Bệnh trĩ ở phụ nữ có khác gì so với nam giới? Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ là gì? Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp hiện nay ở nhiều đối tượng, không phân biệt giới tính hay lứa tuổi. Vậy có sự khác biệt bệnh trĩ ở nữ giới với đối tượng khác hay không. Cùng trả lời câu hỏi trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bệnh trĩ ở phụ nữ là gì?
Bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ở phụ nữ đều là căn bệnh do những tĩnh mạch nằm xung quanh hậu môn hay phần phía dưới trực tràng bị sưng to hoặc cuộn xoắn. Bệnh trĩ ở phụ nữ có thể được chia thành 3 loại là bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ được phân loại là trĩ nội khi các tĩnh mạch bị yếu, sưng, xoắn ở phía trong hậu môn, trực tràng trong khi đó trĩ ngoại thì có búi trĩ phát triển bên ngoài hậu môn. So với trĩ nội, trĩ ngoại thường phổ biến hơn và gây đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu nhiều hơn cho người bệnh.
Tuy nhiên chị em cũng không cần quá lo lắng vì căn bệnh trĩ này có thể điều trị được.
2. Những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ dễ nhận biết
Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ hay ở nam giới cũng không khác biệt là mấy. Một vài triệu chứng bệnh trĩ ở phụ nữ bạn có thể dễ nhận biết như:
Xuất hiện máu đỏ tươi sau khi đi đại tiện
Một dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ dễ nhận biết nhất đó là đi đại tiện ra máu. Triệu chứng này có thể xảy ra ở trường hợp trĩ nội nhiều hơn do ống hậu môn bị viêm và bắt đầu bị tổn thương. Khi đi đại tiện, sự ma sát tăng có thể làm cho ống hậu môn tiếp tục tổn thương, chảy máu dính vào phân. Máu có thể chảy dưới dạng nhỏ giọt hoặc thành tia máu. Đại tiện ra máu tươi kèm cảm giác đau rát khi đi vệ sinh có thể làm chị em e ngại đi đại tiện.
Có cảm giác ngứa rát dữ dội hậu môn
Đây cũng là một dấu hiệu dễ thấy khi bị bệnh trĩ. Chị em phụ nữ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn. Điều này có thể giải thích là do bệnh trĩ gây tình trạng viêm nhiễm, do đó dịch nhầy tiết ra làm cho hậu môn bị ẩm ướt, vi khuẩn có điều kiện phát triển làm hậu môn ngứa rát, khó chịu.
Bị đau quanh vùng hậu môn, đặc biệt khi ngồi
Cảm giác đau đớn vùng hậu môn diễn ra khi bạn bị trĩ nội hay trĩ ngoại. Đặc biệt khi bạn đứng lên, ngồi xuống hay mang vác vật nặng thì cảm giác này tăng hơn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà cơn đau từng lúc hay kéo dài từng giờ.
Thấy cục u hoặc sưng gần hậu môn
Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ khi tình trạng bắt đầu nặng đó là khi búi trĩ bị sa hẳn ra ngoài, không tự teo lại lên co lên được. Khi soi gương hoặc dùng tay sờ, bạn có thể cảm nhận được cục thịt thừa nằm ở kẽ hoặc ngay rìa hậu môn. Ở phụ nữ, búi trĩ bị sa nhiều nhất ở vị trí tiếp nối tầng sinh môn và cửa hậu môn. Ở trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ có thể sa hẳn ra bên ngoài, bị viêm nhiễm, tổn thương và bệnh nặng hơn.
3. Nguyên nhân nào sinh ra bệnh trĩ ở phụ nữ
Khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác thông tin bệnh sử và chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh trĩ ở nữ giới có thể gây ra bởi một vài nguyên nhân sau đây:
Ngồi trong thời gian dài
Vì tính chất công việc hay thói quen mà nữ giới thường ngồi lâu một chỗ, kết hợp với không tập thể dục nhiều, không vận động có thể làm cho phần trọng lượng cơ thể phía trên đè nén, tạo áp lực cho vùng chậu. Điều này khiến cho các tĩnh mạch vùng hậu môn bị giãn và phình to ra, dần thành bệnh trĩ.
