Bị sỏi thận có nên ăn sữa chua không khi sữa chua chứa một lượng canxi lớn mà canxi lại là một trong các thành phần gây nên sỏi thận. Đọc bài viết dưới đây để tìm kiếm đáp án chính xác nhé.

1. Sỏi thận
Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến hiện nay, trong khoảng 10 người thì có hơn 1 người mắc căn bệnh này.
Sỏi thận thường được phát hiện trong 1 hoặc cả 2 quả thận hay bên trong niệu quản – ống dẫn nước tiểu từ thận xuống trữ tại bàng quang.
Sỏi có thể khiến bạn rất đau đớn hoặc cũng có thể không gây ra bất kì tác động nào.
Sỏi thận lớn thường gây ra một số triệu chứng, bao gồm: đau bắt đầu từ thắt lưng, bụng; cơn đau dữ dội xảy ra từng đợt; các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi và nôn mửa sẽ xuất hiện.
Sỏi thận không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng thận, nhiễm trùng huyết hoặc gây suy thận vĩnh viễn.
2. Sữa chua là gì?
Sữa chua là một sản phẩm được làm từ sữa cùng với quá trình lên men từ các vi khuẩn có lợi. Vi khuẩn tham gia vào quá trình tạo thành sữa chua bằng cách lên men đường lactose – một loại đường tự nhiên có trong sữa. Quá trình này tạo ra acid lactic, acid này làm cho protein sữa chua đông đặc lại, tạo nên một kết cấu và hương vị vô cùng độc đáo.
3. Lợi ích sữa chua mang lại
3.1. Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng
Sữa chua chứa nhiều canxi, một khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển, khỏe mạnh của xương và răng. Theo nghiên cứu, chỉ một cốc sữa cung cấp 49% lượng canxi mà bạn cần bổ sung hàng ngày.
Ngoài canxi, trong sữa còn có vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 và vitamin B2. Cả 2 vitamin này đều có khả năng chống lại các bệnh lý tim mạch, các dị tốt về ống thần kinh.
28% lượng photpho cần thiết mỗi ngày cũng sẽ được đưa vào cơ thể khi bạn uống một cốc sữa. Và không chỉ photpho mà còn có 10% magie, 12% kali nữa. Các thành phần này cần thiết cho chuỗi phản ứng sinh học trong cơ thể, quá trình điều hòa huyết áp, trao đổi chất bên trong.
Bên cạnh đó, sữa chua còn có vitamin D, giúp bạn sử dụng canxi, phospho một cách hiệu quả, duy trì sự vững chắc của hệ xương, răng, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
3.2. Nguồn cung protein dồi dào
Sữa chua cung cấp khoảng 12 gam protein khi bạn sử dụng 220-250 gam sữa chua.
Bằng việc tăng khả năng sử dụng năng lượng và số lượng calo đốt cháy, protein có vai trò trong việc trao đổi chất.
Nguồn protein dồi dào từ sữa chua giúp cơ thể có cảm giác no, có lợi ích trong việc kiểm soát cân nặng, đặc biệt là với sữa chua Hy Lạp. Sữa chua hy lạp giàu protein hơn sữa chua thông thường nhưng ít carbs, ít đường lactose hơn. Đó là lý do vì sao sữa chua luôn có mặt trong các chế độ ăn duy trì vóc dáng.

3.3. Lợi ích trên hệ tiêu hóa
Một số loại sữa chua có chứa vi khuẩn sống hoặc các loại men vi sinh. chúng có từ trong giai đoạn nuôi cấy hoặc được thêm vào trong quá trình sản xuất.
Những nhân tố này mang lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đây cũng là lợi ích được nhiều người biết đến của sữa chua.
Trong sữa chua có chứa các men vi sinh như: Bifidobacterium và Lactobacillus. Các lợi khuẩn này giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, ổn định hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng tiêu chảy hay táo bón, nâng cao chất lượng sống của người sử dụng. Không những thế, 2 nhóm lợi khuẩn này còn được chứng minh làm giảm được các vấn đề liên quan đến hội chứng ruột kích thích.
3.4. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Sử dụng sữa chua có thể giúp bạn hạn chế được việc mắc, thời gian mắc và mức độ nghiêm trọng của tình trạng cảm lạnh thông thường.
Probiotic trong sữa chua còn giúp giảm viêm, các khoáng chất, vitamin D giúp nâng cao sức đề kháng.
3.5. Lợi ích với sức khỏe tim mạch
Mặc dù sữa chua có chứa cả chất béo bão hòa và không bão hòa. Tuy nhiên, sữa chua không mang lại các bất lợi như chất béo bão hòa gây ra cho tim mạch từ việc tiêu thụ các sản phẩm thức ăn nhanh.
Một số nghiên cứu còn nói rằng việc hấp thu chất béo bão hòa từ các sản phẩm sữa nguyên chất giúp tăng HDL- một cholesterol có lợi cho cơ thể, và tốt cho tim mạch. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc sử dụng sữa chua giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh tim tổng thể.

