Tác dụng của trần bì và 4 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Những công dụng nổi bật của trần bì

Trần bì hay quất bì chính là phần vỏ của những quả quýt chín đã qua sơ chế biến, là một loại thảo dược rất phổ biến và quen thuộc với rất nhiều người. Trần bì thường có mùi thơm, tính ấm vị hơi đắng thường được dùng để chữa các bệnh như đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy và nhiều công dụng khác. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng cũng như những đặc tính nổi bật của trần bì qua bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm trần bì

Cây trần bì hay cây quýt là một loại cây ăn quả phổ biến và cũng là một loại thuốc quý. Là một loại cây nhỏ, thân cây thẳng, dựng đứng, cành thường có gai nhọn. Lá quýt thường là lá đơn, mọc so le, có răng cưa ở phần mép lá, có mùi thơm nhẹ. Hoa có màu trắng, mọc giữa các kẽ lá. Quả quýt khi chín thường có màu vàng hay màu cam đỏ, hình cầu, hơi dẹt. Quả có mùi thơm rất dễ chịu, vỏ thường nhẵn, đôi khi có những quả hơi sần sùi nhưng rất dễ bóc vỏ.

Cây trần bì (cây quýt) rất quen thuộc với nhiều người
Cây trần bì (cây quýt) rất quen thuộc với nhiều người

Cây quýt thường được trồng rất nhiều ở Trung Quốc, ở nước ta thường trồng nhiều ở Nghệ An, Hà Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị…

Bộ phận dùng để làm thuốc là phần vỏ của những quả đã chín. Thời điểm thu hoạch quả tốt nhất là vào mùa xuân và mùa đông ( tức là từ khoảng tháng 11 đến tháng giêng năm sau).

Phần vỏ sau khi được rửa sạch, đem cắt thành từng khoanh nhỏ, đem phơi hoặc sấy thật khô và bảo quản nơi khô, thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời để sử dụng dần dần.

Trong trần bì có chứa nhiều các thành phần như tinh dầu (1-2%), vitamin C, B1, alpha humulenol acetate, caroten, và nhiều chất khác…

Xem thêm: Cây bán hạ có tác dụng gì? những bài thuốc tốt cơ thể

Tìm hiểu thêm viên uống Hoàng tố nữ và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách sử dụng dược liệu trần bì hiệu quả ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

2. Công dụng của trần bì với sức khỏe

  • Trần bì có tác dụng kháng viêm, chống loét: thành phần Alpha humulenol acetate trong trần bì có công dụng tương tự như vitamin P làm giảm sự tiết dịch vị ở dạ dày, hạn chế hiệu quả tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày, ngoài ra humulene liều lượng 10g có tác dụng kháng histamin.
  • Trần bì kích thích đường tiêu hóa, đường ruột, làm tăng dịch vị và giãn nỡ cơ trơn của ruột và dạ dày.
  • Trần bì giúp ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn.
  • Trần bì kích thích lớp niêm mạc đường hô hấp, tiêu viêm, làm loãng đờm, hạ dịu những cơn ho và giãn phế quản.
  • Ngoài ra trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật .

Mặc dù có nhiều công dụng, tuy nhiên nếu sử dụng trần bì trong thời gian dài với liều lượng lớn có thể làm ảnh hưởng đến nguyên khí, do đó cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng hay thông báo ngay cho thầy thuốc nếu phát hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng.

Dược liệu trần có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe
Dược liệu trần có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe

3. Một vài bài thuốc từ trần bì

3.1. Bài thuốc chữa đầy bụng khó tiêu

Thực hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng vài miếng trần bì đem rửa sạch qua với nước ấm, sau đó cho vào hãm như hãm trà trong khoảng 15 phút. Đem bỏ phần vỏ và uống khi nước còn ấm nóng liên tục trong vài ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm rõ rệt.

3.2. Bài thuốc chữa suy nhược, kém ăn

Chuẩn bị hồ tiêu 3g, trần bì 3g và 1 con gà trống khoảng 1kg, làm sạch và chặt miếng nhỏ đem hầm với lửa nhỏ và nêm thêm chút gia vị cho vừa ăn. Cháo và gà đã chín mềm đem ăn trong ngày, từ 2-3 lần giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, cơ thể khỏe hơn.

3.3. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ trần bì

Cách 1: Trần bì 20g, hương phụ sao giấm 15g đem sắc lấy nước. Sau đó lọc lấy phần nước thuốc cho vào kho với 100g thịt gà, đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn cho thêm gừng và gia vị vừa ăn. Dùng ăn với cơm trắng rất có hiệu quả cho người bị viêm loét dạ dày.

