Gan được ví như một cơ quan tổng vệ sinh của cơ thể, chịu trách nhiệm đào thải các độc tố. Một lá gan khỏe sẽ đảm bảo cho một cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Do đó một khi bị rối loạn chức năng gan, khả năng thanh lọc và đào thải các chất độc tích tụ trong cơ thể suy giảm, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng mắc phải một số bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
1. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng gan
Chế độ ăn uống, sinh hoạt: việc ăn uống không điều độ, không khoa học, ăn nhiều loại thực phẩm bẩn,chứa nhiều chất béo, hay ăn quá nhiều chất đạm ít rau xanh hay chất xơ đều ảnh hưởng không tốt cho gan. Bên cạnh đó việc uống quá nhiều bia rượu, hay thưc khuya đều làm cho các chức năng gan suy giảm, gây nên các bệnh lý về gan.
Do dùng thuốc: việc dùng nhiều thuốc, kháng sinh trong thời gian dài làm tổn hại đến các tế bào gan.
Hút thuốc lá: khi hút thuốc lá, lượng nicotin trong máu tăng cao, do đó gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ nicotin ra khỏi cơ thể, lâu dần sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan.
Bệnh truyền nhiễm: Những người mắc một số bệnh truyền nhiễm, bệnh đái tháo đường đều làm tăng nguy cơ tình trạng chức năng gan bị rối loạn và suy yếu.
Ngoài ra, các yếu tố của môi trường sống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng gan.
2. Những dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng gan
Gan là cơ quan đầu tiên tiếp nhận các chất dinh dưỡng cũng như một số chất độc có hại khác dung nạp cơ thể, do đó gan rất dễ bị xâm nhập và tổn thương. Việc uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, không hợp vệ sinh cũng như thói quen lối sống không lành mạnh có thể làm rối loạn các chức năng gan.
2.1. Vàng da
Đối với những người có chức năng gan bị suy giảm, dấu hiện dễ nhận biết nhất là sự thay đổi sắc tố da. Da có màu vàng bất thường, không đều màu, lòng bàn tay, bàn chân, kết mạc mắt cũng bị vàng, xuất hiện quầng thâm ở mắt, mặc dù không thức khuya.
Nguyên nhân là do sự tăng bilirubin máu, bilirubin được tập trung ở gan cùng với các phân tử khác để tạo thành dịch mật, giúp phân giải mỡ thành các hợp chất mà cơ thể sử dụng được. Khi chức năng gan bị suy yếu, gan không thể sự dụng bilirubin để tạo dịch mật, nó bắt đầu tập trung trong máu, thấm vào các mô xung quanh, khi mô và các bilirubin bão hòa gây nên vàng da.
2.2. Da bị mẩn ngứa cũng là nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan
Khi các chức năng gan suy yếu, khả năng lọc và đào thải các chất độc, cặn bã của gan không còn hiệu quả. Gan không còn đủ thông minh để nhận biết được đâu là chất độc, đâu là chất dinh dưỡng. Khi các chất độc tích tụ quá nhiều, lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng mẫn ngứa, nổi mề đay và đặc biệt là mụn nhọt. Vào mùa hè, vơi điều kiện thời tiết nắng nóng, oi bức, hiện tượng này rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến cuộc sống.
2.3. Rối loạn tiêu hóa, cảm giác chán ăn, buồn nôn xuất hiện
Gan có vai trò tiết các dịch mật để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là chất béo và các vitamin tan trong dầu. Khi các tế bào gan bị tể thương, các chức năng gan suy giảm làm giảm lượng dịch mật, lượng thức ăn được hấp thụ giảm đi, gây ra đầy bụng khó tiêu kèm theo buồn nôn, ói mửa và chán ăn.
2.4. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Khi gan bị suy yếu, các cơ quan khác cũng ảnh hưởng ít nhiều, kèm theo tình trạng biếng ăn, tiêu hóa kém về lâu dần khiến cơ thể mệt mỏi, chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc không như ý.
