Viêm họng cấp là một căn bệnh thường gặp và xảy ra quanh năm đặc biệt phổ biến trong thời điểm giao mùa. Đối tượng bị rất đa dạng từ trẻ em cho đến người lớn tuổi, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ và người cao tuổi vì đều là đối tượng có hệ miễn dịch kém. Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm họng cấp cần có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh đem lại những hệ quả hay biến chứng thành các bệnh nguy hiểm hơn.
1. Viêm họng cấp là gì?
Họng bao gồm cổ họng và thanh quản. Trong họng có nhiều mạch máu, các cơ hầu, hạch amidan và dây thanh quả. Khi bị viêm họng cấp nghĩa là bộ phận niêm mạc của họng bị sưng, viêm và tấy lên gây cảm giác ngứa rát, đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Viêm họng cấp là một căn bệnh phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi rút, vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, sức đề kháng còn kém nhất là đối với trẻ em từ 2-5 tuổi. Bệnh không quá nguy hiểm và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên nếu chủ quan để bệnh tình trở nên nặng, không kịp thời điều trị sẽ gây nhiều biến chứng xấu đối với sức khỏe chúng ta.
2. Nguyên nhân của viêm họng cấp
Vùng hầu họng là vị trí có nhiều tổ chức miễn dịch của cơ thể, các tổ chức này phản ứng rất mạnh mẽ đối với các tác nhân gây hại dẫn đến viêm họng. Có rất nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng viêm họng cấp, một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
2.1. Viêm họng cấp do virus
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm họng cấp trong đa số các trường hợp. Do virus sinh sôi rất nhanh và kích thước rất nhỏ nên việc lây lan qua giọt bắn vào không khí cũng rất dễ dàng. Có nhiều chủng virus có thể gây ra viêm họng, một số chủng thường gặp là: Adenovirus, Epstein-Barr virus, Virus sởi, Virus cúm, Rhinovirus, Coronavirus, Enterovirus,…
Bệnh viêm họng cấp do virus thường có thể tự khỏi khi đề kháng của cơ thể đủ mạnh, tuy nhiên khi mắc phải tình trạng này bạn có thể gặp một số triệu chứng khó chịu như sau:
- Tăng thân nhiệt: Bệnh nhân viêm họng do virus có thể bị hành sốt mức độ nhẹ đến nặng tuỳ thuộc vào mức độ bệnh, tuy nhiên cũng không ít trường hợp bệnh nhân không bị sốt.
- Ho khan: Ho khan nhiều trong ngày, nhiều hơn lúc nữa đêm đến sáng khi ngủ.
- Kích ứng: Các bộ phận khác như mắt, mũi thường hay bị ảnh hưởng. Đặc trưng là các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt,…
- Đau họng: Đau khi thực hiện động tác nuốt.
Xem thêm: Top 10 loại kẹo ngậm ho tốt được bán nhiều tại các nhà thuốc
2.2. Viêm họng cấp do liên cầu khuẩn
Đây là một dạng viêm họng khác tương đối phức tạp hơn so với nguyên nhân do virus gây ra và hậu quả có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Chủng vi khuẩn thường gây bệnh trong trường hợp này là liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A. Các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp do liên cầu khuẩn cũng tương tự như trường hợp viêm họng cấp do virus nhưng mức độ thường nặng hơn và việc điều trị thường khó khăn hơn.
Bệnh do liên cầu khuẩn thường phải điều trị bằng các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn Gram (+), dùng kịp lúc, đúng liều, đủ ngày để ngăn cản quá trình đề kháng kháng sinh. Nếu việc điều trị không dứt điểm có thể gây ra biến chứng lên các cơ quan khác chẳng hạn như gây viêm thận, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, nhiễm độc tố vào máu.
2.3. Viêm họng cấp do vi khuẩn Bạch Hầu
Vi khuẩn Bạch hầu Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm họng giả mạc rất nguy hiểm ở trẻ em dưới 7 tuổi. Bệnh làm xuất hiện các màng giả bám chặt vào niêm mạc hầu họng, đôi khi làm tắc nghẽn đường thở rất nguy hiểm. Gần đây, do hiệu quả của vaccine mang lại mà bệnh dần được đẩy lùi, thường chỉ xuất hiện ở những trẻ không được tiêm vaccine đầy đủ.
