hơn khi vẫn sử dụng các vị thuốc đông y lành tính nhưng không phải mất nhiều thời gian sắc và chuẩn bị, sử dụng viên ngậm Hotexcol của Công ty dược Dân Khang, giúp điều trị viêm họng hiệu quả.

Viên ngậm Hotexcol có các thành phần thảo dược 100% như: Lá thường xuân thường được sử dụng để ngăn ngừa sự tắc nghẽn đường hô hấp, quả cơm cháy dùng để điều trị các bệnh như ho, viêm họng, cảm, sốt, đau đầu,… có tác dụng chống oxy hóa, kháng vi-rút, tinh dầu tắc được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm, ho, khàn tiếng, mất giọng, viêm amidan tinh dầu  bạc hà, tinh dầu gừng, tinh dầu quế được xem như là một loại thuốc kháng sinh chống lại sự xâm nhập của một số tác nhân gây hại cho vòm họng.

Viên ngậm viêm họng Hotexcol giúp giảm các triệu chứng như: đau rát cổ họng, ho và khàn tiếng
Viên ngậm viêm họng Hotexcol giúp giảm các triệu chứng như: đau rát cổ họng, ho và khàn tiếng

Bạn đang lo lắng về tình trạng ho, đau họng. Hãy đặt câu hỏi cho dược sĩ ngay hoặc gọi số Hotline: 19007061 để được nhận tư vấn MIỄM PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Nguyên nhân gây bệnh Viêm họng mãn tính và cách chữa trị hiệu quả

    Viêm họng cấp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Top 8 loại kẹo ngậm đau họng chiết xuất thảo dược an toàn hiệu quả

    Viêm họng hạt là gì? nguyên nhân do đâu và cách điều trị

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