Xem thêm: Cấu tạo và chức năng của gan trong cơ thể người
3. Các xét nghiệm thường dùng chẩn đoán rối loạn chức năng gan
Gan là một cơ quan có rất nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể chúng ta, do đó mà việc chẩn đoán rối loạn chức năng gan cũng vô cùng đa dạng. Thông thường, rối loạn chức năng gan sẽ được đánh giá bằng các dấu hiệu về mặt lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
Men gan: men gan hay là các enzym được sản xuất trong tế bào gan, thông thường nồng độ các enzym này trong máu rất thấp. Tuy nhiên, khi chức năng gan bị thay đổi (chẳng hạn như viêm gan) thì sự tăng cao nồng độ các enzym này trong máu là một trong những chỉ dấu quan trọng giúp chẩn đoán bệnh về gan. Dưới đây là các xét nghiệm men gan thường gặp:
Aspartat aminotransferase (AST): là enzym tồn tại chủ yếu trong ty thể của tế bào gan và cơ tim và nồng độ AST thường tăng cao trong trường hợp có tổn thương tại hai cơ quan này. Do đó, trên thực tế AST được dùng nhiều để chẩn đoán nhồi máu cơ tim hoặc kết hợp với các chỉ số khác như ALT để chẩn đoán bệnh gan. Một vài vị trí khác trong cơ thể cũng có thể tồn tại AST với lượng nhỏ hơn chẳng hạn như tế bào cơ vân, thận,…do đó nhiều trường hợp bị tổn thương cơ nặng hay suy thận cũng có thể dẫn đến tăng lượng AST trong máu.
Alanin aminotransferase (ALT): có nhiều trong bào tương của tế bào gan. Thường trong tổn thương gan cấp tính (ví dụ như viêm gan cấp, viêm gan do virus) thì nồng độ ALT thường tăng cao hơn AST. Trường hợp bệnh viêm gan ở người nghiện rượu thì ALT bị phá huỷ và dẫn đến chỉ số AST/ALT (chỉ số De Ritis) tăng cao. Bảng dưới đây giúp phân biệt một số rối loạn chức năng gan thường gặp.
Tỉ lệ tăng AST/ALT | Nguyên nhân |
< 1 | Viêm gan cấp, viêm gan siêu vi |
> 1 | Viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan |
> 2 | Viêm gan do rượu |
Gamma glutamyl transferase (GGT): là một enzym gắn ở ngoài màng tế bào của nhiều cơ quan, tuy nhiên sự gia tăng nồng độ enzym này trong máu thường liên quan đến các bệnh lý gan mật như: Xơ gan, tắc mật, ung thư gan,…
Alkaline phosphatase (ALP): đây là một enzym có nhiều trong gan và xương có vai trò vận chuyển đường và phosphat. ALP thường tăng trong trường hợp tắc mật hoặc do có tổn thương mô xương trong cơ thể.
Bilirubin: là một trong những sản phẩm thoái hoá chính của hồng cầu. Bilirubin chủ yếu được chuyển hoá ở gan và thải trừ vào mật, theo phân ra ngoài. Do đó, khi có bệnh lý về gan mật làm giảm chuyển hóa hoặc thải trừ bilirubin làm chất này tích tụ trong cơ thể khiến da, niêm mạc mắt có màu vàng. Bilirubin được chia làm 2 loại:
Bilirubin tự do (bilirubin trực tiếp): dạng này không tan trong huyết tương, được albumin vận chuyển đến gan để tạo albumin liên hợp. Do đó, khi tổn thương tế bào gan làm giảm khả năng liên hợp của gan sẽ làm tăng loại bilirubin này trong máu. Trong trường hợp các tế bào máu vỡ hàng loạt, chẳng hạn như trong bệnh sốt rét cũng làm tăng loại bilirubin này (nguyên nhân trước gan).
