Khi đang bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Khi đang bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Lời khuyên từ các bác sĩ là gì? Làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cũng như những hoạt động giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh? Đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời cho các vấn đề trên nhé.

1. Viêm đường tiết niệu là gì? 

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng ở hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến đường tiết niệu phía bên dưới, tức là bàng quang và niệu đạo. 

Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu ở nữ lớn hơn nam giới nhiều lần. Lý do của kết luận này là do niệu đạo của phụ nữ lớn hơn nam giới nên việc di chuyển và tiếp xúc của vi khuẩn gây bệnh xảy ra dễ dàng hơn.

Khi mắc viêm đường tiết niệu, bạn có thể thấy mình có một số triệu chứng sau, bao gồm: 

  • Cảm giác thôi thúc việc đi tiểu
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu đục màu, có mùi bất thường
  • Có máu trong nước tiểu
  • Tần suất đi tiểu tăng lên nhiều, trong khi chất lượng việc đi tiểu giảm ( tiểu ít)
  • Đau bụng dưới, 2 bên hông hoặc lưng 
Viêm đường tiết niệu gây ra nhiều triệu chứng
Viêm đường tiết niệu gây ra nhiều triệu chứng

2. Các loại viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở các phần khác nhau ở hệ thống tiết niệu, trong đó có bàng quang, niệu đạo và thận là hay gặp nhất.

  • Viêm niệu đạo: Nguyên nhân gây viêm niệu đạo thường do vi khuẩn lây lan từ trực tràng. Ngoài ra cũng có thể do một số bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục gây ra, ví dụ như lậu, mycoplasma,…Khi bị viêm niệu đạo, triệu chứng thường gặp là đau khi đi tiểu và tần suất đi tiểu tăng lên.
  • Viêm bàng quang: Viêm bàng quang xảy ra chủ yếu do vi khuẩn đường tiêu hóa lây lan từ trực tràng qua niệu đạo và đến bàng quang. Nhiễm trùng bàng quang cũng có thể bị kích hoạt bởi các hoạt động tình dục. Triệu chứng thường gặp của viêm bàng quang là cần đi tiểu nhiều hơn, đau khi đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu đục và có máu.
  • Viêm bể thận: Viêm bể thận hay nhiễm trùng thận xảy ra khi vi khuẩn từ bàng quang đi đến thận. Nhiễm trùng thận có thể xảy ra sau nhiễm trùng bàng quang hoặc có thể phát triển mà không có viêm bàng quang trước đó. Nguyên nhân có thể do các tình trạng khác gây ra, bao gồm: tiểu đường hay tắc nghẽn đường tiết niệu khiến vi khuẩn không thể được thải loại (  ví dụ như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,..). Viêm bể thận xảy ra thường kèm theo các triệu chứng khá nghiêm trọng như tiểu ra máu, sốt, đau lưng dưới,… Viêm bể thận có khả năng gây tổn thương thận vĩnh viễn.

3. Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Đầu tiên, trả lời cho câu hỏi:” Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?” thì đáp án là “ Có thể”. Tuy vậy bạn cũng cần biết một số yếu tố liên quan đến việc này để đưa ra quyết định phù hợp với bản thân. 

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không
Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không

Thông thường bác sĩ sẽ đề nghị, khuyên bạn nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi các triệu chứng biến mất và việc điều trị đã kết thúc. Vì:

  • Các vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu vốn xuất hiện nhiều trên da, phân và vùng trực tràng- hậu môn của bạn. Quan hệ tình dục xảy ra là cách giúp những vi khuẩn gây bệnh này dễ đi vào và đi sâu vào hệ tiết niệu hơn, xác suất gây bệnh cao hơn và có thể khiến người đang có tình trạng này trở nên nghiêm trọng. 
  • Một lý do khác là việc quan hệ sẽ gây kích ứng các mô nhạy cảm trong đường tiết niệu nếu một người quan hệ khi đang bị viêm đường tiết niệu, điều này sẽ làm cho người bệnh khó chịu hơn.
  • Ngoài ra, mặc dù nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phải là bệnh lây qua đường tình dục nhưng hoạt động này lại có thể truyền vi khuẩn gây bệnh cho qua người ấy.

4. Có cách nào để quan hệ an toàn khi bị viêm đường tiết niệu hay không? 

Không có gì đảm bảo cho việc vi khuẩn thuận lợi đi vào hệ tiết niệu hay đi từ người này sang người khác sẽ không xảy khi quan hệ nếu sử dụng biện pháp nào đó cho dù bạn không hề có một triệu chứng khó chịu nào.  

