Cây bán hạ có tác dụng gì? những bài thuốc tốt cơ thể

Các bài thuốc tốt từ dược liệu bán hạ

Bán hạ là loại cây thân thảo thường mọc ở những vùng đất trống hay mọc dại ven đường. Dược liệu bán hạ tùy theo kích thước củ của cây cũng sẽ có những tên gọi khác nhau, thường được sử dụng để trị các bệnh ho, chống buồn nôn do viêm dạ dày…. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về cây bán hạ

Bán hạ là phần thân hoặc rễ được phơi hay sấy khô rồi đem chế biến của nhiều loại cây khác nhau, nhưng đều thuộc họ Ráy (Araceae).

Bán hạ ở nước ta là những cây có tên khoa học là Typhonium divancatum, Typhonium trilobatum (Schott) mọc phổ biến ở nhiều nơi.

Cây mọc nhiều ở Trung Quốc thuộc các tỉnh dọc sông Trường Giang như Tứ Xuyên, Hồ Bắc… có tên khoa học là Pinellia ternata (Thunb) Breiter hay Pinellia tuberifera Tenore.

Cây bán hạ là một loại cây thân củ, củ thường có hình tròn hoặc dẹt. Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây sẽ có những khác nhau về hình dạng về lá cây, màu sắc lá. Cây còn nhỏ thường lá đơn, hình trứng, có đuôi nhọn, mép lá có gợn sóng. Khi cây khoảng 2-3 tuổi, lá có hình bầu dục, chẻ 3 thùy, hai đầu nhọn, cuống lá dài, có màu đỏ tím nhạt, phần gốc phình ra thành bẹ. Hoa thường nở và mùa hạ, hoa có bao hớn, hoa cái mọc phía dưới, có màu xanh nhạt, hoa đực mọc ở bên trên, có màu trắng. Quả thường có dáng hình trứng hay hình bầu dục.

Cây bán hạ có những tác dụng nổi bật tốt cho cơ thể
Cây bán hạ có những tác dụng nổi bật tốt cho cơ thể

Cây bán hạ sau khi được thu hoạch về, bỏ phần vỏ ngoài và rễ con, đem rửa sạch, phơi khô gọi là bán hạ sống, cây phải qua bào chế mới sử dụng được do có chất độc.

2. Các cách bào chế bán hạ

Một số cách bào chế như sau:

Cách 1: Bán hạ sống đem rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 2-3 ngày, thay nước hàng ngày cho đến khi thấy nước trong là được. Sau đó cứ dùng 1kg bán hạ cho thêm 100g cam thảo, 100 bồ kết,cho thêm nước ngập hết dược liệu, đem đun sôi cho đến khi nước cạn, đem ra phơi thật khô.

Cách 2: Sau khi ngâm tương tự cách 1. Cứ 1kg bán hạ, cho thêm nước, phèn chua 50g, gừng tươi giã nát 300g, ngâm khoảng 1 ngày. Đem đồ chín dược liệu rồi thái mỏng. Sau đó tiếp tục cứ 1kg bán hạ, cho thêm 150g gừng tươi giã nát, vắt lấy nước rồi cho bán hạ vào ngâm qua đêm. Sau đó, đem ra sao vàng là được.

Cách 3: Ngâm trong nước vo gạo, sau đó rửa sạch rồi đem bán hạ ngâm với phèn chua khoảng 2 ngày, khi thử cắn vào ko thấy vị tê cay đầu lưỡi là được. Sau đó, lựa chọn củ to, nhỏ để riêng, đem tẩm nước gừng tươi,ủ trong 3h đồng hồ sau đó đem sao cháy xém cạnh là dùng được. Sau khi bào chế cần được bảo quản cẩn thận ở nơi khô thoáng, tránh để ẩm mốc, mối mọt.

