Tam thất có tác dụng gì? Các bài thuốc từ loại cây này

Tam thất là một loại thảo dược quý thuộc họ nhân sâm

Là một vị thuốc y học cổ truyền có từ lâu đời, Tam thất còn có một cái tên “xa hoa” đó là “kim bất hoán” có nghĩa là vàng cũng không thể đổi được. Từ đó, chúng ta cũng có thể thấy được những lợi ích mà Tam thất đem lại đối với sức khỏe. Để có thể hiểu rõ hơn những tác dụng mà nó đem lại, chúng ta cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về cây tam thất

Tam thất (hay sâm tam thất) là một loại thảo dược nhỏ, thuộc họ nhân sâm, sống lâu năm. Cây đặc biệt ưa bóng và ẩm mát, thường mọc ở vùng núi cao trên 1.500m. Vào mùa đông, dù nhiệt độ xuống dưới 0ºC nhưng phần thân rễ của cây vẫn tồn tại và phát triển.

1.1. Bộ phận sử dụng của tam thất

Tam thất là một loại thảo dược quý thuộc họ nhân sâm
Tam thất là một loại thảo dược quý thuộc họ nhân sâm

Bộ phận rễ cây thường được sử dụng nhiều, thu hái từ trước khi ra cây hoa. Sau khi thu về thì rửa sạch, rồi phơi hay sấy khô, sau đó, có thể phân loại nó thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.

1.2. Các thành phần hóa học có trong cây

Tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, và thành phần chính là saponin (4,42–12%), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxadiol.

Toàn cây có nhiều ginsenoside như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid.

Tam thất còn có tinh dầu ở rễ (bao gồm có α-guaien, β-guaien và octadecan). Đồng thời, còn có flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), muối vô cơ, polysaccharide (arabinogalactan: sanchinan A).

2. Công dụng của Tam thất là gì?

Trong Y học cổ truyền, Tam thất là loại thảo dược có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng, có tác dụng hóa ứ, tư bổ, cầm máu. Chú ý trong thời gian dùng thảo dược này để cầm máu, bệnh nhân tuyệt đối không được dùng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi. Ngoài ra, nó còn giúp tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, dùng chữa tất cả các chứng ngã đau sưng bầm tím, đau tức ngực, xuất huyết, u bướu, huyết ứ, các loại mụn nhọt sưng đau, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, khí huyết lưỡng hư,…

Rễ Tam thất được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh
Rễ Tam thất được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh

Rễ củ tam thất được nghiên cứu và chứng minh có những tác dụng dược lý rất đa dạng, hiệu quả như:

  • Chữa suy nhược cơ thể, tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Điều trị suy giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng gì đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương.
  • Cải thiện chứng ứ máu, bầm tím trên da.
  • Điều hòa hệ thống miễn dịch, kích thích sự chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ.
  • Cải thiện chứng đau thắt lưng, đau thắt ngực.
  • Kích thích hệ thần kinh, chống trầm uất.
  • Có tác dụng tiêu máu tốt trong việc điều trị nhãn khoa.
  • Cải thiện chứng thiếu máu, huyết hư sau sinh.
  • Tăng lưu khả năng và lượng máu động mạch vành.
  • Chữa chứng đau bụng kinh, máu kinh ra nhiều.
  • Chữa chứng bạch cầu cấp và bạch cầu mãn tính.
  • Panacrin trong tam thất có tác dụng hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư.

Xem thêm: Cao cà gai leo và hiệu quả mang lại cho điều trị bệnh gan

Cùng lắng nghe tư vấn miễn phí từ Dược sĩ về công dụng và cách dùng dược liệu tâm thất hiệu quả ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

3. Tổng hợp 5 bài thuốc từ tam thất có tác dụng chữa bệnh

Tam thất có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, việc phối hợp vị thuốc này với các vị thuốc khác một cách hợp lý giúp làm mạnh thêm công dụng của tam thất trong việc điều trị một bệnh lý cụ thể. Dưới đây là 5 bài thuốc phối hợp dược liệu tam thất được sử dụng phổ biến và có hiệu quả cao nhất.

