Suy giảm chức năng gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh để có giải pháp chữa trị là việc rất quan trọng.
1. Một số chức năng chính của gan
Lọc và thải trừ chất độc: Độc tố từ nguồn thức ăn, nước uống, khói thuốc lá, các chất kích thích, rượu bia,… được cơ thể hấp thu và gan chuyển hóa thành các chất không độc hoặc các chất ít độc hơn sau đó thải trừ ra bên ngoài. Do đó, các cơ quan khác trong cơ thể tránh được các tác động có hại.
Chuyển hóa các chất dinh dưỡng: Những chất dinh dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể như tinh bột, chất béo, chất đạm,… đều thông qua gan để chuyển hóa thành năng lượng phục vụ hoạt động sống của cơ thể.
Lưu trữ máu và chất dinh dưỡng: Bạn có biết gan là trung tâm dự trữ máu và dinh dưỡng đặc biệt của cơ thể? Khi cần thiết, gan có thể hỗ trợ hệ tuần hoàn 1 lít máu và cung cấp cho cơ thể lượng vitamin, khoáng chất, glucose dồi dào.
Điều hòa miễn dịch cơ thể: Lá gan là trung tâm điều hòa miễn dịch và chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể. Gan là một mắt xích then chốt trong quá trình miễn dịch mặc dù đây không phải là chức năng quan trọng nhất của gan. Gan giúp sản xuất 80 – 90% protein miễn dịch cho cơ thể và có thể làm sạch một khối lượng lớn máu cùng lúc, thế nên gan chính là một “trạm điều hòa” miễn dịch lợi hại của cơ thể.
Bên cạnh những chức năng chính kể trên, gan còn đồng thời thực hiện các chức năng khác như hấp thu vitamin, sản xuất yếu tố đông máu, ổn định tuần hoàn,… Gan là một cơ quan đa chức năng nhất của cơ thể.
Xem thêm: Cấu tạo của gan và chức năng quan trọng của gan trong cơ thể người
2. Suy giảm chức năng gan là gì?
Suy giảm chức năng gan là tình trạng khi gan của bạn hoạt động không đủ tốt để thực hiện những chức năng như bình thường. Suy giảm chức năng gan có thể là một trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng chúng ta và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Đây là một tình trạng xảy ra rất nhanh trong khoảng 48 giờ, xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm. Ngoài ra, việc suy giảm chức năng gan kéo dài có thể gây nên bệnh suy gan mạn tính, gây tác động xấu tới chất lượng cuộc sống.
3. Các triệu chứng của suy giảm chức năng gan
Suy giảm chức năng gan kéo dài có thể gây nên tình trạng suy gan. Các triệu chứng của tình trạng suy giảm chức năng gan thường giống với các triệu chứng của các tình trạng y tế khác, do đó nó có thể gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như:
- Mệt mỏi toàn thân.
- Buồn nôn, ăn không ngon, bị tiêu chảy.
- Nôn ra máu, máu xuất hiện trong phân.
Trong giai đoạn sau, khi bệnh lý tiến triển nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như là:
- Vàng da, vàng mắt.
- Cực kỳ mệt mỏi.
- Mất phương hướng, hay nhầm lẫn.
- Tích tụ chất lỏng trong bụng hoặc tứ chi.
Ở những người bị suy giảm chức năng gan đột ngột gây nên tình trạng suy gan cấp tính sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Chảy máu.
- Thay đổi trạng thái tinh thần đột ngột.
- Hơi thở có mùi mốc hoặc ngọt.
- Có vấn đề khi di chuyển, ăn không ngon.
- Vàng da, mệt mỏi trong người.
4. Các biến chứng của suy giảm chức năng gan
Suy giảm chức năng gan có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Phù não: Do sự tích tụ chất lỏng khi gan hoạt động không tốt. Ngoài phù bụng, các chất lỏng có thể tích tụ trong não của bạn và dẫn đến tình trạng cao huyết áp.
- Các vấn đề về đông máu: Gan đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các protein hỗ trợ quá trình đông máu. Khi chức năng gan bị suy giảm, bạn sẽ tăng nguy cơ bị xuất huyết.
- Nhiễm trùng: một số tình trạng như viêm phổi và nhiễm trùng tiểu thường xảy ra khi bạn mắc bệnh gan giai đoạn cuối.
- Suy thận: Suy gan có thể làm thay đổi những hoạt động của thận dẫn đến suy thận.
