Viêm gan siêu vi là một trong căn bệnh khiến gan bị tổn thương, suy giảm các chức năng hoạt động. Đồng thời còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu như bạn đã biết đến sự nguy hiểm của viêm gan B thì viêm gan A có nguy hiểm không? Lây lan như thế nào? Cách phòng ngừa viêm gan A là gì? Mọi giải đáp sẽ được chia sẻ với ngay bài viết dưới đây.
1. Viêm gan A là gì?
Viêm gan A hay còn được gọi là viêm gan siêu vi A là bệnh do virus viêm gan A gây nên. Đây là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính khiến các tế bào gan tổn thương, suy yếu các hoạt động thải độc của gan. Khác với bệnh viêm gan B nguy hiểm, thì viêm gan A sẽ không biến thành bệnh mãn tính cho người bệnh. Tức là, bệnh sẽ không kéo dài quá 6 tháng và cũng sẽ không gây nên tình trạng suy gan hay ung thư gan như viêm gan B. Thời gian ủ bệnh của viêm gan A là từ 14 đến 28 ngày.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có đến 1,4 tỷ người mắc phải căn bệnh viêm gan A. Chủ yếu là do nhiễm trùng từ nguồn nước, thực phẩm mà họ sử dụng. Hầu hết người bệnh sẽ tự hồi phục sau 2 đến 4 tháng và sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm nào cho sức khỏe người bệnh. Hiện nay, cũng đã có vaccine ngừa viêm gan A.
2. Những nguyên nhân gây bệnh viêm gan A
Cũng giống với viêm gan B thì viêm gan A cũng xuất phát bệnh từ virus viêm gan A. Khi virus này xâm nhập vào gan của bạn và gây viêm thì sẽ khiến gan bị suy giảm chức năng hoạt động. Thông thường, bệnh viêm gan A sẽ có mối quan hệ mật thiết với vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Vì chủ yếu người bệnh sẽ dễ bị lây qua con đường nhiễm khuẩn khi dùng thực phẩm và nguồn nước. Nên nếu khu vực bạn sinh sống bạn gặp các vấn đề về ô nhiễm môi trường thì rất có thể bạn sẽ dễ mắc phải căn bệnh này.
Virus viêm gan A có thể tồn tại lâu dài bên ngoài môi trường cơ thể con người và lên tới vài tháng. Thế nên, rất dễ xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh. Hãy cẩn thận khi đến những nơi đông người như bệnh viện, trường học,..có thể sử dụng chung các đồ vật cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Vì khi môi trường nào vệ sinh càng kém, thì sẽ càng dễ sản sinh ra virus viêm gan A.
3. Triệu chứng của viêm gan A
Triệu chứng của viêm gan A thường sẽ không rõ ràng với tuần đầu khi người bệnh mắc phải, cách triệu chứng sẽ thể hiện rõ hơn từ 2 tuần hoặc 4 tuần sau đó. Vì đây là căn bệnh nhiễm trùng gan cấp tính nên sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Triệu chứng của viêm gan A cụ thể là:
- Rối loạn tiêu hóa: Nhiễm trùng gan sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bạn khi bạn sẽ thường buồn nôn, chán ăn, ăn không tiêu, ăn không ngon miệng. Tiêu chảy, đau bụng cũng sẽ thường xuất hiện. Đôi lúc còn có tình trạng đau bụng dưới.
- Mệt mỏi: Khi tình trạng tiêu hóa không ổn định, bạn sẽ thiếu chất nên cơ thể sẽ mệt mỏi, chán nản, uể oải và khó chịu.
- Sốt nhẹ: Ở một số trường hợp, người bệnh ngoài mệt mỏi còn cảm thấy sốt nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng sốt nhẹ này sẽ diễn ra khá dài nên nếu bạn có dấu hiệu này hãy lập tức kiểm tra xem bản thân có nhiễm bệnh không.
- Biểu hiện ngoài da: Bạn sẽ bị tình trạng vàng da hay mắt vàng giống với viêm gan B. Mức độ màu sắc đậm hay nhạt sẽ còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của gan.
- Đau nhức xương khớp: Triệu chứng này rất ít xuất hiện và chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, khi bạn liên tục bị đau nhức xương khớp không rõ nguyên nhân thì bạn nên thăm khám ngay để có thể kịp thời chữa trị bệnh.
Không phải người bệnh viêm gan A nào cũng sẽ có các triệu chứng trên. Tùy theo cơ địa, tình hình sức khỏe và mức độ của bệnh mà mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau. Và các triệu chứng sẽ có biểu hiện rõ ràng hơn ở người trường thành so với các em bé. Trong đó, theo thống kê thì chỉ có 10% các em bé nhiễm bệnh viêm gan A bị vàng da. Còn với người trưởng thành thì lại có con số 70%.
Xem thêm: Viêm gan B có lây không? Viêm gan B lây qua đường nào?
4. Viêm gan A có nguy hiểm không?
Viêm gan A dù là căn bệnh nhiễm trùng gan nhưng chỉ ở mức độ cấp tính, không chuyển thành tình trạng mãn tính nguy hiểm. Virus viêm gan A sẽ có thời gian ủ bệnh ít ngày hơn so với viêm gan B và mức độ nguy hiểm cũng sẽ ít hơn. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh viêm gan A sẽ có thể tự hồi phục sau 1-2 tháng điều trị, cũng có người từ 2-4 tháng. Và đến khi người bệnh hết bệnh, virus cũng sẽ biến mất hoàn toàn và không để lại biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Ở một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh viêm gan A vẫn có nguy cơ bị suy gan cấp tính. Tình trạng sẽ diễn ra ở người lớn tuổi mắc thêm các bệnh lý mãn tính trước đó. Người bệnh viêm gan A nếu có nguy cơ bị suy gan sẽ cần phải có điều trị và chăm sóc đặc biệt hơn vì trong một số trường hợp người bệnh gặp nguy hiểm cần phải ghép gan.