3.1. Phối hợp với nghệ trị loét dạ dày

Nghệ phối hợp với tam thất có công dụng trị viêm loét dạ dày
Nghệ phối hợp với tam thất có công dụng trị viêm loét dạ dày

Giới thiệu bài thuốc: Nghệ là một loại gia vị quen thuộc có mặt trong nhiều món ăn ngon, một vị thuốc lâu đời sử dụng trong nhiều bài thuốc quý. Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin rất tốt cho sự làm lành niêm mạc hư tổn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn nên từ lâu đã được ứng dụng để điều trị loét dạ dày. Phối hợp với dược liệu tam thất khiến công dụng làm lành vết loét và ức chế vi khuẩn Hp dạ dày của nghệ tăng lên gấp nhiều lần.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bột tam thất.
  • Bột nghệ.
  • Mật ong.

Cách tiến hành: Đun bột tam thất với nước, sau đó trộn thêm tinh bột nghệ và một ít mật ong vào cho vừa uống. 

Cách dùng: Uống khi còn ấm vào buổi sáng, mỗi ngày 1 lần để cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.

3.2. Chữa suy nhược cơ thể

Giới thiệu bài thuốc: Khi tam thất phối hợp với các vị thuốc hợp lý có thể giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phục hồi của cơ thể, có thể dùng để cải thiện suy nhược cơ thể ở người già, người đang phục hồi sau điều trị và phụ nữ sau sinh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 12g Tam thất.
  • 40g Sâm bố chính.
  • 40g Ích mẫu.
  • 20g Kê huyết đằng.
  • 12g Hương phụ.

Cách tiến hành: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị sau khi sơ chế cho sạch bụi bẩn, sấy khô rồi tán thành bột. Bảo quản trong lọ kín tránh ánh sáng và độ ẩm.

Cách dùng: Mỗi lần lấy 30g bột pha với nước ấm rồi uống. Hoặc có thể sắc uống  các dược liệu với liều thích hợp.

3.3. Phối hợp với các vị thuốc trị rong kinh ở phụ nữ

Giới thiệu bài thuốc: Tam thất là một trong các vị thuốc có công dụng bổ khí huyết, giúp ổn định các vấn đề về kinh nguyệt của phụ nữ như đau bụng kinh, rong kinh, máu ra nhiều. Sử dụng hợp lý bài thuốc này còn giúp tăng cường khả năng tái tạo máu của cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu ở phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 4g tam thất.
  • 12g ô tặc cốt.
  • 12 ngải điệp.
  • 8g đan sâm.
  • 8g đơn bì.
  • 8g xuyên khung.
  • 8g đương quy.
  • 4g ngũ linh chi.
  • 4g một dược.

Cách tiến hành: Sơ chế các nguyên liệu cho sạch bụi bẩn, thái nhỏ và cho vào ấm sắc với 3 bát nước đầy. Sắc đến khi còn 1 bát nước là có thể dùng được.

Cách dùng: Uống mỗi ngày khi còn nóng, nếu uống không hết thì cho vào bình giữ nhiệt, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Lưu ý chỉ nên uống trong ngày, không để thuốc qua đêm.

3.4. Phối hợp với cỏ bấc đèn chữa đi tiểu ra máu

Cỏ bấc đèn phối hợp với tam thất trị các vấn đề tiết niệu hiệu quả
Cỏ bấc đèn phối hợp với tam thất trị các vấn đề tiết niệu hiệu quả

Giới thiệu bài thuốc: Cỏ bấc đèn là một trong những dược liệu thường được phối hợp trong các bài thuốc điều trị các vấn đề về đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu rất  hiệu quả. Khi phối hợp với tam thất thì công dụng này của cỏ bấc đèn sẽ được tăng lên nhiều lần.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 4g bột tam thất.
  • Cỏ bấc đèn vừa đủ.
  • Vài lát gừng tươi.

Cách tiến hành: Rửa sạch cỏ bấc đèn, gừng tươi gọt vỏ rửa sạch. Cho hai nguyên liệu trên vào ấm sắc với khoảng 600ml cho đến khi còn 1/3 lượng nước trong ấm. Pha 4g bột tam thất vào dung dịch vừa sắc khi còn nóng.