5. Nguyên nhân thường thấy gây suy giảm chức năng gan
5.1. Viêm gan vi rút
Viêm gan vi rút nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mãn tính – là một nguyên nhân chủ quan gây chức năng gan suy giảm. Viêm gan do vi rút thường xuất hiện các triệu chứng như: chán ăn, đầy bụng, nôn, khó tiêu, mụn nhọt, dị ứng, mề đay, vàng da, vàng mắt và đặc biệt là đau âm ỉ vùng bụng,…
Vì vậy việc thường xuyên thăm khám khi có các triệu chứng trên là điều hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện ra vi rút gây viêm gan.
5.2. Suy giảm chức năng gan do bia, rượu
Bia rượu là nguyên nhân khách quan nguy hiểm nhất gây ra tình trạng suy giảm chức năng trong gan. Bởi vì trong bia, rượu có chứa nhiều độc tố mà trong đó gan chỉ chuyển hóa được một phần nhỏ, còn phần lớn là được chuyển hóa thành chất acetaldehyde – một chất có hại đối với gan.
Người có thói quen sử dụng bia rượu mỗi ngày, khiến cho gan bị quá tải không thể chuyển hóa được hết chất độc, khiến gan dần dần tích tụ độc làm chức năng gan suy giảm. Những người này cũng có nguy cơ bị xơ gan, viêm gan cao hơn người không dùng bia rượu.
5.3. Điều trị thuốc tây dài ngày
Thuốc tây tác động xấu đến gan của chúng ta có lẽ là điều mà ai cũng biết. Độ ảnh hưởng của nó cũng phụ thuộc vào liều lượng và thời gian điều trị của mỗi người. Thường xuyên sử dụng thuốc tây có nguy cơ bị nhiễm độc gan, ứ mật, nặng hơn là bị u gan, xơ gan,…
5.4. Thói quen sinh hoạt làm suy giảm chức năng gan
Thói quen sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học là nguyên nhân gây nên nhiều chứng bệnh. Trong đó không thể không kể đến chức năng gan suy giảm. Việc thay đổi đồng hồ sinh học như thức khuya, lười vận động hay ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo,… là những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan do vi rút,…
5.5. Thực phẩm bẩn
Thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhức nhối trong thời đại ngày nay. Cùng với nhu cầu và sự phát triển của nhiều ngành công nghệ mới, các hóa chất độc hại giúp tăng trưởng trong chăn nuôi, trồng trọt đã góp phần gây suy giảm chức năng gan khi con người ăn uống các loại thức ăn được chế biến từ những loại thực phẩm bẩn này.
Khi gan bị tích tụ quá nhiều các chất độc hại từ những loại thực phẩm trên sẽ dần dần gây suy yếu các chức năng của gan, viêm gan.
Xem thêm: Bổ sung ngay những loại thực phẩm tốt cho gan vào thực đơn mỗi ngày
6. Cách chuẩn đoán tình trạng suy giảm chức năng gan
Suy gan là một bệnh lý mà các triệu chứng ban đầu của nó rất giống với các tình trạng y tế khác, do đó gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị sớm. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán suy gan bao gồm:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp bác sĩ kiểm tra khả năng hoạt động của gan. Nó có thể giúp bạn kiểm tra thời gian prothrombin, tức là đo thời gian máu đông lại. Với tình trạng suy gan cấp tính, máu sẽ không đông nhanh như bình thường do sự giảm sản xuất các protein đông máu.
Xét nghiệm hình ảnh: Xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ kiểm tra những bất thường có trong gan của bạn. Những xét nghiệm hình ảnh thông dụng bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI.
Sinh thiết: Sinh thiết tế bào gan là một phương pháp đặc biệt khi bác sĩ đưa kim vào tĩnh mạch cổ của bạn, lấy một mẩu mô gan nhỏ và quan sát nó trong phòng thí nghiệm.
7. Các phương pháp điều trị suy gan
Suy gan là một bệnh lý thường hay gặp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với chúng ta. Điều trị suy gan phụ thuộc vào tình trạng đó là cấp tính hay mạn tính. Việc điều trị suy gan có thể bao gồm 3 phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc: Acetylcysteine có thể giúp điều trị suy gan cấp tính do quá liều acetaminophen, tuy nhiên cần được sử dụng sớm, kịp thời. Một số thuốc khác cũng có thể được dùng để hỗ trợ điều trị ngộ độc nấm hay các chất độc khác.
- Điều trị hỗ trợ: Khi bạn bị các vấn đề về gan do virus, việc điều trị các triệu chứng có thể hỗ trợ cơ thể bạn diệt virus. Từ đó, các chức năng gan có thể tự phục hồi.