Dược liệu bán hạ là thảo dược được áp dụng nhiều trong đông y
Dược liệu bán hạ là thảo dược được áp dụng nhiều trong đông y

3. Công dụng của dược liệu bán hạ

Theo nhiều nghiên cứu, cây có các tác dụng dược lý sau:

  • Công dụng chống buồn nôn: theo nhiều ghi chép từ xa xưa, bán hạ sống thì gây nôn, nhưng bán hạ chế lại có tác dụng chống nôn.
  • Công dụng giảm ho.
  • Công dụng giải độc trong trường hợp bị nhiễm độc strychnin và acetycholin.
  • Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.
  • Tác dụng kích thích co bóp tử cung với liều lượng thấp tuy nhiêu ở liều ượng cao lại gây ức chế.
  • Tác dụng chống viêm loét dạ dày và giảm co thắt cơ trơn.

Xem thêm: Đảng sâm – đặc điểm của cây và những tác dụng tốt cho sức khỏe

4. Liều dùng của dược liệu đạt hiệu quả

Tùy theo thể trạng, tuổi tác, tình hình sức khỏe mà liều lượng sử dụng là khác nhau. Do đó cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Liều dùng thông thường của bán hạ là từ 3-10g/ ngày.

Nếu dùng ngoài da, dùng bán hạ tươi giã nát để đắp lên vùng da bị sưng, mụn nhọt rất hiệu quả.

5. Các bài thuốc từ dược liệu bán hạ

Các bài thuốc tốt từ dược liệu bán hạ
Các bài thuốc tốt từ dược liệu bán hạ

5.1. Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa

Chuẩn bị bán hạ chế 10g, hoàng cầm, đẳng sâm – mỗi loại 10g, chích thảo, đại táo 3g/ mỗi loại, can khương 5g, hoàng liên 3g đem sắc lấy nước uống.

5.2. Bài thuốc chữa ho gió, ho lâu ngày, ho có đờm

Bán hạ chế 15g, trần bì 15g, hạt củ cải 15g và hạt cải bẹ 10g đem sắc lấy nước uống.

Hoặc chuẩn bị bán hạ chế, trần bì, rễ dâu – 150g/ mỗi loại, cát cánh, ô mai, lá táo, cam thảo, lá chanh mỗi loại 100g và 200g đường. Bán hạ chế, trần bì, rễ dâu và cát cánh phơi khô rồi tán mịn, ô mai bóc lấy phần cùi và giã nhuyễn, lá chanh, lá táo, cam thảo đem sắc nước từ 400ml cho đến khi còn khoảng 100ml, cho 200g đường vào nấu thành siro. Trộn đều bột bán hạ chế, trần bì và rễ dâu với siro rồi đem vo thành viên, mỗi viên khoảng 0,5g. Người lớn mỗi ngày dùng khoảng 15-20 viên, trẻ em dùng từ 5-15 viên tùy theo độ tuổi.

5.3. Bài thuốc trị chứng đầy hơi, chướng bụng

Bán hạ chế (loại sơ chế với gừng), quế với định lượng bằng nhau, đem tán bột rồi uống chung với nước sắc từ lá lấu và xương bồ.

6. Lưu ý khi sử dụng dược liệu bán hạ

  • Không dùng cho phụ nữ có thai, những người bị chứng táo bón.
  • Không dùng cho những người bị ho khan, ho có máu.
  • Không dùng kết hợp dược liệu bán hạ với ô đầu.
  • Phải rửa sạch, ngâm kỹ để loại bỏ hết các độc tố trước khi sử dụng.

Hi vọng với một vài thông tin trên, giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này cũng như sử dụng dược liệu một cách hiệu quả!

Nếu bạn đang tìm hiểu thêm thông tin và công dụng của cây bán hạ, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Tìm hiểu tác dụng cây Kim Anh – vị thuốc quý ít người biết

    Cây tơm trơng có những công dụng nào?

    Tác dụng của cây trần bì và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

    Cây khiếm thực có công dụng gì? các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