Cây khiếm thực còn có tên gọi khác kê đầu thực, ô đầu hay thủy lưu hoàng là một trong những vị thuốc rất quen thuộc trong Đông y, có vị ngọt lành tính, được ví như “nhân sâm trong nước” và sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc bổ trung, bế khí, đau lưng gối mỏi… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại thảo dược qua bài viết dưới đây.
1. Đặc điểm tự nhiên của cây khiếm thực
Cây khiếm thực có tên khoa học là Euryale ferox Salisb thuộc họ súng. Hạt phơi hoặc sấy khô của cây khiếm thực có tên khoa học là semen euryales ferox. Cây khiếm thực thường mọc và phát triển quanh năm ở các đầm ao. Lá cây có hình tròn, rộng, thường nổi trên mặt nước, lá cây ở mặt dưới có màu tím và màu xanh ở mặt trên. Vào mùa hè, cành mang hoa rồi trồi lên mặt nước, chỉ có một hoa mọc ở đầu cành, thường nở vào buổi sáng và héo vào buổi chiều. Quả của cây có hình cầu, xốp, màu hồng tím, bề ngoài của quả có nhiều gai, bên trong quả có rất nhiều hạt hình cầu, rất chắc, màu đen.
Cây khiếm thực chủ yếu được phát hiện nhiều ở Trung Quốc, nhất là ở các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam và Quảng Tây. Vào khoảng tháng 9 và tháng 10, người dân thường đi thu hoạch quả cây khiếm thực chín về xay vỡ, lấy phần hạt rồi đem bỏ vỏ, lấy phần nhân hạt đem phơi hoặc sấy thật khô và dùng phần này để làm thuốc. Dược liệu khiếm thực rất dễ bị mối mọt, nên cần chú ý bảo quản kỹ lưỡng để sử dung dần dần. Riêng ở Việt Nam, cây được trồng không thấy ra hoa và quả nên đa số dược liệu này thường được nhập khẩu từ Trung Quốc.
2. Bộ phận nào của cây khiếm thực dùng để làm thuốc chữa bệnh?
Ở Trung Quốc, người ta thường dùng quả cây khiếm thực để làm thuốc, riêng ở Việt Nam thường dùng củ của cây hoa Súng để thay thế bởi những công dụng như nhau.
Quả chín sau khi thu hoạch, tách vỡ và lấy phần hạt, sau đó tách lấy phần nhân hạt, đây chính là phần được sử dụng để làm thuốc. Phần dược liệu này có hình tròn, khoảng 1/3 có màu trắng , còn lại có màu nâu đỏ, bề mặt trơn, cứng, dòn và có sâm hoa. Nếu cắt đôi, thì thấy phần vết cắt không bằng phẳng. Trong khiếm thực, có nhiều tinh bột và catalaza, protid, chất béo, cabon hydrat, ngoài ra còn có calci, carotene, vitamin C…
Theo đông y, dược liệu khiếm thực có những tác dụng sau:
- Bổ trung, chỉ khát, làm sáng mắt và tai nghe rõ.
- Bế khí, trừ thấp, ích thận, kiện tỳ…
- Chữa trị các bệnh đau nhức, đau lưng, mỏi gối, tê thấp, di tinh, đi đái nhiều…
Xem thêm: Liên nhục (hạt sen) có tác dụng gì? Những bài thuốc tốt cho sức khỏe
Tìm hiểu thêm viên uống Hoàng tố nữ và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách sử dụng dược liệu khiếm thực an toàn ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu khiếm thực
3.1. Bài thuốc trị viêm phế quản mãn tính, hen suyễn ở người lớn tuổi
Chuẩn bị: 50g khiếm thực đem đập dập, táo nhân 10g, gạo tẻ 100g, cùi hồ đào nguyên vỏ 100g.
Cách thực hiện: Sau đó cho tất cả vị thuốc vào nồi, nấu thành cháo, có thể cho thêm chút đường phèn để dễ ăn hơn. Mỗi ngày nấu 1 thang thuốc, chia làm 2 lần sử dụng.
3.2. Bài thuốc khiếm thực trị viêm ruột, suy nhược thần kinh
Chuẩn bị: Dược liệu khiếm thực với kim anh tử với lượng bằng nhau.
Cách thực hiện: Đem hai loại dược liệu đã chuẩn bị đi tán nhuyễn, cho thêm mật ong rồi vo tròn thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày uống khoảng 3 lần, mỗi lần sử dụng đúng 4g cho đến khi thấy các triệu chứng giảm đi và khỏi hẳn.
3.3. Bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém và chứng tiểu đêm
Chuẩn bị: Dược liệu khiếm thực.
Cách thực hiện: Đem lượng dược liệu đã chuẩn bị đi sao vàng rồi tán cho thật mịn. Sử dụng tần suất 2 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng 8 gram. Khi uống dùng chung với nước sắc từ dược liệu phá cổ chỉ và ích trí nhân mỗi vị thuốc 6g.
