Tâm sen và những tác dụng “thần kì” mà bạn cần biết

Tâm sen có nhiêu công dụng nổi bật

Sen không chỉ được biết đến là một loại nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng, mà nó còn là một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Đặc biệt, tâm sen tưởng chừng như chẳng có tác dụng gì đối với sức khỏe, nhưng nó lại đem lại những tác dụng “thần kì” ít ai để ý đến.Vậy những tác dụng mà tâm sen đem lại là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tâm sen là gì?

Tâm sen là nguyên liệu sử dụng nhiều trong các bài thuốc
Tâm sen là nguyên liệu sử dụng nhiều trong các bài thuốc

Tâm sen (hay tim sen) là phần mầm màu xanh có trong hạt sen. Theo Đông Y, tâm sen có vị đắng, tính hàn, có tác dụng chính giúp an thần, thư giãn, thanh nhiệt,… Thường tim sen sẽ được thu hoạch vào thời điểm sau khi ra hoa, khi những hạt sen chín, ta lột lớp vỏ bên ngoài tách hạt ra rồi lấy phần tim sen bên trong.

Theo nghiên cứu trong tâm sen có chứa các chất như: Neferin, nuxiferin, pronuxiferin, lotusin, metylcoripalin, alkaloid, flavonoid, demetulcoclaurin, acid amin…

Xem thêm: Toan táo nhân có tác dụng gì? Một số bài thuốc tốt cho sức khỏe

2. Tác dụng của tâm sen đối với sức khỏe

2.1. Tâm sen giúp an thần và hạn chế chứng mất ngủ

Tâm sen còn được mệnh danh là thần dược để điều trị chứng mất ngủ kinh niên, đặc biệt là những người lớn tuổi.  Bởi vì trong tim sen có các thành phần hóa học giúp trấn tĩnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ như: asparagine, alkaloid…

Bạn nên sử dụng với liều lượng thấp khoảng 5-10g, có thể kết hợp với các loại thảo dược khác như mật ong, hoa cúc, kỷ tử… để pha làm trà an thần. Đồng thời, khi sử dụng tuyệt đối không uống trà lúc bụng đói, tốt nhất mỗi ngày chỉ nên uống 2 tách trà tim sen để có hiệu quả tốt nhất.

Dùng tim sen trị mất ngủ, bạn nên uống nước tim sen cách bữa tối 1 – 2 giờ. Điều này sẽ giúp thư giãn tinh thần, để cơ thể cân bằng và thoải mái, để chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.

2.2. Cải thiện bệnh huyết áp

Theo nghiên cứu, tâm sen còn có tác dụng giúp làm giảm huyết áp, ổn định nhịp tim vô cùng hữu hiệu. Do đó, việc sử dụng tâm sen như một loại trà uống hàng ngày, sẽ là một “chìa khóa” giúp những người bị cao huyết áp và tim đập nhanh, hay hồi hộp cải thiện tình trạng sức khỏe của mình hiệu quả nhanh chóng.

2.3. Tâm sen giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể

Tâm sen có tính mát, nên nó giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt.Nhất là,  những người thường xuyên bị ngứa ngáy, mụn nhọt, rôm sảy khi dùng tâm sen một thời gian dài sẽ thấy rất hiệu quả. Ngoài ra còn giúp giải rượu rất hiệu quả.

2.4. Hỗ trợ điều trị chứng bí tiểu

Nhờ tính mát, tác dụng giải nhiệt, an thần tốt, ngoài ra còn giúp điều trị chứng nóng trong, là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bí tiểu. Bạn chỉ cần lấy tâm sen pha với nước nóng và uống như một loại trà, chứng bí tiểu ngày sẽ biến mất nhanh chóng.

Trà tâm sen là một loại giúp thanh nhiệt, giải độc tốt
Trà tâm sen là một loại giúp thanh nhiệt, giải độc tốt

2.5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Đối với các bệnh nhân tiểu đường, việc cô lập, ngăn chặn chất ức chế α-glucosidase có thể đến từ các loại trà thảo mộc như lá trà xanh, lá ô liu, lá vối,… Theo nghiên cứu, thì hoạt tính alkaloid có trong tâm sen cũng được chứng minh rằng có thể ức chế α-glucosidase in vitro.Do đó, khi dùng ​​sẽ có hiệu quả trong việc hạn chế sự gia tăng nồng độ glucose sau mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, trong thành phần của tâm sen có chứa alkaloid, polysaccharide, giúp kiểm soát sự hấp tụ glucozo, sản sinh hocmon insulin giúp hạn chế những rối loạn chuyển hóa liên quan đến cacbohydrat và điều hòa lượng lipid trong máu một cách hợp lí.

