Cấu tạo và chức năng của gan trong cơ thể người

Cấu tạo và chức năng của gan

Chức năng của gan đóng vai trò quan trọng giúp: chuyển hóa các hợp chất trong cơ thể, thanh lọc, chống và đào thải độc tố và lưu trữ năng lượng.

1. Gan và cấu tạo của gan

Gan là một trong những bộ phận quan trọng và lớn thứ hai trong cơ thể, được ví như một “nhà máy năng lượng hóa học” hay một “cơ quan tổng vệ sinh”, đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất cũng như hệ thống miễn dịch của cơ thể. Gan thường có trọng lượng khoảng từ 1.1kg-1.6kg, mềm và có màu đỏ sẫm, trơn bóng. Mặc dù gan có vị trí quan trọng trong cơ thể, nhưng về cấu trúc gan lại khá đơn giản, gồm hai thùy chính: thùy trái và thùy phải, được ngăn cách nhau bởi các dây chằng falciform.

Cấu tạo của gan
Cấu tạo của gan

Khác hẳn với những cơ quan khác trong cơ thể, gan là cơ quan duy nhất nhận đến hai nguồn cung cấp máu. Từ 25% đến 30% là do động mạch gan cung cấp, đây là nguồn chính nuôi sống các tế bào gan, 70%-75% lượng máu còn lại mà gan nhận được là qua tĩnh mạch cửa của gan, lượng máu này được đưa đến từ các cơ quan tiêu hóa như bao tử, túi mật, ruột non…

2. Chức năng của gan

Hiện nay, chưa có một báo cáo thống kê đầy đủ nào đưa ra được con số chính xác về số lượng công việc mà gan phải làm hàng ngày . Tuy nhiên, giữa các chức năng luôn có những đầu mối và điểm chung nhất định, theo các nhà khoa học, gan có 3 chức năng quan trọng nhất, đó là:

2.1. Chức năng chuyển hóa các hợp chất trong cơ thể

Theo các bác sĩ, gan là cơ quan chính đóng vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, chịu trách nhiệm tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng như Protein, cacbohydrate vitamin và chất béo.  Trong cơ thể, protein là chất liệu xây dựng nên các mô, các nội tiết tố, vách của tất cả các tế bào, không có protein thì không có cuộc sống. Khi các protein trong thức ăn bị bẽ gãy tại ruột non, tạo ra các amino acid sẽ được đưa tới gan.

Tại đây, gan có nhiệm vụ tổng hợp các amino acids này thành các protein chuyên biệt của cơ thể, dùng để tạo nên các hợp chất của cơ thể. Đối với chất béo, các tế bào gan có vai trò hấp thu và phá hủy các chất béo để tạo ra năng lượng. Để làm được điều này, gan phải sản xuất mỗi ngày từ 800-1.000ml mật. Trong quá trình chuyển hóa caobohydrate, gan đóng vai trò ổn định đường huyết.

Chức năng của gan
Chức năng của gan

2.2. Chức năng thanh lọc, chống và đào thải độc tố của gan

Chủ yếu 70%-75% lượng máu mà gan nhận được hàng ngày là từ các cơ quan tiêu hóa , trong đó bao gồm các chất dinh dưỡng, thuốc và cả các chất đôc hại. Lúc này, gan phát huy chức năng của một nhà máy kỳ diệu, xử lý chuyển đổi những chất độc hại nói trên thành một chất ít độc hại hơn gọi là ure rồi đẩy ngược lại vào máu. Ure này sau đó được chuyển đến thận và bị đào thải ra  khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của vitamin K, gan còn tạo ra nhiều protein quan trọng trong quá trình đông máu, là một trong những cơ quan phá vỡ các tế bào máu cũ  để tạo ra các tế bào mới.

Tìm hiểu thêm viên uống Goldliver – hỗ trợ cải thiện chức năng gan và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách chăm sóc lá gan khỏe mạnh ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

2.3. Chức năng lưu trữ năng lượng của gan

Gan hiện tại được xem là “nhà kho” của một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin B12, a-xít folic, sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin K…

  • Dự trữ vitamin B12: Gan có khả năng dự trữ vài miligam vitamin B12, lượng vitamin này sẽ được dự trữ tại gan một lượng rất lớn và giải phóng cho cơ thể sử dụng dần trong vòng từ 3 đến 5 năm ở điều kiện bình thường.
  • Dự trữ sắt: Khoảng 30% sắt dự trữ ở gan dưới dạng liên kết và kết hợp với Apoferritin. Từ đó được vận chuyển dần tới tủy xương và tham gia quá trình tạo hồng cầu cho cơ thể.
  • Dự trữ máu: Cấu tạo của gan là dễ co giãn và giãn to hơn bình thường nên gan sẽ chứa được nhiều máu, thực hiện dễ dàng chức năng lưu trữ máu.