2.4. Các nguyên nhân khác gây viêm họng cấp
Ngoài các tác nhân virus, vi khuẩn thì sự tiếp xúc với các điều kiện môi trường cũng có thể gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm họng cấp. Một số nguyên nhân thường gặp trong trường hợp này chẳng hạn như: tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, tiếp xúc với không khí lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột,… Trong các trường hợp này, bệnh nhân phải có biện pháp cách ly với các yếu tố này, giữ ấm cơ thể để việc điều trị đạt hiệu quả.
3. Dấu hiệu nổi bật của bệnh viêm họng cấp
Bệnh viêm họng cấp thời khởi phát một cách đột ngột, người bệnh sẽ bị sốt cao lên đến 38- 39 độ C. Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh chính là cảm giác đau, rát và buốt ở cổ họng, lúc đầu người bệnh sẽ cảm thấy khô nóng nhưng chỉ sau 1-2 ngày thì sẽ vô cùng khó chịu ngay cả khi ăn cơm, nói chuyện, uống nước hay nuốt nước miếng. Việc đau họng sẽ khiến cho người bệnh bị khàn giọng hoặc nói không ra hơi.
Ngoài cảm giác đau, khô rát họng thì người bệnh còn có các triệu chứng của bệnh cúm như: hắt xì hơi, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ toàn thân, chán ăn,… Khi bị viêm họng cấp người bệnh còn có thể bị phát ban toàn thân, nổi hạch và thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
Nếu như quan sát bên trong họng thì còn thấy được một số hạch trong cổ họng bị sưng, amidan bị sưng to và có dịch nhầy trắng bao phủ ở phía trên. Bên cạnh đó, vùng niêm mạc của họng bị sưng viêm đỏ lên.
Bệnh viêm họng cấp lây lan giữa người với người bằng dịch tiết ra ở vùng mũi và họng vì thế dễ dàng lây bệnh khi giao tiếp, trò chuyện hàng ngày. Vì thế, bạn phải cẩn trọng khi thấy còn người hắt hơi, sổ mũi, đau họng,… vì có thể bị lây bệnh.
4. Viêm họng cấp có nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng cấp thường tự khỏi sau vài ngày sau khi khởi phát, thường là do hệ miễn dịch của cơ thể đánh bại được các yếu tố gây hại xâm nhập. Do đó, không ít trường hợp bệnh nhân cũng chủ quan và không có hướng điều trị tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp viêm họng không được trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tại thận: Nhiều bệnh nhân sau khi mất các triệu chứng viêm họng khoảng 1-2 tuần sẽ khởi phát các triệu chứng của viêm cầu thận cấp với các triệu chứng như: phù nhẹ, ấn lõm, thiểu niệu hoặc vô niệu, nước tiểu có thể chứa hồng cầu,…Tình trạng này gặp nhiều ở viêm họng do liên cầu khuẩn Streptococcus A.
- Biến chứng hô hấp: Viêm họng nghiêm trọng có thể tiến triển xuống đường hô hấp dưới hoặc lan sang tai và mũi gây nên tình trạng viêm tại các vị trí này. Khi này, việc điều trị trở nên phức tạp và đòi hỏi tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian. Ngoài ra, các vị trí bị viêm, phù to hoặc màng giả xuất hiện trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn bạch hầu có thể chèn ép, gây tắc nghẽn đường hô hấp gây suy hô hấp rất nguy hiểm.
- Biến chứng trên tim mạch: Nhiều trường hợp bị viêm họng do chủng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có thể tiến triển thành bệnh lý về tim, thường gặp ở đối tượng là trẻ em dưới 15 tuổi. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm họng và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tim của bệnh nhân.
- Biến chứng trên khớp: Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể làm khởi phát phản ứng viêm tại vị trí khác, xương khớp là một trong các vị trí thường hay bị ảnh hưởng.