- Ghép gan: Nếu tình trạng suy gan diễn tiến nặng hoặc lâu dài, ghép gan là sự lựa chọn sau cùng.
7.1. Suy gan mạn tính
Đối với tình trạng suy gan mạn tính, vấn đề điều trị liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và thay đổi lối sống, bao gồm:
- Hạn chế uống rượu hoặc những thuốc có thể gây hại cho gan.
- Hạn chế ăn một số thực phẩm như thịt đỏ, phô mai và trứng.
- Giảm cân, kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường, huyết áp cao.
- Cắt giảm lượng muối thêm vào chế độ ăn.
7.2. Suy gan cấp tính
Đối với tình trạng suy giảm chức năng gan đột ngột, hay suy gan cấp tính, các phương pháp điều trị bao gồm:
- Truyền dịch tĩnh mạch (IV) để duy trì huyết áp.
- Sử dụng những thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ để hỗ trợ đào thải chất độc ra ngoài.
- Theo dõi đường huyết và truyền glucose nếu lượng đường trong máu giảm xuống.
- Đặt ống thở hoặc truyền máu khi bạn bị chảy máu quá nhiều.
7.3. Cấy ghép gan
Trong cả suy gan cấp tính và mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định ghép gan. Trước khi cấy ghép, bác sĩ cần sàng lọc kỹ lưỡng những người tình nguyện để đảm bảo gan mới hoạt động tốt sau khi phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật cấy ghép, một lá gan khỏe mạnh từ người hiến tặng còn sống hoặc đã qua đời sẽ giúp bạn thay thế lá gan đã bị bệnh hoặc hư hỏng. Một số trung tâm cấy ghép có thể thay thế một phần lá gan bị tổn thương thành phần khỏe mạnh do gan có thể tái tạo và phát triển trở lại.
Xem thêm: Thuốc bổ gan, mát gan, giải độc gan: Những điều bạn cần biết
8. Cách phòng ngừa tình trạng suy gan
Để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hay ung thư gan, việc phòng ngừa suy gan là cách tốt nhất. Sau đây là một số cách mà bạn có thể được hướng dẫn để phòng ngừa trình trạng suy gan:
- Tiêm vắc xin viêm gan hoặc tiêm globulin miễn dịch để ngăn ngừa viêm gan A và B.
- Thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ.
- Duy trì cân nặng lý tưởng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Không uống rượu quá mức, nhất là khi bạn đang dùng thuốc acetaminophen.
- Thực hành vệ sinh cá nhân đúng cách. Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn sẽ giúp bạn hạn chế lây nhiễm các vi khuẩn, virus gây bệnh gan.
- Không dùng chung bất kỳ vật dụng vệ sinh cá nhân nào bao gồm dao cạo râu, bàn chải đánh răng.
- Đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục.
- Đảm bảo vệ sinh khi sử dụng kim tiêm, bơm tiêm.
9. Viên uống GoldLiver – Giải pháp cho người bị viêm gan
Nếu bạn thường xuyên phải uống nhiều bia rượu, ăn uống không lành mạnh hoặc hay stress, thức khuya… thì cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chức năng gan, hạ men gan cao.
GoldLiver là dòng viên uống được nhiều chuyên gia nội khoa khuyên dùng nhất hiện nay. Với những thành phần ưu việt như Phosphocomplex nhập khẩu trực tiếp từ Italia, (tăng khả năng hấp thu Silybin – một hoạt chất bảo vệ, tái tạo gan hiệu quả từ cây Kế sữa – hơn gấp 10 lần so với các sản phẩm chứa Kế sữa thông thường), Cao Cà gai leo, Alpha lipoic acid, Novasol Curcumin…, GoldLiver hỗ trợ giải độc gan, phục hồi chức năng gan, hạ men gan hiệu quả chỉ sau 1 tháng sử dụng. Chúng tôi cam kết hoàn tiền 100% cho khách hàng nếu sau 1 tháng sử dụng mà men gan không có dấu hiệu hạ thấp!
Lời kết
Việc chức năng gan có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, do đó mọi người chúng ta ai cũng nên trang bị một kiến thức đầy đủ về nguyên nhân cũng như các triệu chứng của bệnh, để kịp thời phát hiện và có hướng điều trị tốt nhất. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của bệnh về gan, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe Bác sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Rối loạn chức năng gan nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa
Xơ gan mất bù là gì? nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh