Men gan cao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây nên tình trạng men gan cao là gì? triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Sức khỏe của gan được thể hiện qua các chỉ số men gan. Mức độ tăng của men gan tỷ lệ thuận với tình trạng tổn thương của gan. Men gan tăng cao báo hiệu có nhiều vấn đề bất ổn đang diễn ra trong cơ thể, nhưng đa phần chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ về tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sáng tỏ nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và làm sao để điều trị men gan cao một cách hiệu quả, bảo vệ cho lá gan chúng ta được an toàn.

1. Men gan là gì?

Chỉ số ALT, AST đánh giá tình trạng và mức độ tổn thương gan của bạn
Chỉ số ALT, AST đánh giá tình trạng và mức độ tổn thương gan của bạn

Men gan là một loại enzim tồn tại bên trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Có 4 loại men gan chính:

  • AST(Aspartate Transaminase): đóng vai trò như chất men xúc tác, hỗ trợ chuyển hóa aspartate và alpha- ketoglutarate thành oxaloacetate và glutamate. Chỉ số AST ở mức bình thường từ 5- 40 UI/L.
  • ALT(Alanine Transaminase): là loại men có trong tế bào gan, đóng vai trò phân giải các protein để cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Chỉ số ALT phản ảnh một cách chính xác về tình trạng của gan, chỉ số AST bình thường từ 5-35UI/L.
  • GGT(Gamma Glutamyl Transferase): Ở trạng thái bình thường, men GGT ở trong máu là thấp, tuy nhiên mức độ GGT sẽ tăng lên đáng kể khi gan bị tổn thương. Chỉ số GGT bình thường từ 5-27UI/L.
  • ALP(Alkaline Phosphatase): là loại men có trong tiểu quản màng của gan. Chỉ số AST bình thường từ 30-85UI/L.

2. Chỉ số men gan bao nhiêu là cao?

Tình trạng men gan cao phản ánh bộ phận gan của bạn đang bị tổn thương với các bệnh lý đi kèm như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… Do đó người bệnh nên đi xét nghiệm định kỳ để phát hiện bệnh sớm có cách điều trị hiệu quả. Chỉ số men gan cao thường xuất hiện ở một người bệnh như viêm gan do rượu AST, chỉ số men gan thường cao hơn so với bình thường là 2 – 10 lần. Cụ thể như men gan có thể tăng lên 3.000 U/L và một số trường hợp gan bị suy cấp thì chỉ số men gan có thể lên đến 5.000 U/L.

Thông thường, chỉ số men gan cao khi người bệnh mắc một số bệnh lý khác như: xơ gan, viêm gan do virus, gan nhiễm mỡ,… Do đó người bệnh cần thận trọng khi mắc các bệnh lý này.

3. Men gan cao nguy hiểm như thế nào

Nồng độ men gan tăng cao trong máu bản thân các men này không gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, khi các men này tăng cao trong máu thì đây là chỉ dấu cho sự tổn thương tế bào gan. Nồng độ men tăng càng cao thì mức độ tổn thương tế bào gan càng lớn. Các nguyên nhân có thể gây tổn thương tế bào gan là: viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…

Hình ảnh gan bình thường và gan bất thường
Hình ảnh gan bình thường và gan bất thường

Bình thường, gan có khả năng tự bù trừ lại hoạt động của các tế bào tổn thương, do đó khi men gan tăng tăng cao gấp dưới 5 lần so với bình thường, cơ thể vẫn có thể tự chữa khỏi nếu biết cách phòng ngừa bệnh hợp lý. Tuy nhiên nếu trường hợp men gan tăng vượt qua ngưỡng này cần tích cực điều trị vì có thể dẫn đến suy gan mất bù.

Khi tế bào gan bị tổn thương có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây ra các tương tác thuốc nghiêm trọng, hôn mê não gan do sự tích luỹ amoniac trong cơ thể, bệnh vàng da do sự tích luỹ bilirubin dạng tự do và liên hợp trong máu, phù nề, cơ thể tích độc tố và gây rối loạn hàng loạt cơ quan khác.

