Linh chi hay nấm linh chi được biết đến như một vị thuốc quý được sử dụng từ hàng nghìn năm trước, bởi những lợi ích vượt bậc mà nó đem lại. Cho đến ngày nay, nấm linh chi ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Vậy những tác dụng mà linh chi đem lại là gì? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết này.
1. Nấm linh chi là gì?
Nấm linh chi là một loại thuộc họ nấm lim, nó có rất nhiều tên khác như Nấm trường thọ, Tiên thảo, Vạn niên nhung. Nấm linh chi cho đến nay vẫn được coi là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Các nhà khoa học y học hiện đại nhiều nơi trên thế giới vẫn đang tìm hiểu và nghiên cứu thêm các tác dụng của nó đem lại đối với sức khỏe.
Hiện nay, Nấm linh chi có 6 loại được nghiên cứu nhiều nhất:
- Linh chi xanh (còn gọi là Long chi hoặc Thanh chi)
- Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi hoặc Hồng chi)
- Linh chi vàng (còn gọi là Hoàng chi hoặc kim chi)
- Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hoặc Ngọc chi)
- Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hoặc Huyền chi)
- Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hoặc Mộc chi)
Trong đó, loại Linh chi đỏ có dược tính mạnh nhất, sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Đây là loại Nấm thân gỗ, có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới khi non, lúc trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Hiện nay, trên thế giới nhiều nước nuôi trồng thành công đó là Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,…
Xem thêm: Tác dụng của cây Kế sữa đối với sức khỏe
2. Tác dụng của Nấm linh chi
Dưới đây là những tác dụng của nấm linh chi đã được nhiều nhà khoa học phát hiện và kiểm nghiệm tính cho đến thời điểm hiện tại:
Tác dụng của nấm linh chi đối với hệ miễn dịch: Giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, kháng lại các loại virus và vi khuẩn. Hơn nữa loại nấm này có tác dụng giúp thúc đẩy sản sinh các hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho, nhờ tăng sản xuất Interferon trong cơ thể đem lại hiệu quả trong điều trị viêm gan siêu vi. Đây cũng là một chất giúp sản sinh các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm phong phú cần thiết cho cơ thể.
Tác dụng với hệ tiêu hóa: Nấm Linh Chi giống như một nhân tố “dọn dẹp” sạch đường ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động, nhằm ngăn chặn chứng táo bón mãn tính.
Tác dụng lên hệ thần kinh: Thành phần của nấm linh chi giúp làm giảm sự mệt mỏi căng thẳng, tăng cường cảm giác thoải mái, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của Caffeine, giúp các cơ được thư giãn. Do đó, với những bệnh nhân muốn điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược hoặc stress thì nấm linh chi là một lựa chọn hợp lý.
Tác dụng với hệ bài tiết: Thành phần Steroid có trong Nấm linh chi sẽ giúp giải độc gan, bảo vệ chức năng gan, hạn chế tổng hợp Cholesterol, làm trung hòa virus, gây ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Các bệnh nhân liên quan đến gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ nên sử dụng hàng ngày.
Tác dụng của nấm linh chi đối với hệ tuần hoàn: Giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác của hệ tuần hoàn. Đặc biệt nó có tác dụng tốt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và trong các thành mạch, giúp trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, tăng cường sự tuần hoàn máu.
Hỗ trợ chống ung thư: Trong linh chi có một chất là giúp ngăn chặn ung thư, có thể giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư trong cơ thể.
Phòng và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Thành phần Polysaccharide trong Linh Chi có tác dụng khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy, từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, làm cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, giúp làm giảm đường huyết trong máu những người mắc bệnh tiểu đường.
Chống dị ứng: Trong nấm linh chi có các Acid Ganoderic, nó có tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống tác động các tia chiếu xạ. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giúp thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng trong cơ thể.
Làm đẹp da: Ngoài ra còn có thể loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, làm cho da sáng mịn, hồng hào, chống các bệnh ngoài da.
Xem thêm: Những công dụng nổi bật của nhũ hương mà bạn cần biết [A-Z]
3. Cần lưu ý những tác dụng phụ trước khi sử dụng nấm linh chi
Bên cạnh các lợi ích tuyệt vời mà nấm linh chi mang lại đối với sức khỏe con người thì loại dược liệu này cũng có không ít tác dụng phụ. Đối với một số đối tượng nếu không cân nhắc các tác dụng phụ này trước khi sử dụng nấm linh chi không chỉ không mang lại lợi ích mà đôi khi còn gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ. Một số tác dụng phụ thường gặp của nấm linh chi bao gồm:
- Đau dạ dày: nấm linh chi có khả năng kích thích hoạt động tiết dịch vị cũng như kích thích nhu động tại dạ dày tạo ra cảm giác cồn cào ruột. Do đó, chỉ nên sử dụng nấm linh chi khi bụng no, tránh dùng khi đói gây cảm giác khó chịu, lâu dần có thể dẫn đến viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.
- Rối loạn tiêu hoá: tuy không quá hiếm gặp nhưng một số đối tượng đã gặp phải tình trạng buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón sau khi sử dụng nấm linh chi trong những ngày đầu tiên. Do đó, nếu đang gặp phải các vấn đề về đường tiêu hoá tốt nhất nên hạn chế sử dụng loại dược liệu này.
- Ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng thì nấm linh chi có thể gây các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, chóng mặt, khó thở nhẹ, ngứa mũi và họng. Trong trường hợp gặp phải các triệu chứng này khi sử dụng nấm linh chi thì không nên tiếp tục sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý dị ứng phù hợp sau đó đổi sang một dược liệu khác an toàn hơn để bảo vệ sức khoẻ.
- Nấm linh chi sử dụng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến gan, bệnh nhân tổn thương gan do rượu, viêm gan, xơ gan nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng nấm linh chi.
- Bệnh nhân có vấn đề về rối loạn đông máu, người hay chảy máu cam, mất máu do xuất huyết tiêu hoá, bệnh trĩ không nên sử dụng nấm linh chi vì trong thành phần của loại dược liệu này có chứa vài hoạt chất có khả năng ngăn chặn sự đông máu bình thường, làm loãng máu nên tăng nguy cơ xuất huyết.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin và công dụng của nấm linh chi, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Công dụng của cây bạch hoa xà thiệt thảo đối với sức khỏe
Bất ngờ với những tác dụng mà Tam thất đem lại
Cây hà thủ ô đỏ và những công dụng đặc biệt đối với sức khỏe