Bệnh viêm gan B là bệnh phổ biến trên thế giới và được gây nên từ virus viêm gan B (HBV). Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng xơ gan hay thậm chí là ung thư gan. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết viêm gan B có lây không? Lây qua đường nào? Có lây qua đường nước bọt không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Viêm gan B có lây không? Thời gian lây và ủ bệnh của virus viêm gan B
Bệnh viêm gan B là bệnh có mức độ phổ biến và rất dễ dàng lây lan cho người không bị nhiễm. Có thể nói, khả năng lây lan của căn bệnh này là rất cao và cũng có tốc độ nhanh chóng nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Ít ai biết rằng, virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể đến 7 ngày. Tức là trong 7 ngày đó, nó có thể dễ dàng lây sang một hay nhiều người khác. Tuy nhiên, nó sẽ bị ức chế phát triển nếu đã người bị lây đã được tiêm ngừa vaccine. Thông thường, thời gian ủ bệnh của viêm gan B là 75 ngày, nhưng có thể dao động từ 30 đến 180 ngày. Điều này sẽ còn tùy theo cơ địa, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của người bị lây. Khi xâm nhập vào cơ thể người bị lây, virus sẽ có thể được nhận biết từ 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm bệnh và nếu không được phát hiện kịp thời, nó có thể phát triển lên gây ra bệnh.
Người bị nhiễm viêm gan B sẽ có các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, vàng da, buồn nôn, đau khớp,…
2. Viêm gan B lây qua đường nào?
2.1. Đường từ mẹ sang con
Nếu bạn đã biết, bệnh HIV thế kỷ có đường lây truyền từ mẹ sang con nhưng ít ai biết rằng đây cũng là con đường rất dễ lây virus viêm gan B. Đa số các trường hợp thường xảy ra ở giai đoạn chu sinh (7 ngày sau sinh) hoặc những tháng đầu sau sinh và sẽ không lây nhiễm trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, virus viêm gan B trong sữa mẹ có hàm lượng rất thấp nên chủ yếu lây nhiễm là do bé bú cắn sâu vào vú mẹ gây trầy xước.
Hiện nay, tất cả các bà mẹ mang thai đều được khuyên nên kiểm tra viêm gan B. Trẻ em được sinh ra từ người mẹ bị viêm gan B có thể sẽ được tiêm ngừa khi vừa chào đời để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang con. Không những vậy, với các bà mẹ trong thai kỳ nếu mắc phải viêm gan B vẫn có thể điều trị trong thai kỳ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
2.2. Đường máu
Đường máu có thể nói là đường dễ bị lây viêm gan B nhất cho chúng ta. Khi nếu bạn vô tình tiếp xúc da hoặc niêm mạc của mình bị trầy với máu của người đang bị nhiễm bệnh thì nguy cơ bạn nhiễm bệnh sẽ là rất cao. Ngoài đường máu ra, virus viêm gan B còn có thể tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, nước bọt hay mồ hôi,… nhưng hàm lượng sẽ không cao. Vì thế, khi da và niêm mạc của bạn tiếp xúc với các dịch này, thì cũng sẽ có khả năng bị nhiễm viêm gan B. Thế nên, nếu có các vết xước hãy băng bó cẩn thận tránh để nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với người khác.
2.3. Đường tình dục
Ngoài hai đường lây nhiễm bệnh kể trên, thì đường tình dục cũng có nguy cơ khiến bạn bị viêm gan B. Khi bạn quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm viêm gan B, bạn vẫn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Một số cặp đôi có sử dụng thêm các dụng cụ tình dục nhưng lại không vệ sinh kỹ càng cũng sẽ có thể bị lây cho đối phương. Ngay cả những chiếc bao cao su, nếu bạn không dùng cũng sẽ vô tình có thể lây nhiễm. Bạn sẽ dễ bị lây nhiễm virus viêm gan B trong các trường hợp sau:
- Quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn
- Sử dụng đồ chơi tình dục nhưng không vệ sinh sạch sẽ
- Quan hệ tình dục không an toàn, không dùng các biện pháp bảo hộ như dùng bao cao su,…
- Quan hệ tình dục theo xu hướng thô bạo, dẫn đến hình thành các vết xước trên cơ thể như trên da hay niêm mạc dễ khiến virus lây lan qua vào người khác.
- Quan hệ đồng tính hoặc quan hệ tập thể.