Xem thêm: Các cách giúp hạ men gan cao hiệu quả lời khuyên từ chuyên gia

4. Nguyên nhân gây nên tình trạng men gan cao

Các nguyên nhân dẫn đến men gan cao
Các nguyên nhân dẫn đến men gan cao

Mức độ viêm nhiễm, tổn thương của gan càng cao thì các chỉ số men gan càng cao. Men gan tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

  • Do các loại virus viêm gan gây ra: thường gặp là các virus chủng A, B, C, D và E, đặc biệt nguy hiểm là virus viêm gan chủng A & B. Khi cơ thể bị nhiễm các chủng loại virus này, các tế bào gan sẽ bị hủy hoại, các men gan sẽ đi vào máu làm tăng men gan.
  • Do ngộ độc hóa chất: một số loại thuốc như thuốc kháng lao, các nhóm fuoquinolon… rất gây hại cho gan.
  • Do dùng rượu bia: rượu bia được xem là “hung thần” của lá gan, do đó việc sử dụng quá nhiều rượu bia càng làm tăng gánh nặng và tổn hại đến các tế bào gan.
  • Do bệnh lý: những người mắc phải các bệnh như sốt rét, đái tháo đường, suy thận hoặc những người mắc bệnh viêm gan tự miễn… đều ảnh hưởng đến chức năng của gan.
  • Do thói quen ăn uống và sinh hoạt: sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, chất béo, chất bảo quản và hóa chất độc hại cũng như thói quen sinh hoạt, thức khuya, lười vận động hay giảm cân không đúng cách cũng đều ảnh hưởng đến các chức năng gan.

5. Các triệu chứng thường gặp là gì?

  • Da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ở cổ, tay; nặng hơn thì gây ngứa toàn thân ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
  • Xuất hiện cảm giác chán ăn, buồn nôn và đau bụng, cơ thể uể oải, mệt mỏi, có khi sốt nhẹ.
  • Cân nặng giảm, có hiện tượng bụng phình to.
  • Tình trạng vàng da: Ban đầu có thể chỉ xuất hiện một vài điểm trên lòng bàn tay, móng tay, sau đó lan rộng khắp cơ thể, kể cả niêm mạc, kết mạc mắt.
  • Dịch cơ thể có màu bất thường như: màu phân nhạt, nước tiểu có màu đậm. Men gan cao thường là do tắc nghẽn đường mật, làm cho bilirubin không đi được vào đường tiêu hóa mà đi ngược vào máu gây ra hiện tượng phân có màu nhạt.
Các triệu chứng của men gan cao
Các triệu chứng của men gan cao

Các triệu chứng khi bị men gan cao thường không rõ ràng, do đó, để có thể phát hiện kịp thời và chính xác chúng ta có thể tiến hành các xét nghiệm.

6. Các biện pháp phòng ngừa & điều trị men gan cao

Tình trạng men gan cao rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát thì sẽ làm phá hủy và rối loạn chức năng gan, gây ra một số bệnh nguy hiểm như xơ gan, u gan hoặc ung thu gan. Tùy vào thể trạng và tình hình cụ thể của mỗi người sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Cụ thể như sau:

6.1. Cách điều trị tình trạng men gan tăng

Việc điều trị men gan cao trước hết phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tổn thương tế bào gan, từ đó mới xây dựng phác đồ điều trị cho từng trường hợp riêng biệt. Các  nguyên nhân thường gặp nhất là:

Viêm gan do virus: Khi nhiễm các virus gây viêm gan A, B, C, D, E thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định các thuốc kháng virus và thuốc hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch để nhanh chóng đẩy lùi các tác nhân này ra khỏi cơ thể. Tuỳ thuộc vào loại virus mà các thuốc được bác sĩ chuyên khoa chỉ định lại khác nhau.