5. Các cách dùng để chẩn đoán viêm họng cấp
Việc chẩn đoán viêm họng cấp tức là chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đây là một bước đóng vai trò quan trọng và quyết định hầu như 90% hiệu quả của việc điều trị vì nó quyết định phác đồ điều trị chính xác cho bệnh nhân. Thông thường, việc khó khăn nhất trong chẩn đoán viêm họng cấp là việc phân biệt nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng là do liên cầu khuẩn hay do virus. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán viêm họng cấp thường sử dụng:
5.1. Khám lâm sàng
Bác sĩ thường sẽ xem xét vị trí, mức độ viêm họng, hỏi về tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng khác, thời điểm bị viêm họng và các triệu chứng khác liên quan. Thông qua việc hỏi bệnh các mức độ, bác sĩ sẽ dựa vào tiêu chuẩn Centor để đánh giá xem liệu có phải viêm họng do vi khuẩn hay không, tức là có nên điều trị bằng kháng sinh hay không.
Các tiêu chuẩn Centor:
- Không có ho
- Hạch cổ sưng to, đau
- Amidan xuất tiết, sưng đau
- Sốt cao > 38 độ
Đánh giá tình trạng bệnh dựa trên kết quả của tiêu chuẩn Centor:
- Trường hợp <1 triệu chứng: Không cần điều trị kháng sinh.
- 2-3 triệu chứng: Làm thêm các test tìm vi khuẩn, chẳng hạn như chọc dò dịch tiết để xét nghiệm.
- 4-5 triệu chứng: Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm.
5.2. Các xét nghiệm khác
Thường là các xét nghiệm máu để loại bỏ các nguyên nhân khác hoặc để đánh giá mức độ xâm nhập của vi khuẩn, độc tố vi khuẩn vào máu, xem xét mức độ ảnh hưởng của bệnh tình lên các cơ quan khác. Các xét nghiệm CRP, tế bào máu ngoại vi, procalcitonin,… thường được thực hiện trong trường hợp này.
6. Viêm họng cấp được điều trị như thế nào?
Nguyên tắc điều trị viêm họng cấp bao gồm chăm sóc sức khỏe tại nhà kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu. Lựa chọn thuốc nào để điều trị viêm họng cấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm:
6.1. Chăm sóc tại nhà
Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà sau để tăng cường hiệu quả điều trị viêm họng cấp:
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nên dùng nước ấm để ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại.
- Ngủ nghỉ đủ giấc, bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể để đẩy lui bệnh.
- Giữ ấm cơ thể, không nên uống đá hoặc ngồi phòng máy lạnh trong giai đoạn bị viêm họng cấp để bệnh tình nhanh chóng được phục hồi.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý mua ở tiệm thuốc hoặc nước muối tự pha bằng cách cho 9g muối ăn vào 1 lít nước để loại sạch bụi bẩn, vi sinh vật bám trên bề mặt gây hại.
- Dùng thêm các loại thực phẩm, dược liệu có khả năng hỗ trợ giảm viêm họng, chẳng hạn như mật ong, chanh đào, vỏ quýt, giấm táo,… Khi dùng kèm các loại thực phẩm, dược liệu này với thuốc tây nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tương tác thuốc nguy hiểm.
6.2. Dùng thuốc Tây điều trị viêm họng
Việc lựa chọn thuốc nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm họng cấp, thông thường phải phân biệt là viêm họng do vi khuẩn hay virus:
Trường hợp viêm họng do virus: Bệnh nhân được chỉ định các thuốc giảm đau họng như paracetamol hoặc các hoạt chất có thêm tính kháng viêm như ibuprofen để cải thiện triệu chứng đau, viêm họng. Kèm theo đó, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng để đẩy lui bệnh và các viên ngậm, viên tinh dầu giúp sát khuẩn tại họng. Bệnh do virus thường nhanh khỏi nếu phối hợp khoa học các phương pháp chăm sóc tại nhà và tuân thủ sử dụng các thuốc được chỉ định. Trong trường hợp nhiễm virus nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm các thuốc kháng virus phù hợp, không dùng kháng sinh trong trường hợp này.
Trường hợp viêm họng do vi khuẩn: Thuốc chủ đạo để điều trị viêm họng do vi khuẩn là các kháng sinh, đầu tay là kháng sinh nhóm Penicillin và Amoxicillin. Trong đó thì Amoxicillin là thuốc được ưa chuộng hơn bởi mùi vị dễ chịu và khả năng hấp thu tốt hơn so với nhóm còn lại. Trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với Penicillin thì không nên sử dụng luôn Amoxicillin do cấu trúc của 2 thuốc này tương tự nhau, đều có vòng Beta-lactam. Khi này, có thể lựa chọn các kháng sinh có khung cấu trúc khác chẳng hạn như kháng sinh nhóm Macrolide hoặc Clindamycin. Kèm theo đó, bệnh nhân cũng được chỉ định thêm các thuốc sát khuẩn đường hô hấp, thuốc tăng cường sức đề kháng và các thuốc điều trị triệu chứng như giảm viêm, giảm đau họng, hạ sốt,…
6.3. Viên ngậm Hotexcol giúp giảm triệu chứng viêm họng cấp
Bệnh viêm họng cấp có thể dễ dàng điều trị khi dùng thuốc và thường không nguy hiểm với người lớn nhưng lại dễ dàng đem đến nhiều biến chứng xấu nếu không chữa trị kịp thời đối với trẻ em. Chính vì thế, bố mẹ không thể chủ quan nếu con em mình bị bệnh này.
Thông thường để điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn sẽ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như Cephalosporin, Penicillin,… Ngoài ra, bạn còn được sử dụng các loại thuốc hạ sốt, thuốc sát khuẩn họng tại chỗ hay các loại viên ngậm để làm giảm triệu chứng bệnh,…
Thành phần:
Bạn có thể sử dụng viên ngậm Hotexcol của Công ty dược Dân Khang để có thể điều trị viêm họng cấp và giảm thiểu các biểu hiện do bệnh mang lại như đau rát cổ họng, khàn tiếng,… Hotexcol có thành phần 100% từ các loại thảo dược và dược liệu quý nên rất an toàn và hiệu quả như:
- Lá thường xuân: thường được sử dụng để ngăn ngừa sự tắc nghẽn đường hô hấp.
- Chiết xuất quả cơm cháy: dùng để điều trị các bệnh như ho, viêm họng, cảm, sốt, đau đầu,…
- Tinh dầu bạc hà: có chứa Menthol với tỷ lệ chiếm đến hơn 65%, L-menthon, L-pinen, L-limonen, Methyl Acetat, Flavonoid… là những thành phần có công dụng kháng khuẩn, chống viêm khá hiệu quả.
- Ngoài ra, sản phẩm còn có thêm một số thành phần như tinh dầu tắc, tinh dầu gừng, tinh dầu quế được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm, ho, khàn tiếng,…
Đối tượng sử dụng: Đối tượng sử dụng Hotexcol bao gồm: người bị kho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, do viêm họng, viêm phế quản; người bị khàn tiếng, ngứa rát cổ họng; người bị viêm họng do môi trường ô nhiễm: khói bếp, khói công nghiệp, bụi bẩn,…
Lời kết
Việc hiểu về viêm họng cấp, các triệu chứng, cách phòng ngừa và cách điều trị sẽ giúp cho bạn tự bảo vệ bản thân cũng như người thân xung quanh bạn tránh khỏi căn bệnh thường gặp này. Đừng nên coi thường căn bệnh viêm họng cấp vì nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn nếu như bạn không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bạn đang lo lắng về tình viêm họng cấp. Hãy đặt câu hỏi cho dược sĩ ngay hoặc gọi số Hotline: 19007061 để được nhận tư vấn MIỄM PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan
Bị viêm họng uống thuốc gì? cách chữa viêm họng hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh Viêm họng mãn tính và cách chữa trị hiệu quả
Top 8 loại kẹo ngậm đau họng chiết xuất thảo dược an toàn hiệu quả
Viêm họng hạt là gì? nguyên nhân do đâu và cách điều trị