Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu và những điều bạn cần biết

Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu và những điều bạn cần biết

Ung thư gan giai đoạn cuối đi kèm với những triệu chứng và biến chứng khác nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng cuộc sống rất lớn so với những giai đoạn ban đầu.

1. Ung thư gan là gì ? 

Ung thư là bệnh lý ác tính do sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào. Ung thư gan xảy ra khi các tế bào của gan tăng số lượng ngoài tầm điều chỉnh của cơ thể. 

Ung thư gan được chia làm hai loại là:

  • Ung thư gan nguyên phát: Sự tăng sinh và hình thành khôi su xảy ra tại gan 
  • Ung thư gan thứ phát: Xảy ra khi có sự di căn của tế bào ung thư từ các cơ quan khác đến gan.

Với ung thư gan nguyên phát: Thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào gan với tỉ lệ khoảng 85 đến 90%, khoảng 10 đến 15 % là ung thư trong gan – một dạng ung thư đường mật và khoảng 1% là dạng angiosarcoma.

Nguyên nhân gây ung thư gan về bản chất là do sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào. Những người có các bệnh lý như viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, xơ gan., người có bệnh lý tiểu đường, có các bệnh di truyền tại gan, uống nhiều rượu, tiếp xúc với các độc tố như aflatoxin có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn hẳn. 

Tương tư như các bệnh ung thư khác, ung thư gan được chia làm 4 giai đoạn

  • Ung thư gan giai đoạn 1: Giai đoạn 1 là giai đoạn sớm của bệnh. Khi đó khối u có kích thước nhỏ và chỉ có duy nhất một khối u tại gan. 
  • Ung thư gan giai đoạn 2: Gan có thể có duy nhất một khối u lớn, kích thước khoảng 5cm hoặc có nhiều khối u nhỏ kích thước dưới 3cm. 
  • Ung thư gan giai đoạn 3: Có thể có nhiều khối u cùng với khối u lớn. có thể đã có sự di căn đến hạch bạch huyết và cơ quan khác
  • Ung thư gan giai đoạn 4: Giai đoạn 4 là ung thư gan giai đoạn cuối, lúc này khối u đã di căn đến các các bộ phận, cơ quan, kể cả các cơ quan ở xa gan. 

Ngoài cách phân loại 4 giai đoạn từ 1 đến 4, hệ thống phân loại ung thư gan Barcelona chia ung thư gan làm 5 giai đoạn, lần lượt là 0, A, B, C, D dựa trên các chỉ số Child-Pugh, chỉ số PS, số lượng và tình trạng của khối u. Trong đó, 0 và A là những giai đoạn đầu của bệnh, B là giai đoạn giữa, trung bình; C là giai đoạn gần cuối, tiến triển và D là giai đoạn cuối. 

Các giai đoạn của bệnh ung thư gan
Các giai đoạn của bệnh ung thư gan

2. Triệu chứng của ung thư gan giai đoạn cuối

Ở những giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư gan, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, suy nhược: Mệt mỏi là dấu hiệu rõ ràng nhận thấy ở những bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Lúc này, người bệnh yếu, mệt dù chỉ thực hiện những hoạt động sinh hoạt bình thường. 
  • Chán ăn: Ở giai đoạn cuối việc ăn uống với những người mắc bệnh cũng khó khăn khi bệnh nhân không có cảm giác ngon miệng, kèm theo việc mệt mỏi làm chán ăn, cơ thể dần sụt cân và tình trạng suy nhược càng nặng nề hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Sự suy giảm chức năng gan nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn bình thường của cơ thể, các cơ quan khác bị ảnh hưởng theo, trong đó có hệ thống tiêu hóa. Người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thường bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Phình bụng: Phình bụng hay còn gọi là cổ trướng. Xảy ra do vùng bụng tích tụ dịch.
Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối bị cổ trướng
Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối bị cổ trướng
  • Phù: Ngoài phình bụng, người bệnh còn có thể bị phù tứ chi, nguyên nhân do chất lỏng tích tụ tại các bộ phận này. 
  • Vàng da, vàng mắt: Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu đặc trưng của người mắc bệnh gan khi có đến hơn 80% người ung thư gan xuất hiện triệu chứng này. Điều này xảy ra do sự tích tụ của bilirubin.
  • Ngứa da: Ngứa da có thể xuất hiện ở bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Có thể ngứa toàn thân, hoặc chỉ một số vùng cụ thể, thông thường là ngứa ở lòng bàn chân và bàn tay.
  • Gan to: Gan to lên ở những giai đoạn cuối, có thể cảm nhận thông qua việc sờ vùng bụng.
  • Đau tức bụng: Đau tức vùng bụng xung quanh gan xảy ra đột ngột, kéo dài. 

3. Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu 

Khả năng sống sót của người bệnh ung thư tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh cũng như tình trạng cơ thể. Theo hệ thống phân loại Barcelona, tỉ lệ sống sót theo giai đoạn được chia như sau: 

  • Giai đoạn 0: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 80 đến 90% với các khối u đơn lẻ có kích thước nhỏ, bé hơn 2cm điều trị bằng cách cắt bỏ hoặc đốt sóng cao tần RFA. 
  • Giai đoạn A:  Khả năng sống sót sau 5 năm là 70% nếu điều trị bằng cách cắt bỏ gan, thay gan hoặc đốt sóng cao tần RFA.
  • Giai đoạn B: Thời gian sống sót khoảng 26 đến 40 tháng khi sử dụng liệu pháp Transcatheter arterial chemoembolization (TACE)
  • Giai đoạn C: Tỷ lệ sống trung bình là 11 đến 13 tháng nếu có điều trị và từ 6 đến 8 tháng với bệnh nhân không điều trị. 
  • Giai đoạn D: Người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối như vậy sống được khoảng 3 đến 4 tháng.

4. Điều trị ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư gan giai đoạn cuối là khi gan đã bị tổn hại nặng nề, chức năng gan suy giảm hoàn toàn và khối u di căn đến nhiều cơ quan khác. Giai đoạn này, mục đích điều trị không phải là chữa khỏi bệnh mà là điều trị giảm nhẹ, giảm đi sự đau đớn của người bệnh, kéo dài và nâng cao chất lượng sống trong những ngày tháng cuối.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, tuổi tác và nhu cầu, mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp. Thông thường là xạ trị, hóa trị và sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc giảm mệt mỏi, suy nhược.

5. Chăm sóc người bệnh ở giai đoạn này như thế nào

Để giúp người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối cải thiện được chất lượng sống tốt nhất, cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cho bệnh nhân ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn chế độ ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa để người mắc bệnh dễ ăn. 
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa hàm lượng cholesterol cao như nội tạng, lòng trắng trứng, đồ chiên rán
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế các loại thức ăn có hàm lượng muối cao
  • Không sử dụng các đồ uống có cồn
  • Thay đổi thực đơn thường xuyên để tăng hứng thú ăn uống cho người bệnh
  • Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng
  • Vệ sinh cá nhân, thân thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý
  • Tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ

Lời kết: 

Ung thư gan là một bệnh lý nguy hiểm. Để tránh phát hiện bệnh khi ung thư đã đi vào những giai đoạn cuối bạn nên thăm khám định kỳ để bảo đảm tình trạng sức khỏe ổn định hay kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bài viết trên đây là những thông tin xoay quanh ung thư gan giai đoạn cuối. Hy vọng thông qua bài viết bạn có thêm được những thông tin cần thiết. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