Cách dùng: Uống hỗn hợp đa pha trên mỗi ngày 2 lần, uống tốt nhất khi còn nóng. Nếu không uống hết nên bảo quản trong bình giữ nhiệt để uống trong ngày.

3.5. Nước uống tam thất phòng ngừa bệnh mạch vành

Giới thiệu bài thuốc: Sử dụng tam thất thường xuyên giúp ổn định hoạt động tim mạch, ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, bệnh lý mạch vành.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3g bột tam thất.

Cách tiến hành: Hoà tan vào nước ấm hoặc với 15ml rượu nóng nếu có triệu chứng đau thắt ngực.

Cách dùng: Pha với nước lọc thì uống trong ngày thay nước lọc nhiều lần trong ngày. Pha với rượu nóng thì uống mỗi ngày 1-2 lần, dùng hằng ngày để cải thiện và phòng bệnh.

Xem thêm: Những công dụng đặc biệt của cao atiso mà bạn cần biết [A-Z]

4. Những lưu ý khi sử dụng thảo dược tam thất để đạt hiệu quả

Những lưu ý khí sử dụng thảo dược tam thất
Những lưu ý khí sử dụng thảo dược tam thất

Tuy tam thất là một thảo dược khá lành tính, nhưng các bác sĩ đông y khuyến nghị bệnh nhân cần chú ý đến các vấn đề sau khi sử dụng:

  • Khi điều trị bệnh trong thời kỳ cơ thể bị lạnh tuyệt đối không sử dụng tam thất. Vì bản chất của thảo dược này là lạnh, nên nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng vì nguy cơ nó sẽ tác động đến sự phát triển của thai nhi.
  • Không nên sử dụng nhiều, tốt nhất dưới 9g mỗi ngày.
  • Người bị rong kinh thì không nên dùng Tam thất vì nó sẽ kích thích làm dòng kinh nguyệt ra nhiều và lâu hơn.
  • Mỗi loại thảo dược sẽ có những đặc tính chữa bệnh riêng, trong khi tam thất nguyên tác dụng tốt trong phân tám máu ứ, còn nấu chín lại có tác dụng hiệu quả việc cải thiện chất lượng máu. Do đó, cần dựa theo tác dụng mong muốn mà có phương pháp sử dụng hợp lí.

5. Đâu là sản phẩm có chứa thành phần Tam thất an toàn?

An Nữ Đan – sản phẩm hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng hiệu quả
An Nữ Đan – sản phẩm hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng hiệu quả

Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại, sản phẩm An Nữ Đan của công ty dược phẩm Dân Khang là một sản phẩm được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Ngoài chứa thành phần Tam thất quý có tác dụng bồi bổ cơ thể, làm tăng hiệu quả phòng ngừa ung thư, thì sản phẩm này còn chứa nhiều thành phần thảo dược thiên nhiên quý khác như cao Trinh nữ hoàng cung chứa nhiều alkaloids tác dụng trên tế bào T-lymphocyte giúp ngăn chặn sự phát triển khối u và kháng khuẩn giúp ngăn ngừa sự phát triển và phòng ngừa u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt.

Xạ đen có tác dụng tiêu viêm, giải độc, tăng sức đề kháng của cơ thể, cao Bạch hoa xà giúp thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung, giảm sưng đau do nhiễm trùng. Novasol Curcumin (Curcumin có trong Nghệ được nghiên cứu sản xuất theo công nghệ Novasol của Cộng hòa Liên bang Đức), nấm Linh chi,…

Lời kết

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng của Tam thất trong việc bảo vệ sức khỏe và biết cách sử dụng loại thảo dược này một cách an toàn, hiệu quả.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin và công dụng của tam thất, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Tác dụng của nấm linh chi có thực sự tuyệt vời?

    Công dụng của cây bạch hoa xà thiệt thảo đối với sức khỏe

    Top 7 bài thuốc từ cây náng hoa trắng chữa bệnh hiệu quả

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