5. Viêm gan A có lây không?
Câu trả lời sẽ là có. Viêm gan A dễ dàng lây trong môi trường nhiều vi khuẩn, nhất là trong mảng thực phẩm và vệ sinh môi trường xung quanh. Vì virus viêm gan A có kích thước siêu vi, dễ dàng bay trong không khí cũng như có thể đọng lại ở bất kỳ một vật thể nào, kể ra trong nước. Vậy nên bạn sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh nếu như ăn nhầm thực phẩm có chứa virus này.
Mặt khác, thời gian tồn tại của virus viêm gan A bên ngoài là khá cao, lên đến 4 giờ đồng hồ. Dẫu vậy, 4 giờ đồng hồ cũng đủ để virus này có thể xâm nhập vào cơ thể bạn khi chúng bám dính vào món ăn hay đồ vật nào đó mà bạn sử dụng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, virus viêm gan A sẽ thường xuất hiện nhiều nhất ở những nơi có vệ sinh kém cũng như ý thức bảo vệ môi trường kém. Vì thế, bạn nên chăm sóc gia cửa, thường xuyên vệ sinh không gian sống để virus viêm gan A không thể đến gần.
6. Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?
Con đường lây lan chủ yếu của virus viêm gan A chính là đường tiêu hóa, tức là khi bạn uống nguồn nước hay ăn thực phẩm có chứa virus bạn sẽ dễ dàng bị nhiễm virus viêm gan A. Cụ thể là ở các trường hợp sau:
- Ăn thức ăn không được đảm bảo vệ sinh, giúp tạo điều kiện cho virus viêm gan A sinh sôi phát triển.
- Bạn dùng thức ăn do người bị nhiễm virus viêm gan A nhưng không được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ dùng tay không hoặc bao tay tái sử dụng nhưng không được vệ sinh kỹ lưỡng.
- Ăn uống các động vật có vỏ như ốc,sò,..từ nguồn nước bị nhiễm virus viêm gan A.
- Sử dụng ngay chính nguồn nước bị nhiễm.
Bên cạnh con đường tiêu hóa, virus viêm gan A còn có thể lây lan qua đường tình dục. Khi bạn quan hệ với người bị nhiễm virus viêm gan A, bạn có khả năng bị nhiễm loại virus này rất cao. Virus viêm gan A cũng sẽ dễ dàng lây qua cho bạn nếu bạn chung sống với người bệnh viêm gan A và sử dụng chung các đồ vật với họ, như khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu, vật dụng ăn uống chén, muỗng, đũa,…
Ngoài ra, virus viêm gan A sẽ còn có thể lây qua đường máu tương tự như bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ khá hiếm vì virus viêm gan A lại không tồn tại nhiều trong máu của người bệnh. Dẫu cho virus viêm gan A có lây lan bất kỳ đường nào đi nữa, nếu bạn sinh sống trong môi trường vệ sinh kém, bạn đều sẽ có nguy cơ mắc phải.
Xem thêm: Người bị viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì?
7. Cách phòng ngừa viêm gan A tại nhà
Để phòng ngừa sự lây lan của virus viêm gan A, bạn cần đảm bảo sự vệ sinh sạch sẽ trong không gian sống của mình để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Dưới đây sẽ là những cách phòng ngừa viêm gan A dễ dàng thực hiện.
Tiêm vaccine: Vaccine viêm gan A đã có mặt trên thế giới và được xem là phương pháp hiệu quả và an toàn để phòng ngừa căn bệnh này. Vaccine viêm gan A sẽ được tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 chính là mũi nhắc lại sau mũi tiêm đầu từ 6 đến 12 tháng. Tại Việt Nam, việc tiêm vaccine viêm gan A chưa có chương trình mở rộng. Và nếu bạn muốn tiêm ngừa thì sẽ cần đến các trung tâm để được tư vấn và thực hiện.
Giữ vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn sẽ giúp bạn hạn chế tiếp xúc với virus viêm gan A. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh tay chân sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh, nhất là khi ở các nơi công cộng sẽ cần phải kỹ lưỡng nhiều hơn. Khi sử dụng các vật dụng cá nhân, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và hạn chế dùng chung với người khác.
Ăn uống khoa học: Hãy hạn chế sử dụng các loại củ quả sống, mà hãy nên rửa thật sạch trước khi dùng. Bạn có thể ngâm muối hoặc gọt vỏ để loại bỏ chất bẩn có trong thực phẩm. Với các loại thịt, cá thì cũng hãy rửa thật sạch trước khi sử dụng để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn có hại nhé. Nhiều người còn yêu thích ăn các món sống, thì cũng nên tìm đến nhà hàng uy tín và chất lượng, tránh đến những nơi vệ sinh kém sẽ khiến bạn dễ nhiễm bệnh.
Phòng ngừa viêm gan A sẽ giúp bảo vệ gan của bạn khỏe mạnh hơn. Hy vọng các bạn đã có các thông tin bổ ích nhất về viêm gan A rồi nhé.
Xem thêm bài viết liên quan:
Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không?
Các loại thuốc trị viêm gan hiệu quả hiện nay
Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không, các nguyên nhân gây bệnh