Bạch truật có tác dụng gì? 7 Bài thuốc hỗ trợ hệ tiêu hóa

Thảo dược bạch truật có nhiều tác dụng nổi bật cho sức khỏe

Thảo dược thiên nhiên có xung quanh ta. Liệu bạn có nghĩ rằng cây, cỏ bình thường chúng ta vẫn biết lại có tác dụng hữu ích trong việc chăm sóc sức khoẻ. Không những mang lại hiệu quả tốt, thảo dược thiên nhiên còn nói không với các tác dụng phụ. Quả là điều đáng kinh ngạc phải không nào? Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại thảo dược như vậy, đó là Bạch truật. Vậy Bạch truật là gì, có tác dụng như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

1. Cây bạch truật là gì?

Bạch truật hay còn được gọi với các như Truật, Truật Sơn Khê, Sơn Khương, Sơn Giới, Ngật Lực Già, Ư tiền truật,Thiên Đao, Triết Truật, Dã Ư Truật,… và nhiều tên gọi khác. Cây có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz, thuộc họ Cúc.

Bạch truật được ví như là “Thần dược trường thọ”
Bạch truật được ví như là “Thần dược trường thọ”

Bạch truật là cây thân thảo, sống lâu năm, thân rễ to và rất phát triển. Thân cây thẳng và có chiều cao trung bình từ 0,3 đến 0,8m. Cây thảo dược thường có một số đặc điểm sau đây: thân dưới hoá gỗ, thân trên phân nhánh (một số cây không có nhánh), lá mọc cách, dai, cuống lá ở phía dưới thường dài hơn so với các lá mọc ở phần ngọn, hoa có màu đỏ tím, mỗi cây thảo dược có rất nhiều hoa; quả màu xám, dẹt, thuôn.

Bạch truật lúc đầu chỉ có ở Trung Quốc, ở huyện Thừa, Đông Dương. Sau được trồng lan rộng ra các tỉnh thành khác của Trung Quốc như Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên,… Hiện nay, thảo dược này đã được di thực và trồng ở Việt Nam.

2. Bộ phận nào của cây được dùng để làm thuốc?

Ở Bạch truật, người ta dùng phần rễ để làm dược liệu. Những phần rễ được chọn phải là phần rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột trắng ngà thì mới đảm bảo chất lượng.

Giai đoạn cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 là giai đoạn thích hợp nhất để thu hoạch phần rễ của Bạch truật. Sau khi thu hoạch xong thì rửa sạch phần rễ, phơi khô và cắt lát mỏng để bào chế. Có một lưu ý khi thu hoạch rễ cây là nên thu hoạch vào những ngày có trời nắng ráo, đất khô thì việc thu hoạch sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Xem thêm: Liên nhục (hạt sen) có tác dụng gì? Những bài thuốc tốt cho sức khỏe

3. Tác dụng của Bạch truật là gì?

Bạch truật và vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe
Bạch truật và vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe

Y học hiện đại và Y học cổ truyền đã nghiên cứu ra những tác dụng của Bạch truật. Và mỗi bên có những tác dụng như sau:

Đối với y học hiện đại: Bạch truật có các tác dụng như bổ ích cường tráng; chống loét; giãn mạch máu, chống đông máu; tác dụng lợi niệu; chữa tiêu chảy và táo bón; tác dụng hạ đường huyết; an thần; chống loét bao tử; chống ung thư; giúp phục hồi chức năng gan; kháng viêm; khả năng gây ức chế đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da…

Đối với y học cổ truyền: Bạch truật có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh như đau đầu; tiêu chảy; trị phù thũng; trị tỳ hư; táo bón; giúp ăn ngon ngủ yên; cây còn có tác dụng trong việc dưỡng thai…

4. Tổng hợp 7 bài thuốc y học cổ truyền từ cây Bạch Truật

Trong dân gian có nhiều bài thuốc y học cổ truyền sử dụng Bạch Truật để chữa bá bệnh, trong đó nổi bật với 7 bài thuốc dân gian sau: 

4.1. Sử dụng trà Bạch Truật

Thành phần: 4,5g Bạch Truật và 3g Mạch Đông. 

Cách thực hiện: Sắc 2 nguyên liệu trên thành trà sử dụng vào mùa hè. Dùng cho người cao tuổi chán ăn, tiêu hóa kém và miệng luôn khô hay đắng. Trà Bạch Truật cùng Mạch Đông có tác dụng kéo dài tuổi thọ. 

4.2. Bánh Bạch Truật trị tiêu chảy

Thành phần: 250g Bạch Truật, 500g bột mì và 250g đại táo.

Cách thực hiện: Bạn sấy chín Bạch Truật sau đó xay nhuyễn, đại táo hầm chín và bỏ hạt. Trộn tất cả thành phẩm trên với bột mì vào nhào bột. Nướng bột lên thành bánh và dùng cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. 

4.3. Rượu Bạch Truật và Phục linh

Thành phần: 500g Bạch Truật và 500g Phục linh cùng 2L rượu.