Căng thẳng khi đi tiêu, táo bón mãn tính
Chế độ ăn uống thiếu rau xanh, ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, ít chất xơ,…là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón. Hệ lụy kéo theo đó là chị em phụ nữ phải ngồi lâu khi đại tiện, rặn mạnh, dùng lực nhiều, căng thẳng mỗi khi đi đại tiện. Điều này vô tình khiến cho thành hậu môn và búi trĩ bị tổn thương, dễ chảy máu và sa ra ngoài dẫn đến xuất hiện nhiều dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ.
Phụ nữ béo phì hoặc đang mang thai
Tương tự việc ngồi quá lâu, phụ nữ béo phì hay phụ nữ mang thai tháng cuối thai kỳ có thể gây nhiều áp lực đè nén lên vùng chậu. Việc này có thể làm cản trở máu lưu thông ở tĩnh mạch, khiến cho chúng dễ bị giãn và phình to ra. Quá trình sinh con cũng có thể làm cho búi trĩ sa ra ngoài vì các thai phụ phải dùng sức mạnh.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính gây nên những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ kể trên, một số tác nhân khác sinh bệnh trĩ như: Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh trĩ, quan hệ tình dục đường hậu môn, tuổi trên 50, tham gia vận động nặng nhiều,…
4. Cách khắc phục và phòng ngừa các bệnh trĩ ở phụ nữ
Nhận biết được các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ giúp bạn nhanh chóng can thiệp và chữa trị bệnh kịp thời.
4.1. Khắc phục bệnh trĩ ở phụ nữ bằng cách nào?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn có thể áp dụng các cách điều trị khác nhau.
Khi trĩ mới ở độ nhẹ, chưa xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng thì có thể áp dụng các biện pháp tại nhà, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt như tăng cường tập thể dục, bổ sung chất xơ cải thiện tình trạng táo bón,….
Bạn cũng có thể kết hợp thêm các phương pháp như sử dụng thuốc bôi trĩ để giảm đau, chườm hậu môn bằng đá để giảm sưng, ngâm hoặc lau hậu môn với nước ấm,…
Với các trường hợp áp dụng biện pháp tại nhà không hiệu quả, cần đến sự can thiệp y tế thì một số biện pháp có thể được áp dụng như thắt dây cao su búi trĩ, liệu pháp xơ cứng giảm kích thước búi trĩ, cắt trĩ dùng sóng cao tầng,…
Hiện nay cũng có nhiều loại thuốc trị trĩ có tác động từ bên trong, giúp tăng cường sức bền và đàn hồi của thành mạch giảm tình trạng giãn tĩnh mạch.
4.2. Phòng ngừa các bệnh trĩ ở phụ nữ hiệu quả
Để ngăn ngừa cũng như tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn, chị em nên áp dụng một số phương pháp như:
Tránh căng thẳng quá mức, ngồi lâu hay rặn mạnh khi đi đại tiện. Uống đủ nước theo khối lượng cơ thể mỗi ngày để ngăn ngừa bị táo bón.
Đi vệ sinh ngay khi bạn có cảm giác muốn đi đại tiện, tránh nín nhịn để ngừa bệnh trĩ phát triển.
Tăng cường tập luyện thể dục thường xuyên, không nên ngồi quá lâu trong thời gian dài, đặc biệt ở các bề mặt cứng như gạch hay bê tông.
Thêm nhiều chất xơ, trái cây, rau củ vào bữa ăn hàng ngày để ngừa táo bón.
Lời kết
Nhận biết được một số dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ kể trên giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra bệnh từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Duy trì lối sống ăn uống khoa học nhiều chất xơ kết hợp vận động thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa được bệnh trĩ. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc uống để làm tăng cường sức bền thành mạch, giảm triệu chứng sa búi trĩ.