3.6. Giúp bạn kiểm soát cân nặng
Như đã nói ở trên, sữa chua là không thể thiếu trong chế độ ăn nhằm cải thiện và duy trì vóc dáng của các chị em. đặc biệt là sữa chua Hy Lạp.
Sữa chua giúp giảm cảm giác thèm ăn, giảm trọng lượng cơ thể và giảm tỉ lệ mỡ cũng như kích thước vòng eo, giảm tỷ lệ béo phì.
4. Bị sỏi thận có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua chứa nhiều canxi nên mọi người có thể lầm tưởng việc sử dụng sữa chua sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi, mà nhắc đến ở đây là sỏi canxi.
Điều vừa nói ở trên là sai, bởi trên thực tế, các loại thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống, ví dụ như sữa, sữa chua, phô mai, các loại sữa thay thế tăng cường vi chất dinh dưỡng, đậu trắng, hạnh nhân và hạt chia, sẽ thực sự làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận.
Canxi từ các nguồn thực phẩm này liên kết với oxalat trước khi nó đến thận giúp ngăn ngừa sỏi.
Do đó trả lời cho câu hỏi “ Bị sỏi thận có nên ăn sữa chua hay không?” thì đáp án là “Có”.
5. Ăn sữa chua như thế nào là đúng cách?
lượng sữa chua bạn nên bổ sung một ngày vào cơ thể nên là 100-250 gam, tương đương với khoảng 1-2 hộp sữa chua.
Việc lựa chọn sữa chua còn tùy thuộc vào các vấn đề như sữa chua có đường hay không đường, không béo hay có béo. Nếu muốn tốt cho sức khỏe nhất có thể, hạn chế đường và chất béo thì bạn nên lựa chọn loại sữa chua không béo hoặc ít béo và các loại sữa chua nguyên chất. Tuy nhiên vấn đề này còn tùy thuộc vào nhu cầu cũng như khẩu vị của bạn.
Để tăng sự thú vị và làm phong phú cho món sữa chua, bạn có thể cho thêm trái cây hay các loại hạt để tăng độ giòn, tăng chất đạm, vitamin cũng như các chất béo không bão hòa tốt chơ cơ thể.

6. Lưu ý khi sử dụng sữa chua
Sữa chua tuy tốt nhưng nó cũng không phù hợp với một vài đối tượng có các vấn đề sau:
- Người không dung nạp được lactose: Những người này thiếu enzym để phân giải lactose – loại đường có trong sữa chua. Nếu sử dụng sữa chua, bạn sẽ gặp phải các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.
- Dị ứng sữa: Các sản phẩm từ sữa thường có casein và váng sữa, một số người dị ứng với các loại protein này. Các tình trạng như phát ban, sưng tấy hoặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra nếu bạn sử dụng sữa chua.
- Một số bệnh lý: Một số loại sữa chua trong quá trình sản xuất được bổ sung thêm đường nên cầm lưu ý nếu bạn mắc các bệnh lý như tiểu đường hoặc béo phì.
Lời kết:
Người bị sỏi thận có nên ăn sữa chua hay không thì câu trả lời là có. Bổ sung sữa chua mỗi ngày giúp tăng cường các khoáng chất, vitamin, các thành phần có lợi khác vào cơ thể cũng như nâng cao sức khỏe và hỗ trợ một vài vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các vấn đề liên quan để tránh gặp rủi ro khi sử dụng.