Cách thực hiện: Cho 2 nguyên liệu trên ngâm vào trong rượu khoảng 10 ngày là dùng được. Mỗi lần dùng 10 – 15 ml cho người người bị chướng bụng, khó tiêu, phù nề, ho nhiều đờm,..

4.4. Cháo Bạch Truật và dạ dày heo

Chuẩn bị: 30g Bạch Truật, 10g quả cau, 1 cái dạ dày heo và gạo lứt cùng các loại gia vị như gừng, muối, tiêu,..

Cách thực hiện: Dạ dày heo làm sạch, các loại gia vị đập nhuyễn cùng Bạch Truật và cau. Cho toàn bộ thảo dược vào bên trong dạ dày heo luộc chín. Lấy nước cho thêm gạo lứt nấu thêm chút cho thành cháo. Nêm nếm và sử dụng ngay khi nóng. 

4.5. Nước đường Bạch Truật

Chuẩn bị: Đường và 9g Bạch Truật

Cách thực hiện: Bạch Truật giã nhuyễn, sau đó cho thêm nước đường vào và hấp trong vòng 10 phút. Uống mỗi ngày 3 lần để gia tăng hiệu quả chữa trị rối loạn tiêu hóa. 

4.6. Cơm Bạch Truật và hạt ý nhĩ

Chuẩn bị: 25g Bạch Truật, lượng gạo tẻ vừa phải, 50g hạt ý nhĩ, lá sen và các loại gia vị thường dùng.

Cách thực hiện: Cho gạo lứt lên lá sen và hấp chín. Trên mặt gạo để Bạch Truật và hạt ý nhĩ hấp trong vòng 45 phút. Khi cơm chín dùng ngay khi nóng. Món cơm này sẽ phù hợp với người khó tiêu, phù nề và ăn không ngon miệng. 

4.7. Rượu nghệ đen và Bạch Truật

Chuẩn bị: 500g Bạch Truật, 1kg nghệ đen và 2L rượu gạo. 

Cách thực hiện: Tán nhuyễn Bạch Truật cùng nghệ đen thành hỗn hợp mịn. Sau đó, cho toàn bộ vào rượu gạo và ngâm trong vòng 3 tháng. Sau đó, dùng hỗn hợp này làm mặt nạ mỗi tối. Đây là bài thuốc làm đẹp từ Bạch Truật được nhiều phụ nữ áp dụng. 

5. Những lưu ý khi sử dụng Bạch truật

Những trường hợp không nên sử dụng Bạch truật: Những người bị âm hư, môi miệng khô, khát nước vì khi dùng Bạch truật sẽ có một số tác dụng như khô miệng, buồn nôn và có vị khó chịu trong miệng; những người bị bệnh hen suyễn; có vấn đề về các bệnh liên quan đến dạ dày; bị mụn nhọt và có mũ; những người cơ thể yếu, sức khoẻ không ổn định cũng không nên dùng thảo dược này.

Tránh sử dụng Bạch truật cùng với phòng phong, địa du vì có thể tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn và làm giảm hiệu quả của việc sử dụng.

Phụ nữ có thai và cho con bú cần có hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Nếu đang dùng các sản phẩm chức năng, thuốc tây thì cũng nên lưu ý.

Cơ thể có dễ dị ứng thì nên tham khảo cách dùng.

Xem thêm: Tác dụng của nấm linh chi có thực sự tuyệt vời?

6. Sản phẩm Hoàng Tố Nữ có thành phần từ cây Bạch truật

Hoàng tố nữ - bài thuốc kết hợp từ các dược liệu thiên nhiên
Hoàng tố nữ – bài thuốc kết hợp từ các dược liệu thiên nhiên

Hoàng Tố Nữ là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Dân Khang sản xuất với công dụng tuyệt vời cho chị em phụ nữ. Hoàng Tố Nữ giúp bổ sung ích khí, sinh tân, chỉ khát; giảm khí hư bạch đới cho phụ nữ; tăng cường sức khoẻ và kháng khuẩn; điều hoà khí huyết; chống dị ứng, lợi mật và ức chế cơ trơn của tử cung.

Trong sản phẩm Hoàng Tố Nữ thì Bạch truật là một thành phần quan trọng. Ngoài Bạch truật ra, sản phẩm còn có các thảo dược thiên nhiên khác như đảng sâm, bán hạ, trần bì, khiếm thực, liên nhục, kim anh.

Sản phẩm Hoàng Tố Nữ được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn, với minh chứng đó là sản phẩm Hoàng Tố Nữ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao.

Sản phẩm Hoàng Tố Nữ là sản phẩm mà chị em nên lựa chọn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như giữ lửa cho chích hạnh phúc gia đình mình.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin và công dụng của Bạch truật, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Cây khiếm thực có công dụng gì? các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

    Những công dụng nổi bật của nhũ hương mà bạn cần biết [A-Z]

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