Cách 2: Chuẩn bị 20g trần bì, đem sắc lấy nước. Dùng nước thuốc này nấu cháo với 150g gạo tẻ, nêm nếm chút đường hoặc muối vừa phải theo khẩu vị, món ăn này rất thích hợp cho những người hay bị chướng bụng, buồn nôn hay viêm loét dạ dày-tá tràng.

3.4. Bài thuốc chữa trị ho

Trường hợp ho viêm họng nhẹ, dùng 6g tô diệp, 4g cam thảo và 6g trần bì đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Trường hợp có đờm, mỗi ngày sắc 1 thang thuốc để uống gồm bán hạ 6g, trần bì 6g, bạch linh 12g với 2 lát gừng tươi. Sử dụng vài ngày, khi thấy các triệu chứng giảm thì ngưng.

Trường hợp ho bị mất tiếng: Đun sôi 200ml nước với 12g trần bì, đến khi nước cạn còn khoảng ½ thì tắt bếp. Uống nước thuốc nhiều lần trong ngày giúp cải thiện bệnh đáng kể.

Xem thêm: Tìm hiểu tác dụng cây Kim Anh – vị thuốc quý ít người biết

4. Sản phẩm Hoàng Tố Nữ có thành phần từ trần bì

Hoàng Tố Nữ - sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược tự nhiên
Hoàng Tố Nữ – sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược tự nhiên

Bên cạnh những bài thuốc dân gian nói trên, hiện nay trần bì được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều sản phẩm hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe bởi những công dụng của nó.

Sản phẩm Hoàng Tố Nữ với các thành phần tự nhiên như bạch truật, đẳng sâm, kim anh, trần bì… giúp mát gan, lợi mật, ức chế cơ trơn của cổ tử cung, điều hòa khí huyết, hỗ trợ điều trị khí hư, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho nữ giới. Sản phẩm đã đạt nhiều giải thưởng uy tín do các chuyên gia cũng như người tiêu dùng bình chọn. Hiện đang được bày bán trên khắp các nhà thuốc, hiệu thuốc.

5. Các lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ trần bì để đạt hiệu quả cao nhất

Dược liệu trần bì sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cho sức khỏe
Dược liệu trần bì sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cho sức khỏe

Trần bì là một vị thuốc dễ tìm, dễ sử dụng để bảo vệ cơ thể. Tuy có vẻ lành tính, không độc hại nhưng việc sử dụng sai cách đôi khi mang lại nhiều hậu quả xấu hơn là tác dụng trị bệnh. Để tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cũng như giúp tăng cao hiệu quả điều trị khi sử dụng các bài thuốc có phối hợp trần bì, trong quá trình sử dụng nên lưu ý một số điểm sau:

  • Thói quen sử dụng thuốc Tây thường khiến người sử dụng mong đợi hiệu quả điều trị ngay tức khắc. Tuy nhiên, việc sử dụng trần bì nói riêng và các thuốc từ dược liệu nói chung thường không cho tác dụng ngay, thông thường ít nhất từ 5-7 ngày sau khi sử dụng mới thấy các triệu chứng bệnh giảm rõ. Sau giai đoạn đó, nếu tiếp tục sử dụng thì bệnh tình hoàn toàn có thể được chữa hẳn mà tỉ lệ tái bệnh khá thấp do các thuốc dược liệu thường cho hiệu quả kéo dài.
  • Nếu sử dụng trần bì khô nên bảo quản dưới điều kiện tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp bằng cách cho vào lọ kín, tối màu, cho thêm các túi silicagel vào để hút ẩm, tránh sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại trong lô dược liệu. Tuy nhiên, nếu trong quá trình bảo quản có thấy sự xuất hiện của nấm mốc trong bất kỳ vị trí nào của lô thuốc thì không nên sử dụng tiếp tục cả lô đó để bảo vệ sức khoẻ do độc tố của nấm có thể được tiết ra và lan rộng khắp cả lô.
  • Trần bì là một dược liệu tương đối an toàn, tuy nhiên nếu cơ địa dị ứng với các hoạt chất trong dược liệu này có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ngoài da. Khi này không nên lựa chọn một loại dược liệu khác an toàn hơn để sử dụng. Nếu tình trạng dị ứng xảy ra nghiêm trọng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị chứ không nên chần chừ để phòng ngừa nguy cơ sốc phản vệ.
  • Không nên thay đổi liều lượng dược liệu trần bì, nếu sử dụng trên 1 tuần thấy các dấu hiệu có xu hướng tăng lên chứ không thuyên giảm, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có các điều chỉnh thích hợp, an toàn nhất.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin và công dụng của cây trần bì, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Cây khiếm thực có công dụng gì? các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

    Liên nhục (hạt sen) có tác dụng gì? Những bài thuốc tốt cho sức khỏe

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