5. Làm gì để phòng ngừa mắc viêm đường tiết niệu sau quan hệ 

Ngoài thắc mắc bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, cũng nhiều người đặt câu hỏi cần làm gì để phòng ngừa mắc viêm đường tiết niệu sau quan hệ. Một số hoạt động có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu:

  • Đi tiểu trước và sau quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản nó xâm nhập vào niệu đạo của bạn. 
  • Tránh các hoạt động khi quan có khả năng làm vi khuẩn từ hậu môn đi sang âm đạo dễ dàng
  • Sử dụng các biện pháp rào chắn khi quan hệ giúp tăng khả năng bảo vệ bạn như bao cao su phương pháp màng ngăn. 
  • Lưu ý lau từ trước ra sau khi vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn
  • Tắm rửa sạch sẽ sau quan hệ để loại bỏ các tác nhân nguy hiểm 
  • Chú ý các triệu chứng nghi ngờ mắc viêm đường tiết niệu để thăm khám kịp thời khi 
Tắm rửa sạch sẽ sau quan hệ giúp giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu
Tắm rửa sạch sẽ sau quan hệ giúp giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu

6. Làm gì khi bị viêm đường tiết niệu

6.1. Uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu và tăng tần suất đi tiểu của bạn, từ đó giúp loại bỏ vi khuẩn ra bên ngoài và giúp giảm tình trạng viêm nhiễm. 

Khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu không tạo thành làm việc đi tiểu không diễn ra điều độ khiến vi khuẩn tích tụ và sinh sản. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định việc tăng bổ sung nước giúp làm giảm tần suất mắc viêm đường tiết niệu.

Bên cạnh đó có thể thiếu nước cũng có thể gây ra các tình trạng bệnh lý khác như sỏi thận,..

6.2. Bổ sung vitamin C

Người ta nói rằng bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể sẽ giúp chống lại viêm đường tiết niệu. Nó làm tăng độ axit của nước tiểu, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Bạn nên bổ sung thêm vitamin C thông qua thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày. Các loại trái cây và rau củ như ớt chuông, cam,. bưởi hay kiwi đều chứa nhiều vitamin C.

Bổ sung vitamin C ngăn chặn vi khuẩn gây hại
Bổ sung vitamin C ngăn chặn vi khuẩn gây hại

6.3. Uống nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất là một liệu pháp giúp ngăn ngừa và giảm thiểu viêm đường tiết niệu khá nổi tiếng với cơ chế giúp ngăn vi khuẩn bám vào đường tiết niệu.

Tuy có nhiều ý kiến trái ngược trong việc sử dụng nam việt quất có ngăn ngừa viêm đường tiểu hay không nhưng sử dụng nam việt quất ngăn ngừa viêm đường tiết niệu vẫn được sử dụng phổ biến.

6.4. Bổ sung probiotic

Probiotic là các lợi khuẩn, giúp ổn định và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

Khi bị viêm đường tiết niệu, kháng sinh sẽ được sử dụng để chống lại vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây loạn khuẩn đường ruột. 

Probiotic giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu và có lợi cho hệ vi khuẩn đường ruột khi bạn có chỉ định điều trị kháng sinh.

6.5. Có thói quen vệ sinh lành mạnh

  • Điều quan trọng nhất bạn cần biết là không được nhịn tiểu quá lâu do nhịn tiểu dẫn đến việc vi khuẩn tích tụ và dẫn đến nhiễm trùng. 
  • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ cũng ra khuyến nghị nên đi tiểu sau quan hệ tình dục để giảm thiểu nguy cơ viêm đường tiết niệu
  • Một điều cuối cùng và không kém phần quan trọng là việc vệ sinh vùng kín sau đi vệ sinh ở nữ giới. Nên lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh, điều này sẽ giúp ngăn cản vi khuẩn gây hại đi đến niệu đạo.

6.6. Bổ sung một số chất tự nhiên 

Một số chất có trong tự nhiên có khả năng ngăn ngừa viêm đường tiết niệu, bao gồm;

  • D- mannose: Đây là một loại đường có nhiều trong quả nam việt quất. Theo nghiên cứu nó có hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa sự tái phát của viêm đường tiết niệu. 
  • Chiết xuất tỏi: Tỏi có đặc tính kháng khuẩn do đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu

Lời kết: 

Quan hệ tình dục có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu và làm nặng các triệu chứng bệnh. Do đó, để giảm thiểu vấn đề này, việc quan hệ trong giai đoạn bệnh nên được giảm thiểu và có những biện pháp giúp giảm khả năng mắc bệnh. 

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi bị viêm đường tiết niệu quan hệ được không. Nếu có vấn đề nào khác còn thắc mắc, bạn có thể hỏi thêm bác sĩ chủ trị của mình để được giải đáp và có lời khuyên cụ thể. Ngoài ra bạn có thể gọi đến số hotline 19007061  hoặc điền vào form bên dưới để được tư vấn miễn phí.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