Bạn có khả năng bị lây nhiễm virus viêm gan B khi virus trong tiết dịch của người nhiễm sẽ đi vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ. Chúng sẽ dần đi vào máu và có thể phát triển thành bệnh. Phương thức lây truyền này sẽ vô cùng “êm đềm”, hoàn toàn không có dấu hiệu nào nên dễ bị bỏ qua. Ngoài virus viêm gan B, quan hệ không an toàn sẽ càng khiến bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh lý tình dục nguy hiểm khác. Cũng có trường hợp gây mất khả năng sinh con của bạn. Vì thế, bạn cần phải có các biện pháp bảo hộ an toàn khi có các “yêu”.
2.4. Nhiễm từ đồ vật cá nhân
Virus viêm gan B có kích thước rất nhỏ bé và hoàn toàn không thể quan sát bằng mắt thường. Do đó, nếu các đồ vật của người nhiễm vô tình tiếp xúc với bạn thì bạn sẽ rất dễ có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B. Một số sản phẩm như bàn chải đánh răng, dao gạo, đồ cắt móng chân,… là những sản phẩm thường xuyên sử dụng nhưng rất ít khi vệ sinh.
Ngoài ra, bạn còn có thể nhiễm virus viêm gan B nếu trong quá trình phẫu thuật, nha khoa vô tình tiếp xúc với máu của người nhiễm. Và trong nghề xăm cũng vậy, vô tình tiếp xúc với máu của người nhiễm cũng sẽ có nguy cơ mắc phải virus viêm gan B.
2.5. Tái sử dụng kim tiêm
Việc lây truyền virus còn có thể diễn ra nếu bạn vô tình dùng kim được tái sử dụng. Người được tiêm trước nhiễm virus viêm gan B và khi bạn vô tình sử dụng thì sẽ lây qua cho bạn. Giữa những người tiêm chích ma túy cũng sẽ rất dễ dàng gặp phải trường hợp này. Vậy nên, bạn cần phải cẩn thận trong quá trình tiêm ngừa.
Vì nếu vô tình bạn bị dùng lại chiếc kim tiêm của người nhiễm bệnh, bạn sẽ có nguy cơ rất cao nhiễm virus viêm gan B nói riêng và các virus nguy hiểm khác nói chung. Điều này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn mà bạn vô tình không hề hay biết. Một số người bị dùng chung kim tiêm mà không hề hay biết sẽ không biết rõ nguyên nhân nhiễm bệnh của mình. Sẽ rất khó khăn trong quá trình ngăn chặn sự phát triển của bệnh cũng như trong quá trình điều trị.
Xem thêm: Người bị viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì?
3. Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
Nhiều người thường phòng bị tránh nhiễm viêm gan B ở người thân khi tách biệt ăn uống và sinh hoạt với người bệnh. Trên thực tế, dựa trên các đường lây của virus viêm gan B, bạn có thể thấy rằng virus này sẽ không lây lan qua đường ăn uống hay sinh hoạt bình thường. Trừ khi bạn có vết thương thì lúc đó mới thật sự lo đến việc bị nhiễm. Thế nên, việc không ăn cùng hay sinh hoạt với người nhiễm là không cần thiết.
Viêm gan B cũng không lây qua nước hay trong các món đồ ăn khi người bệnh ăn phải. Bạn cũng sẽ không cần phải lo đến điều này và cũng có thể hoàn toàn sinh hoạt cùng với người bệnh. Tuy nhiên, cả người nhiễm bệnh và người có nguy cơ nhiễm cũng phải cẩn thận khi nếu người bệnh có xảy ra vết thương nhỏ như thế nào đi chăng nữa cũng đều có thể lây sang cho bạn. Mà thông thường, các vết thương bé nhỏ sẽ không được chú ý nhiều.
4. Viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?
Viêm gan B được thống kê là tốc độ lây lan nhanh nếu không được vệ sinh các vết thương sạch sẽ. Với con đường lây lan viêm gan B như đường máu, đường từ mẹ sang con hay được tình dục,… viêm gan B có thể còn được lây qua khi bạn vô tình tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm qua đường này là rất thấp, khi virus viêm gan B chỉ có mật độ tồn tại trong nước bọt chỉ từ 1 đến 2% mà thôi. Vì thế, lây nhiễm qua đường nước bọt sẽ là rất ít.
Dẫu vậy, khi bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng cũng như có các vết thương như chảy máu chân răng, viêm hay loét,… thì cũng sẽ có khả năng lây cho người khác hoặc bị lây mà không hay biết. Vì thế mà trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, bạn hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đeo khẩu trang đi cần thiết để tránh tiếp xúc với các mối nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B, trong đó có nước bọt của người nhiễm.