3.4. Bài thuốc trị tiêu chảy ở trẻ em do tì hư
Chuẩn bị: Bạch truật 15g, phục linh 15g, đảng sâm 15g, khiếm thực 15g.
Cách thực hiện: Cho tất cả vào ấm, cho thêm 600ml, đun cho đến khi còn lại khoảng 300ml là được. Ngày uống 3 lần, liên tục trong vòng 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3.5. Bài thuốc chữa thận hư, khí hư, di tinh, đi tiểu không tự chủ
Chuẩn bị: Ngân hạnh 10g, gạo nếp 30g, dược liệu khiếm thực 30g.
Cách thực hiện: Kết hợp gạo nếp, ngân hạnh với dược liệu khiếm thực đã chuẩn bị đem hầm thành cháo. Mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 7 ngày giúp cải thiện rõ ràng tình trạng đi tiểu không tự chủ, khí hư, di tinh, thận hư.
3.6. Bài thuốc trị bạch đới nhiều ở nữ giới
Chuẩn bị: Sơn dược, đảng sâm, phục linh, bạch truật, táo nhân, kim anh, khiếm thực – mỗi loại 12g, ngũ vị tử 6g, viễn chí 6g và 4g cam thảo.
Cách thực hiện: Đem đun với nước trong khoảng 20 phút, chia thuốc làm 3 phần bằng nhau, uống khi thuốc còn ấm, ngày uống 3 lần. Liều dùng 1 ngày/ 1 thang.
4. Hoàng Tố Nữ – bài thuốc hiệu quả từ dược liệu khiếm thực
Hoàng Tố Nữ với 100% các thành phần dược liệu tự nhiên như bạch truật, trần bì, kim anh… kết hợp với dược liệu khiếm thực có công dụng ích khí, bổ trung, sinh tân và đặc biệt là cải thiện tình trạng khí hư ra nhiều ở nữ giới.
Viên uống Hoàng Tố Nữ được bào chế dạng viên nang rất dễ sử dụng, mỗi ngày sử dụng 6 viên, chia làm 2 lần sử dụng trước hoặc sau khi ăn. Sản phẩm Hoàng Tố Nữ đã và đang được rất nhiều chi em tin dùng, trở thành người bạn đồng hành thân thiết giúp chia sẽ những nỗi lo thầm kín của hàng nghìn chị em phụ nữ. Hiện nay, sản phẩm đang được bày bán rộng rãi tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.
5. Các lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ dược liệu khiếm thực
Khiếm thực là một vị thuốc đa năng, việc phối hợp khiếm thực trong các bài thuốc mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi lại thể trạng và khỏi bệnh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp không được dặn dò kỹ dẫn đến dùng sai cách gây ra việc phản tác dụng điều trị, thậm chí gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Do đó, khi sử dụng các bài thuốc có phối hợp khiếm thực cần lưu ý các điểm sau để việc điều trị an toàn, hiệu quả:
- Vị thuốc từ dược liệu như khiếm thực thường không cho tác động ngay lập tức, có nghĩa là sau khi dùng thuốc thì các triệu chứng không giảm ngay một cách rõ rệt. Đôi khi điều này làm bệnh nhân nghi ngờ về công dụng của thuốc mình đang dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng một thời gian đủ lâu thì tác dụng của khiếm thực càng thể hiện rõ ràng, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng ngay cả sau khi hết bệnh để bồi bổ cơ thể.
- Dược liệu khiếm thực thường được bảo quản dưới dạng khô, tránh độ ẩm và ánh sáng trực tiếp có thể làm biến đổi các hoạt chất trong thuốc, tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Trong quá trình bảo quản một lô thuốc nào đó, nếu thấy sự xuất hiện của nấm mốc ở một vị trí thì không nên tiếp tục sử dụng cả lô dược liệu đó vì độc tố của nấm có thể lan rộng khắp các vị trí khác trong lô.
- Trong quá trình sử dụng khiếm thực nếu thấy cơ thể dị ứng với dược liệu này, cụ thể là xuất hiện các tình trạng buồn nôn, khó thở, mẩn ngứa ngoài da thì không nên tiếp tục sử dụng, nếu dị ứng xảy ra nặng thì nên đến cơ sở y tế để điều trị ngay.
- Không nên thay đổi liều lượng dược liệu khiếm thực trong các bài thuốc có thể gây dư thừa các dưỡng chất dung nạp vào cơ thể và gây hại. Khi cần điều chỉnh liều lượng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Lời kết
Như vậy có thể thấy dược liệu khiếm thực có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh và vấn đề về sức khỏe. Hiểu và biết cách sử dụng đúng loại dược liệu này giúp bạn có thể tránh xa nhiều căn bệnh phiền toái. Tuy nhiên việc sử dụng các bài thuốc dân gian có thể gây khó khăn cho người bận rộn vì thế bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe có chứa dược liệu này để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin và công dụng của cây khiếm thực, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Cây bán hạ có tác dụng gì? những bài thuốc tốt cơ thể
Tìm hiểu tác dụng cây Kim Anh – vị thuốc quý ít người biết