Bilirubin liên hợp (bilirubin gián tiếp): Bilirubin tự do sau khi đến gan sẽ được liên hợp tạo thành bilirubin diglucuronic tan tốt trong nước. Sau đó bilirubin dạng này sẽ được đào thải qua đường mật.
Protein huyết tương: hầu hết các protein huyết tương đều được tổng hợp tại gan. Một số protein quan trọng như albumin, globulin,…có xu hướng giảm nồng độ sau một thời gian suy giảm chức năng gan.
Thời gian Prothrombin (PT): là thời gian để máu loãng hình thành cục máu đông, thông thường là khoảng từ 9-11 giây. Trong trường hợp rối loạn chức năng gan khiến sự tổng hợp các yếu tố đông máu tại cơ quan này bị suy giảm thì thời gian này có thể lâu hơn.
4. Các biến chứng rối loạn chức năng gan
Gan đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể mà không có cơ quan nào có thể thay thế được.Khi rối loạn chức năng gan có thể gây ra một loạt các quá trình sinh lý khác trong cơ thể. Một số biến chứng thường gặp do rối loạn chức năng gan bao gồm:
- Bệnh não gan: hôn mê do sự tích luỹ nồng độ amoniac quá cao trong cơ thể khi chức năng chuyển hoá chất này ở gan bị suy giảm. Bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Xuất huyết, đột quỵ: do sự giảm tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan.
- Nhiễm độc: cơ thể bị đầu độc do cơ chế giải độc ở gan bị rối loạn.
- Phù: giảm tổng hợp albumin huyết tương làm giảm áp suất keo trong lòng mạch, hậu quả là dịch từ trong mạch máu tràn ra các mô và ứ đọng lại tại đây gây phù.
- Ung thư gan: các rối loạn về lâu dài có thể gây xơ gan mất bù và ung thư gan, đây là những biến chứng nặng nề nhất liên quan đến chức năng gan.
Xem thêm: Gan nhiễm mỡ độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
5. Biện pháp phòng ngừa và điều trị rối loạn chức năng gan
Để điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn chức năng gan, bệnh nhân cần nhận ra sớm các dấu hiệu của bệnh, thăm khám ngay cơ sở chuyên khoa gần nhất để chẩn đoán và tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh. Quá trình điều trị các bệnh lý về gan vô cùng phức tạp và phải cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc lạ, phối hợp thuốc nếu chưa hỏi ý kiến của người điều trị.
Đa số những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loại chức năng gan đều mang tính chủ quan, và chúng ta có thể phòng tránh được. Để tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa rối loạn chức năng gan ở người chưa mắc phải bệnh, có thể thực hiện những biện pháp sau để hỗ trợ quá trình đào thải chất độc của gan:
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không dùng quá nhiều dầu mỡ động vật, ăn nhiều rau, củ, quả.
- Tập luyện thể thao hằng ngày để nâng cao sức khoẻ và phòng ngừa bệnh lý về gan.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh do siêu vi.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp thanh lọc, mát gan. Bổ Gan Dân Khang với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên giúp hỗ trợ tăng cường chức năng gan, hỗ trợ giải độc, bảo vệ và tái tạo các tế bào gan, giảm các triệu chứng viêm gan.
Lời kết
Hi vọng, với một vài thông tin ở trên, chúng ta sẽ tự rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong việc duy trì và bảo vệ sức khỏe nói chung và bảo vệ lá gan nói riêng không bị rối loạn chức năng gan, giúp bạn có thể tận hưởng được một cuộc sống tươi vui và khỏe mạnh.
Bạn đang thắc mắc về tình trạng rối loạn chức năng gan của mình. Hãy điền form tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh của mình.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan
Xơ gan cổ trướng là gì? cách điều trị hiệu quả nhất
Các loại thuốc trị viêm gan hiệu quả hiện nay