Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối. Điều trị giai đoạn này như thế nào? 

Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối thường nặng nề và ảnh hưởng nhiều hơn do đó là khi mà các tế bào ung thư từ tuyến tiền liệt đã di căn đến các bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể người bệnh.

1. Ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm ở vùng bụng dưới của nam giới, nằm dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo. Tuyến tiền liệt sản xuất tinh dịch, là chất chứa tinh trùng thoát ra khỏi niệu đạo khi xuất tinh.

Ung thư tuyến tiền liệt là một loại bệnh ung thư phổ biến ở nam giới trên toàn thế giới. Bệnh xảy ra khi một tế bào phát triển bất thường tạo thành khối u ác tính tại tuyến tiền liệt. Bệnh có thể di căn đến các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể khi tiến triển.

Ung thư thường được chia làm 4 giai đoạn và ung thư tuyến tiền liệt cũng vậy. Các giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Khối u mới được hình thành
  • Giai đoạn 2: Khối u chưa phát triển lớn 
  • Giai đoạn 3: Ung thư đã xâm lấn sang mô bên cạnh
  • Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn, qua máu và hạch bạch huyết đến các cơ quan như xương, gan, phổi
Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt
Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt

Ở những giai đoạn đầu của ung thư tuyến tiền liệt, tức là giai đoạn 1 và 2, nếu phát hiện được bệnh có thể được điều trị khỏi. Ở giai đoạn 3 và 4, tỉ lệ sống sót giảm đi nhiều do khối u đã đi sang nhiều nơi khác.

2. Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Khi ở những giai đoạn cuối của bệnh, các triệu chứng thường xuất hiện thường xuyên hơn và trầm trọng hơn. 

  • Đau: Đau là một triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối. Đau thường xuất hiện ở vùng háng, hông hoặc lưng. Đau có thể là do khối u đè lên các dây thần kinh hoặc đã lan đến các vùng khác như lan đến xương. Để khắc phục triệu chứng này, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau.
  • Mệt mỏi: Khi ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, các triệu chứng mệt mỏi thường xuyên xuất hiện hơn, người bệnh muốn nằm ngủ lâu hơn đôi lúc là mê man. 
  • Ăn không ngon: Quá trình trao đổi chất của cơ thể bị thay đổi nhiều khi người bệnh đến giai đoạn cuối. Họ không cảm thấy ngon khi ăn, nhu cầu dinh dưỡng cảm giảm đi, khó khăn khi nuốt và nhiều người còn không có cảm giác thèm ăn.
Chán ăn là một trong những triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
Chán ăn là một trong những triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
  • Suy giảm nhận thức: Người ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối có thể lú lẫn, không còn nhanh nhạy như trước. Nguyên nhân có thể là do người bệnh mệt mỏi hoặc do các thuốc mà bệnh nhân sử dụng.
  • Các vấn đề đi tiểu hoặc đi tiêu: Quá trình ăn uống và trao đổi chất thay đổi vào giai đoạn cuối và sự ảnh hưởng trực tiếp của các tế bào ung thư tại tuyến tiền liệt khiến quá trình đào thải gặp nhiều ảnh hưởng: Táo bón có thể diễn ra thường xuyên; Lượng nước tiểu giảm; Nước tiểu đậm màu hơn; Đau rát khi đi tiểu, có thể bí tiểu; Máu trong nước tiểu; Mất kiểm soát việc tiểu tiện và đại tiện
  • Các vấn đề sinh lý như rối loạn cương dương, khó giữ cương cứng khi quan hệ tình dục
  • Gãy xương do ung thư
  • Sự thay đổi nhịp thở: Người bệnh đôi khi cảm thấy khó thở do ung thư, mất sức mạnh cơ thể. 
  • Thay đổi màu da: Tay chân của người ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối có thể xanh xao, lạnh do những thay đổi về lưu lượng máu đến các chi.

3. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Tại giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân thường được chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc cuối đời. Chăm sóc giảm nhẹ là tìm cách cải thiện chất lượng cuộc sống hằng ngày thông qua việc kiểm soát các triệu chứng và hỗ trợ sức khỏe tinh thần người bệnh. Các cách có thể làm như: liệu pháp hormon, xạ trị, phẫu thuật..

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối khi mà tế bào ung thư đã di căn chỉ có thể giúp cải thiện bệnh và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. 

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối sống được bao lâu? Các chuyên gia nói rằng không có con số chính xác cho câu hỏi ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối sống được bao lâu. Tuổi thọ của mỗi người bệnh sẽ phụ thuộc vào thể trạng, tuổi tác, khả năng tác dụng với điều trị. Bệnh nhân cũng có thể sống được vài năm nếu tuân thủ tốt phác đồ điều trị.

4. Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Với những diễn biến nghiêm trọng và kết quả tử vong có thể xảy ra, mỗi người cần có những cách sinh hoạt, lối sống thích hợp để hạn chế tối đa các nguy cơ tạo nên bệnh lý này

  • Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn như thế nào có mối liên hệ mật thiết với ung thư tuyến tiền liệt
  • Giảm chất béo: Giảm các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Sử dụng các chất béo lành mạnh như omega 3 từ các loại hạt, cá.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ: Ăn nhiều rau củ như cà chua, ớt chuông đỏ,..chứa lycopen giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Các loại rau họ cải như bông cải xanh và súp lơ trắng có chứa sulforaphane bảo vệ chống ung thư.
Bổ sung trái cây rau củ để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Bổ sung trái cây rau củ để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Sử dụng đậu nành: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt 
  • Uống trà xanh: Trà có chứa các chất chống oxy hóa giảm nguy cơ mắc bệnh 
  • Tránh sử dụng thịt cháy: Thịt chế biến ở nhiệt độ cao như chiên nướng có thể tạo các hợp chất hóa học gây ung thư.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: béo phì, nặng cân là một yếu tố khiến bệnh ung thư dễ phát triển.
    Tập thể dục thường xuyên: Giữ cân nặng ổn định và nâng cao sức khỏe, khả năng miễn dịch bằng cách tập thể dục thể thao hạn chế mắc các bệnh khác nhau. 
  • Bổ sung vitamin D: Vitamin D được cho là giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt và nhiều bệnh khác. Vitamin D có thể bổ sung thông qua thực phẩm và phơi nắng mỗi ngày tầm 10 phút hoặc bổ sung thông qua các sản phẩm hỗ trợ, khi đó bổ sung một lượng như thế nào bao nhiêu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Lởi kết: 

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối gây ra nhiều triệu chứng trên cơ thể người bệnh và ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Khả năng sống sót ở giai đoạn này cũng giảm đi nhiều so với những giai đoạn đầu tiên vì vậy việc hiểu rõ cơ thể và bảo vệ ngay từ đầu là rất quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