2.6. Alkaloid có trong tâm sen hỗ trợ quá trình giảm cân

Trong tâm sen có chứa chất Alcaloid, giúp duy trì giấc ngủ ngon và sâu hơn. Khi có một giấc ngủ ngon, sâu thì quá trình vận hành của các cơ quan trong cơ thể diễn ra ổn định, hiệu quả từ đó chống lại việc tăng cân. Ngược lại, khi bạn bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, dẫn đến tình trạng thèm ăn, nên ăn đêm nhiều để phục hồi năng lượng cho cơ thể khi bị mất ngủ, điều này sẽ khiến bạn rất dễ bị tăng cân, thừa cân và bị béo phì.

Ngoài ra, tâm sen còn giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó giúp việc hấp thụ và chuyển hóa các dưỡng chất diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn. Khi sử dụng đúng liều lượng, đúng cách chính là một biện pháp giảm cân ở người bị mỡ máu hoặc người mắc bệnh béo phì hiệu quả.

Xem thêm: Lạc tiên có tác dụng gì? Một số bài thuốc tốt cho cơ thể

3. Sản phẩm giúp an thần, bổ huyết được chiết xuất từ tâm sen

Hoạt huyết minh não khang - giải pháp cho tuần hoàn máu não
Hoạt huyết minh não khang – giải pháp cho tuần hoàn máu não

Nếu bạn đang gặp những vấn đề về giấc ngủ, suy nhược tinh thần, căng thẳng thần kinh thì một sản phẩm mà bạn không thể bỏ qua đó là Hoạt Huyết Minh Não Khang do công ty dược phẩm Dân Khang sản xuất.

Với các thành phần 100% thiên nhiên, hai nhóm dược liệu chính là: Nhóm hoạt huyết, bổ huyết gồm: ngưu tất, thục địa, đương quy, ích mẫu. Nhóm an thần, chữa mất ngủ gồm lá vông, lạc tiên, tâm sen.

Sản phẩm phù hợp với những người thường xuyên căng thẳng thần kinh, lo âu, trí nhớ giảm sút, mất ngủ, ngủ không ngon. Hạn chế các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra như  hoa mắt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

4. Lưu ý những gì khi sử dụng tâm sen để mang lại hiệu quả tốt nhất

Tâm sen là một trong những loại dược liệu tự nhiên có nhiều vai trò đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng không hợp lý có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn là lợi ích. Do đó, trong quá trình sử dụng tâm sen cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tâm sen có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm Alkaloid có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, thường là khiến tim đập nhanh. Do đó, bệnh nhân có các vấn đề về tim nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng tâm sen.
  • Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh nhưng theo kinh nghiệm sử dụng thuốc thì tâm sen có thể làm giảm ham muốn và khả năng tình dục, do đó các đối tượng gặp vấn đề liên quan đến rối loạn sinh lý nên hạn chế sử dụng tâm sen.
  • Liều lượng tâm sen sử dụng hằng ngày để pha trà hay nấu cháo hợp lý là từ khoảng 1,5 – 4 gam mỗi ngày. Trong một số bài thuốc đông y thì hàm lượng này có thể tăng lên một chút tuỳ vào kinh nghiệm phối hợp của thầy thuốc.
  • Hiện nay có rất nhiều nơi làm giả dược liệu tâm sen và buôn bán với giá rẻ hơn, cần tỉnh táo và lựa chọn nguồn cung cấp uy tín để tránh “tiền mất tật mang”.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú thường không khuyến cáo sử dụng tâm sen do chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của loại dược liệu này lên thai kỳ.
  • Các vị thuốc có nguồn gốc từ dược liệu có tính cơ địa. Nếu sử dụng trên 1 tuần mà thấy tình trạng không cải thiện như mong muốn thì nên cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia để thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào như mẫn ngứa, mề đay thì không nên tiếp tục sử dụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại dược liệu khác điều trị an toàn hơn.
  • Bảo quản tâm sen khô ở lọ kín, tránh ánh sáng và ẩm. Trong quá trình bảo quản nếu xuất hiện nấm mốc trong lọ thì không nên tiếp tục sử dụng mẻ tâm sen đó vì nấm mốc có thể tiết ra nhiều chất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Lời kết

Có thể thấy tâm sen là một dược liệu quý thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và một số căn bệnh khác. Tuy nhiên cũng giống như các loại dược liệu, việc sử dụng tâm sen cần để ý liều lượng cũng như đối tượng sử dụng để tránh gặp các tác dụng không mong muốn. Bên cạnh sử dụng dược liệu tâm sen, sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ chức năng có chứa tâm sen cũng là lựa chọn phù hợp cho người có nhu cầu điều trị mất ngủ, suy nhược, căng thẳng thần kinh.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về công dụng của tâm sen, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Tìm hiểu tác dụng của Bạch truật đối với các vấn đề về sức khỏe

    Tác dụng của lô hội mà người dùng không thể bỏ qua

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