Mặt khác, với các cặp đôi yêu nhau sẽ thường xuyên có các cử chỉ thân mật như ôm, hôn,… thì virus viêm gan B cũng sẽ không lây qua đường này. Tuy nhiên, đường tình dục lại là con đường có nguy cơ lớn lây lan virus viêm gan B. Thế nên, bạn vẫn nên có những cuộc “yêu” an toàn, sử dụng các biện pháp phòng hộ hợp lý để tránh các trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B và cả bệnh HIV nữa. Nhiều nghiên cứu có thấy, tỷ lệ nam giới nhiễm virus viêm gan thường đến từ các mối quan hệ đồng tính hoặc từ nạn mại âm.
Xem thêm: Bổ sung ngay những loại thực phẩm tốt cho gan vào thực đơn mỗi ngày
5. Cách phòng ngừa viêm gan B
Hiện nay, tiêm ngừa vaccine viêm gan B chính là biện pháp phòng ngừa tối ưu và hiệu quả nhất cho bạn. Theo như WHO, bạn nên tiêm liều vaccine viêm gan B sớm nhất trong vòng 24 giờ sau sinh để có hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất. Tiếp đến là khoảng từ 2,3 hay 4 tháng. Cha mẹ có thể cho các em bé của mình tiêm ngay sau khi vừa chào đời nếu ba mẹ có nhiễm virus viêm gan B. Điều này sẽ rất an toàn cho sức khỏe của các em bé, bởi vì em bé còn yếu về sức khỏe nên nếu nhiễm bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị.
Hiệu quả mà vaccine viêm gan B mang lại có thể kéo dài đến 20 năm. Hoặc có thể kéo dài đến suốt đời nếu nồng độ kháng thể chống lại virus mạnh khi đạt 1000 IU/L trở lên. Để đảm bảo về khả năng vaccine này, bạn có thể thăm khám và tiêm thêm mũi vaccine viêm gan B để phòng ngừa vào độ tuổi trưởng thành.
Bạn nên tiêm ngừa vaccine viêm gan B càng sớm càng tốt vì sẽ tăng khả năng chống lại virus dễ lây lan này. Với những người trưởng thành nhưng lại chứa có kháng thể chống lại virus viêm gan B cũng cần được tiêm vì ở độ tuổi nào cũng sẽ đều có nguy cơ mắc phải virus viêm gan B này. Ngoài ra, những đối tượng sau đây, cũng cần phải tiêm ngừa virus viêm gan B càng sớm càng tốt:
- Những người thường truyền máu nhân đạo hoặc cần được truyền máu hay các sản phẩm từ máu.
- Những người bệnh phải chạy thận nhân tạo hay được ghép nội tạng.
- Những người tiêm chích ma túy.
- Những người tiếp xúc trong gia đình với người bị viêm gan B.
- Vợ hoặc chồng của người bệnh viêm gan B.
- Những người có nhiều bạn tình.
- Nhân viên y tế và những người phải làm việc trong môi trường có thể tiếp xúc với máu và kim tiêm.
- Khách du lịch cũng cần phải được tiêm ngừa viêm gan B để tránh tiếp xúc trong quá trình du lịch.
Ngoài tiêm ngừa vaccine viêm gan B, bạn cũng cần phải xây dựng cho mình những thói quen sống lành mạnh, cũng như có thể giảm nguy cơ mắc phải bệnh lý này với những cách sau:
- Không dùng vật dụng cá nhân có khả năng dính máu với người khác như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…
- Nếu bạn có ý định xăm hình, xỏ khuyên tai,… thì cũng nên cẩn thận trong quá trình thực hiện. Hãy đến các địa điểm an toàn và uy tín để quá trình thực hiện sạch sẽ. Hãy đảm bảo là các dụng cụ sử dụng đều được tiệt trùng được trước khi sử dụng.
- Khi bạn muốn châm cứu, cũng phải tìm đến cơ sở y tế uy tín để các kim châm được tiệt trùng và khử khuẩn tốt nhất.
Kết luận
Qua những điều đã chia sẻ từ đầu bài viết đến nay, chắc hẳn đã giải đáp được các thắc mắc của bạn như viêm gan B có lây không ? Viêm gan B lây qua đường nào? Có lây qua đường nước bọt hay ăn uống không ? Nếu bạn chưa tiêm ngừa virus viem gan B hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để tiêm ngừa nhé. Đó cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bạn, các thành viên trong gia đình và mọi người.
Xem thêm bài viết liên quan:
Cấu tạo và chức năng của gan trong cơ thể người
Các loại thuốc trị viêm gan hiệu quả hiện nay
Gan nhiễm mỡ độ 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị