Ra khí hư lẫn máu có thực sự nguy hiểm không?

Khí hư lẫn máu là hiện tượng bất thường của cơ thể

Bạn đã từng bị ra khí hư lẫn máu lần nào chưa? Nếu có chắc hẳn nhiều người đã hoang mang khi thấy hiện tượng này. Đương nhiên đây cũng không phải là một dấu hiệu tốt, điều đó cho thấy sức khỏe bạn đang gặp phải vấn đề. Vậy bạn đừng nên chủ quan khi có khí hư lẫn máu. Cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Khí hư lẫn máu là gì?

Thay vì phần khí hư giống như bình thường là loại có màu trắng, trong, giống như lòng trắng trứng gà và có mùi hơi tanh. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường ở phụ nữ, có từ giai đoạn bắt đầu dậy thì và kết thúc khi đến giai đoạn mãn kinh. Nếu bạn xuất hiện loại khí hư như trên thì không có gì phải lo lắng cả.

Nhưng nếu khí hư của bạn không giống như trên mà có lẫn máu thì đó là loại khí hư không bình thường. Trong trường hợp này bạn nên để ý đến sức khỏe của bạn thân và có thể thăm khám phụ khoa nếu cần thiết.

Khí hư lẫn máu là hiện tượng bất thường của cơ thể
Khí hư lẫn máu là hiện tượng bất thường của cơ thể

2. Nguyên nhân của khí hư ra máu

Khí hư ra máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là nguyên nhân do yếu tố sinh lí và yếu tố bệnh lí.

2.1. Do yếu sinh lí

Do chu kỳ kinh nguyệt chưa hết và còn sót lại, trong trường hợp này khí hư sẽ ra một số sợi máu. Nhưng các bạn đừng cảm thấy đừng quá lo lắng trong trường hợp này, vì đây là một hiện tượng sinh lí bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt: Do kỳ kinh nguyệt không đều đặn, nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới khí hư lẫn máu.

Sử dụng thuốc tránh thai không hợp lí: Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc tránh thai gấp cũng có tình trạng khí hư ra máu vì đây có thể là do tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc này.

Nói chung khí hư không bình thường do yếu tố sinh lí gây ra không đáng ngại. Nhưng cũng không nên quá chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài thì nên có các biện pháp phù hợp để ngăn chặn như là ăn uống, nghỉ ngơi, giữ cơ thể ở thể trạng khỏe mạnh, sinh hoạt khoa học…

2.2. Do yếu tố bệnh lý

Viêm âm đạo: Ngoài các triệu chứng như khí hư có màu trắng đục ra thì khí hư có máu cũng coi là một trong những biểu hiện của viêm âm đạo. Viêm âm đạo gây nên nhiều khó chịu, ngứa ngáy ở vùng kín, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của nữ giới.

Viêm lộ tuyến tử cung: Khi mắc phải bệnh này có thể gây ra đau bụng dưới, đau lưng và có thể có chảy máu khi giao hợp,…

Polyp tử cung: Khí hư lẫn máu cũng là một trong những biểu hiện của polyp tử cung. Nếu không phát hiện kịp thời, để bệnh phát triển nặng hơn thì tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.

Ung thư tử cung: Ung thư tử cung là một bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ, vì chúng không những ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn có thể dẫn đến tử vong.

Khác với khí hư lẫn máu do sinh lí, khí hư do bệnh lý có phần nguy hiểm hơn. Chính vì vậy khi phát hiện bản thân có khi hư ra máu nhưng mà do bệnh lý thì phải nhanh chóng chữa trị kịp thời.

3. Ra khí hư lẫn máu có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ phụ khoa nhận định, khí hư có lẫn máu chưa phải là một dấu hiệu nguy hiểm của một bệnh lý nào đó. Với phụ nữ có kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết tố, viêm nhiễm vùng kín,.. sẽ dễ gặp trường hợp này hơn. 

Phụ nữ có nhiều cách để khắc phục tình trạng trên mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu như trường hợp này kéo dài kèm theo các triệu chứng khác như dịch âm đạo có mùi, đau bụng, khí hư có màu sẫm,… thì nên thăm khám để được chữa trị kịp thời. 

Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, như là: 

3.1. Viêm nhiễm âm đạo

Nguyên nhân chính của chị em khi bị khí hư kèm lẫn máu chính là viêm nhiễm âm đạo. Đây là trường hợp rất phổ biến ở chị em khoảng độ tuổi từ 20 – 40 tuổi. Khi mất cân bằng độ pH ở vùng kín hoặc nhiễm trùng qua đường âm đạo sẽ khiến chị em rơi vào bệnh lý này. 

3.2. Lạc nội mạc tử cung

Sự di chuyển sai của nội mạc tử cung có thể gây chứng bệnh này. Khi mắc phải căn bệnh này sẽ hình thành nên rối loạn bên trong cơ thể phụ nữ, từ đó có thể xuất hiện khí hư lẫn máu. Nội mạc tử cung có thể di chuyển lạc sang thành ruột, buồng trứng, phổi hay thận,..

3.3. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất nguy hiểm, không chỉ có ảnh hướng đến sức khỏe sinh sản mà còn ảnh hưởng toàn bộ cơ thể. Đây cũng là bệnh lý có nguy cơ tử vong rất cao mà phụ nữ dễ mắc phải. 

3.4. Viêm lộ tuyến tử cung

Bệnh này xuất hiện khi mô tử cung bị di chuyển lệch ra bên ngoài. Biểu hiện đi kèm là dịch âm đạo tiết nhiều, có mùi, có thể đặc hoặc loãng,.. Trong trường hợp bị nặng sẽ xuất hiện khí hư lẫn máu và đau rát khi quan hệ vợ chồng. 

Xem thêm: Màu máu kinh nguyệt bất thường tiết lộ điều gì về sức khỏe

4. Cách điều trị tình trạng ra khí hư lẫn máu

Nếu xuất hiện tình trạng khí hư lẫn máu, đầu tiên bạn nên đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Nếu như tình trạng này xuất hiện vì rối loạn nội tiết tố, bạn có thể thu nạp các thực phẩm bổ sung nội tiết tố như cá béo, hải sản, thịt bò,.. Ngược lại, gặp tình trạng này có nguyên nhân từ viêm nhiễm phụ khoa, bạn nên tuân thủ các yêu cầu chữa bệnh từ bác sĩ và giữ tâm lý ổn định cho mình. Hiện nay, các căn bệnh về cổ tử cung đã có vaccine phòng ngừa, vì thế phụ nữ trong độ tuổi 18-26 có thể tiêm ngừa phòng bị. 

5. Một số lưu ý để phòng tránh khí hư lẫn máu

Khí hư lẫn máu
Khí hư lẫn máu

Khí hư lẫn máu có thể là do sinh lí hoặc do bệnh lí, nhưng chúng đều ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Để giảm thiểu tình trạng trên bạn có thể chú ý một số điều như sau: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, cần đảm bảo vệ sinh trong thời kỳ đèn đỏ, thay băng đều đặn, sử dụng các loại băng có chất lượng, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, không nên lạm dụng thuốc tránh thai, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Bạn đang lo lắng về tình trạng ra khí hư có lẫn máu. Hãy đặt câu hỏi cho Dược sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Khí hư màu nâu đen những hệ lụy nguy hiểm mà bạn cần biết

    Ra khí hư (huyết trắng) màu xanh có nguy hiểm không?

    Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng khí hư màu vàng?

    Ra khí hư màu trắng đục nguyên nhân do đâu và cách điều trị

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