Một số bài thuốc từ nhũ hương tốt cho sức khỏe

Nhũ hương có tác dụng nổi bật gì?

Nhũ hương là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền từ rất lâu đời, nó chính là nhựa của cây nhũ hương, dùng để chữa trị các bệnh viêm khớp, đau bụng kinh, viêm loét đại tràng… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại thảo dược này qua bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của cây nhũ hương

Cây nhũ hương còn có tên gọi khác là nhũ đầu hương hay thiên trạch hương, là một loại cây vừa, nhỏ cao tối đa khoảng 6 m, phổ biến từ 4-5m. Cây thô, khô khỏe, thân có màu nâu hoặc vàng nhạt, vỏ cây có màu trơn sáng. Lá cây thường mọc xen kẽ và thưa hơn ở vùng trên, có chiều dài từ 15-25cm, phần cuống lá có lông màu trắng. Vùng đáy lá có hình hơi tròn, viền lá có răng cưa, hai mặt của lá có lông phủ trắng, đôi lúc một mặt có một mặt không. Cây có hoa nhỏ, thường mọc theo cụm, có 5 cánh, màu vàng nhạt, nụ hoa có hình trứng.

Hoa và lá cây nhũ hương
Hoa và lá cây nhũ hương

Cây nhũ hương thường mọc tập trung ở các vùng ven biển Địa Trung Hải, mỗi năm thu hoạch khoảng từ 3-4 kg nhựa.

Nhựa cây chính là bộ phận được sử dụng chủ yếu, bên ngoài có màu trắng sáng, có mùi thơm, dính răng khi cắn, khi đốt lên có khói thơm mát, tro màu đen.

2. Cách bào chế nhũ hương

Nhựa cây nhũ hương sau khi thu hoạch sẽ được bào chế lại để sử dụng và bảo quản được lâu hơn. Có 2 cách bào chế như sau:

  • Cho thêm một ít rượu vào, nghiền nát nhũ hương sau đó phi qua nước rồi đem phơi khô hay tán với một nếp để sử dụng dần.
  • Lọc bỏ tạp chất sau khi thu hoạch, đem tán với đăng tâm theo tỉ lệ 40g nhũ hương kết hợp với 1g đăng tâm bảo quản nơi khô thoáng để tránh ẩm mốc và lưu được mùi hương tự nhiên.

3. Tác dụng của nhũ hương

Theo Đông y, nhũ hương có công dụng hoạt huyết, tiêu sưng… được sử dụng để điều trị các bệnh như:

  • Đau bụng kinh hay kinh nguyệt không đều.
  • Sưng đau do bị ung nhọt.
  • Nổi mề đay do bị phong hàn.
  • Khí huyết không lưu thông.
  • Đau bụng do ứ huyết sau khi sinh.
Nhũ hương được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền
Nhũ hương được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền

Theo khoa học hiện đại, nhũ hương có tác dụng giảm đau hiệu quả được sử dụng trong việc điều trị một số bệnh như:

  • Đau bụng hay đau bụng kinh.
  • Bệnh viêm loét đại tràng.
  • Viêm khớp.
  • Bị đau họng.
  • Bệnh ung thư, hen suyễn…

Xem thêm: Cây tơm trơng có những công dụng nào?

3. Một số bài thuốc từ nhũ hương

3.1. Bài thuốc chữa đau bụng kinh và hiện tượng mất kinh

Kết hợp đương quy, hồng hoa, đào nhân và nhũ hương không quá 10g, đem sắc và lấy nước uống.

3.2. Bài thuốc trị các vấn đề ngoại thương gây sưng đau và bầm tím

Cách 1: Chuẩn bị 3g cam thảo, 10g sinh địa, 10g sơn bì, 10 xích thước, 10g bạch chỉ và 5g xuyên khung, 5g nhũ hương đem tán thành bột. Mỗi lần sử dụng lấy 4g hỗn hợp trên kết hợp uống với rượu ngày 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Cách 2: Nhũ hương 5g, chu sa 5g, một dược 5g kết hợp với 2g xạ hương, 3g bạch phiến, 6g hồng hoa, 10g nhĩ trà, 6g huyết kiệt đem tán mịn. Mỗi lần dùng 0.2g uống kết hợp với rượu ấm.

3.3. Bài thuốc trị đau mắt, nhức đầu và đau nhức cơ thể

Chuẩn bị các dược liệu sau với hàm lương bằng nhau gồm một dược, nhũ hương, ngũ linh chi, mộc miết tử, thảo ô , vãn tàm sa sau đó đem tán thật nhuyễn, cho thêm ít rượu hoặc bột hồ trộn đều rồi vo thành viên như hạt ngô. Mỗi lần sử dụng 7 viên uống kèm với nước được sắc từ lá bạc hà sẽ giúp các triệu chứng giảm rõ rệt.

3.4. Bài thuốc trị ung nhọt bị sưng đau

Cách 1: Dùng nhũ tương kết hợp với một dược đem tán thật mịn, rồi đắp lên vùng da bị ung nhọt.

Cách 2: Chuẩn bị 15g kim ngân hoa, 3g cam thảo, 5g nhũ hương, một dược 5g, hoàng kỳ 10g, ngưu bàng tử 10g, thiên hoa phấn 10g, đại hoàng 10g, đem sắc nước để uống sẽ giúp giảm triệu chứng sưng đau.

3.5. Bài thuốc giảm sưng đau gân cốt, viêm khớp

Đem sắc nước uống hỗn hợp thang thuốc gồm độc hoạt 4g, khương hoạt 4g, đào nhân 8g, nhũ hương 8g, đương quy 8g, kinh giới 8g, 8g trần bì, 8g xích thược, 8g hồng hoa, 8g phòng phong và 8g xuyên khung, 8g tục đan.

Nhũ hương giúp điều trị hiệu quả bệnh xương khớp
Nhũ hương giúp điều trị hiệu quả bệnh xương khớp

3.6. Bài thuốc trị mụn nhọt và ghẻ lở

Chuẩn bị 20g thủy điệt, 80g phá cố chỉ, nhũ hương 40g, đương quy 40g, một dược 40g, hắc hùng đậu 40g, tạch bạch bì 40g và 40g độc khoa lật tử đem tán thật nhuyễn. Khi sử dụng lấy 20g hỗn hợp nói trên cho thêm 1 ít xạ hương, trộn thật đều rồi uống chung với giấm gạo giúp cải thiện rõ tình trạng nếu kiên trì sử dụng.

4. Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả

  • Không nên sử dụng nhũ hương cho phụ nữ đang mang thai vì tác dụng hoạt huyết của dược liệu.
  • Không nên sử dụng trong thời gian quá dài, đối với những người có bệnh về dạ dày cần gia giảm liều lượng khi sử dụng.
  • Không nên quá lạm dụng, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin và công dụng của nhũ hương, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Những tác dụng tuyệt vời của Omega 3 cho sức khỏe

    Những tác dụng nổi bật của hạt cần tây đối với sức khỏe

    Những tác dụng ưu việt của cây phỉ đối với sức khỏe

    Bạn có biết về công dụng của hạt tiêu đen đối với sức khỏe?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