Xem thêm: Rối loạn chức năng gan nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa

3. Một số bệnh thường gặp ở gan

Viêm gan: đây là một trong những bệnh lý về gan phổ biến, đặc trưng bởi sự khởi phát các phản ứng viêm tại mô gan. Các nguyên nhân thường dẫn đến viêm gan như:

  • Nhiễm vi sinh vật: Các chủng virus viêm gan A, B, C,… là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng viêm gan. Tuỳ vào loại virus gây ra viêm gan mà đường lây nhiễm có thể khác nhau. Chẳng hạn như viêm gan B, C lây qua đường máu, đường tình dục, đường mẹ truyền sang con, viêm gan A lại lây qua đường ăn uống. Một số trường hợp viêm gan có thể là do các ký sinh trùng khác gây ra chẳng hạn như ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium falciparum) hoặc amib.
  • Bia rượu: Đây hầu như là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
  • Bệnh tự miễn: Tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công vào tế bào gan của chính cơ thể khiến chức năng gan bị rối loạn và gây ra phản ứng viêm.

Xơ gan: Khi các tế bào gan chết và bị xơ hoá hình thành các dải xơ, mô sẹo gây nên tình trạng xơ gan.

Ung thư gan: Bệnh lý về gan nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng ung thư gan rất nguy hiểm.

Gan nhiễm mỡ: Gan là cơ quan đảm nhận chức năng chuyển hoá các chất trong cơ thể, trong đó lipid là một trong những thành phần được chuyển hoá nhiều và tích lũy ở gan. Gan nhiễm mỡ được định nghĩa là khi lượng mỡ tích luỹ lớn hơn 5% khối lượng của gan, khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan và có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

4. Cách phòng ngừa các bệnh về gan

Để phòng ngừa bệnh gan hiệu quả, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tiêm vaccine viêm gan là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh viêm gan virus.
  • Hạn chế ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, thay vào đó có thể sử dụng dầu thực vật như dầu oliu, dầu mè,… Các loại thức ăn quá mặn hay quá ngọt cũng ảnh hưởng xấu đến chức năng của gan.
  • Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên để tránh tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.
  • Dùng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục chẳng hạn như bao cao su.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là các vật dụng như dao cạo, bàn chải đánh răng,…
  • Uống nhiều bia rượu và chất kích thích: Bia rượu không chỉ đầu độc gan mà khi lạm dụng hoặc sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng men gan cao, gan nhiễm mỡ
  • Lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng thuốc hay tự ý mua các loại thuốc khi bị cảm lạnh, nhức đầu như thuốc giảm đau, kháng sinh cũng gây tình trạng viêm gan, xơ gan.
  • Hút thuốc lá: Các hóa chất độc hại trong thuốc lá khi hít vào cơ thể sẽ tạo ra các gốc tự do gây tổn hại đến các tế bào dẫn đến xơ hóa gan, suy giảm chức năng gan.
Hút thuốc lá ảnh hưởng xấu đến gan
Hút thuốc lá ảnh hưởng xấu đến gan
  • Thức khuya: Việc ngủ không đủ 8h/ ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất độc của gan, lâu dần sức khỏe của gan sẽ bị ảnh hưởng.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Việc ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ gây tích tụ chất béo trong gan, dẫn đến gan bị quá tải vì không còn chỗ trống, khiến chức năng gan bị suy giảm.

Lời kết

Một lá gan khỏe mạnh, đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh. Chăm sóc gan cũng chính là dưỡng bệnh, vì vậy  hãy dừng ngay những thói quen xấu gây hại cho gan, chính là hành động thiết thực góp phần bảo vệ chính cơ thể của chúng ta!

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của bệnh về gan, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Các cách giúp hạ men gan cao hiệu quả lời khuyên từ chuyên gia

    Bổ sung ngay những loại thực phẩm tốt cho gan vào thực đơn mỗi ngày

    Top 5 loại thuốc bổ gan, mát gan, giải độc gan tốt nhất hiện nay

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