Viêm gan do rượu, bia: Trong trường hợp này bệnh nhân cần phải được hướng dẫn cách để cai nghiện rượu, vì nếu tiếp tục tiếp xúc với chất cồn thì việc điều trị cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. Hồi phục tế bào gan hư tổn bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học. Các thuốc uống có nguồn gốc dược liệu giúp bảo vệ tế bào gan cũng thường được chỉ định trong trường hợp này.

Tổn thương gan do thuốc: Ngừng sử dụng ngay loại thuốc nghi ngờ gây tổn thương gan, hỗ trợ điều trị triệu chứng gây ra bởi sự tổn thương gan, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ dinh dưỡng giúp bệnh nhân hồi phục thể trạng.

Người bị tình trạng men gan cao không nên sử dụng bia rượu và thuốc lá
Người bị tình trạng men gan cao không nên sử dụng bia rượu và thuốc lá

6.2. Cách phòng ngừa men gan cao

Việc phòng ngừa men gan cao giúp chúng ta tránh được nguy cơ tổn thương lá gan, giảm được rất nhiều chi phí để điều trị bệnh gan và tránh được các biến chứng nguy hiểm. Một số phương pháp phòng ngừa men gan cao có thể áp dụng dễ dàng tại nhà bao gồm:

Thường xuyên tập thể dục: Luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng, giảm nồng độ chất béo dư thừa trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, viêm gan và các bệnh lý về gan nghiêm trọng khác.

Có chế độ ăn uống hợp lý: Không bổ sung quá nhiều đường và chất béo trong bữa ăn vì điều này có thể khiến gan phải “gồng mình” để chuyển hoá phần lớn các chất này, làm quá tải công việc và gây suy yếu hoạt động của gan. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo danh sách một số thực phẩm bổ gan để bảo vệ lá gan luôn khoẻ mạnh, các thực phẩm này có thể kể ra như: bơ, quả mọng (dâu, nho, việt quất), cá hồi, bông cải xanh, táo,…

Một số thực phẩm bổ dưỡng cho gan
Một số thực phẩm bổ dưỡng cho gan

Uống nhiều nước: Nên duy trì thói quen uống nước trước khi đi ngủ và sáng sớm thức dậy. Nên uống khoảng 2.5 lít nước/ ngày để đảm bảo cho quá trình thanh lọc của gan.

Tránh dùng các thuốc độc gan: Khi dùng các loại thuốc tây dược để điều trị các bệnh khác, nếu bác sĩ lưu ý với bạn rằng thuốc này có thể gây độc cho gan thì bạn phải nên cân nhắc đổi thuốc khác nếu có thể, nếu không thì hãy uống đúng liều lượng mà bác sĩ căn dặn, tránh uống quá liều gây dư thừa các chất chuyển hóa độc gan.

Thăm khám đúng lúc: Nếu có các triệu chứng điển hình của sự suy giảm chức năng gan như ngứa da, hay cáu gắt, dễ buồn ngủ, ủ rũ mệt mỏi, cảm thấy khó tiêu sau các bữa ăn nhiều chất béo, da và niêm mạc mắt có màu vàng, nước tiểu vàng sẫm nhưng phân lại nhạt màu,…nên tìm đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để kiểm tra men gan từ đó có hướng phòng ngừa bệnh phù hợp.

Tuyệt đối không dùng rượu, bia: Trong trường hợp bất khả kháng, chúng ta chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ bia rượu trong mức cho phép. Rượu bia là loại thực phẩm hàng đầu gây nên các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, ung thư gan,…do đó không quá khó hiểu khi việc tránh sử dụng các sản phẩm có cồn này lại giúp phòng ngừa tăng men gan.

Lời kết

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về men gan cao, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Những loại thuốc hạ men gan tốt nhất và một số lưu ý khi sử dụng

    Cách bảo vệ gan từ thói quen hằng ngày lời khuyên từ chuyên gia

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