Ăn mặn gây tác hại gì? Chúng ta vẫn thường được các chuyên gia khuyên rằng nên giảm ăn mặn để bảo vệ sức khỏe. Vậy việc ăn mặn gây tác hại gì, ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Muối
Nhắc đến việc ăn mặn, chúng ta thường nghĩ đến việc ăn quá nhiều muối. Muối bao gồm 2 nguyên tố là natri và clorua, trong đó natri chiếm 40%. Muối là gia vị không thể thiếu cho mọi món ăn, nhờ nó mà thức ăn thêm phần đậm đà và mang đến cảm giác ngon khi thưởng thức.
Natri cũng là một nguyên tố thiết yếu của cơ thể, với vai trò quan trọng trong chức năng cơ và thần kinh. Natri và clorua giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nước và khoáng chất thích hợp
Mặc dù có vai trò không hề nhỏ đối với cơ thể, việc ăn quá nhiều muối gây nhiều tác hạn ngắn hạn và dài hạn.
2. Tác hại ngắn hạn của việc ăn mặn
Chỉ một bữa ăn với nhiều muối có thể không gây nên tác hại lâu dài nào nhưng có thể gây nên những hậu quả ngắn hạn sau đây
2.1. Cơ thể giữ nước
Khi ăn mặn, lượng natri tăng, để duy trì tỷ lệ nước và natri sinh lý của cơ thể, thận giữ thêm nước bù cho lượng natri bạn đã ăn thêm đó. Tình trạng giữ nước này bạn có thể nhận thấy khi cơ thể đầy hơi hay sưng húp hơn bình thường, đặc biệt là ở tay và chân. Nó cũng làm bạn tăng cân hơn bình thường.
2.2. Tăng huyết áp
Một bữa ăn nhiều muối làm tăng lượng máu chảy qua tĩnh mạch và động mạch dẫn đến tăng huyết áp, gây tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều người có khả năng kháng muối có thể không gặp phải tình trạng này. Độ nhạy cảm của một người với lượng muối sử dụng được cho là ảnh hưởng bởi sự di truyền và các hormon của cơ thể. Người lớn tuổi và béo phì là các đối tượng dễ gặp phải tình trạng huyết áp cao sau một chế độ ăn nhiều muối.
2.3. Khát nước dữ dội
Tình trạng thường gặp khi ăn mặn là cơ thể cảm thấy khát nước. Cơ thể khát nước và thúc dục bạn uống nước là để cân bằng cho sự mất chênh lệch giữa nồng độ natri và lượng nước bên trong cơ thể.
uống nhiều nước có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Nhưng nếu không uống nước để làm loãng lượng natri dư thừa sẽ làm tăng natri máu. Tăng natri máu không được bù đắp làm mất nước trong tế bào, nước này đi vào máu để làm loãng natri. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến lú lẫn, co giật, hôn mê, và có thể tử vong.
Các triệu chứng của tăng natri máu bao gồm: Bồn chồn, khó thở, khó ngủ và giảm đi tiểu.
3. Tác hại dài hạn khi ăn mặn
Ăn mặn trong một thời gian dài bạn có thể gặp những vấn đề sau đây
3.1. Tăng huyết áp
Huyết áp tăng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một bữa ăn nhiều muối làm tăng đáng kể mức huyết áp và nếu giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp giảm mức huyết áp này.
Một số bài đánh giá báo cáo rằng, khi giảm 4.4 gram muối sử dụng mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ( hai giá trị của chỉ số huyết áp ) lần lượt là 4.18 mmHg và 2.06 mmHg.
Lượng natri cần thiết cho cơ thể được WHO khuyến cáo là 2 gram mỗi ngày và chỉ nên sử dụng ít hơn 5 gram muối ăn/ người/ ngày. 5 gram tương đương với khoảng 1 muỗng cafe muối.
3.2. Bệnh tim và tử vong sớm
Như đã nói trên, ăn mặn hay ăn nhiều muối gây tăng dòng máu, tăng huyết áp. Ngoài ra việc ăn mặn cũng gây xơ cứng mạch máu trong cơ thể. Tất tần tật những thay đổi về huyết áp và mạch máu này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và nguy cơ tử vong sớm tăng.
3.3. Tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn mặn nhiều muối có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Một đánh giá với sự tham gai của 268.000 người cho thấy những người ăn lượng muối trung bình mỗi ngày là 3 gram có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn tới 68% so với những người chỉ sử dụng lượng mối trung bình là 1 gram/ ngày.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra người ăn nhiều muối có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần sao với người ăn ít muối.
Tuy cơ chế của việc ăn mặn, nhiều muối ảnh hưởng đến ung thư dạ dày như thế nào vẫn chưa được biết rõ nhưng các nhà khoa học cho rằng đó có thể là do nó gây loét hay viêm niêm mạc dạ dày.
3.4. Bệnh lý thận
Thận giúp cơ thể loại bỏ lượng nước dư thừa bằng cách lọc máu. Việc lọc máu này đòi hỏi sự cân bằng natri và kali trong cơ thể để kéo nước vào kênh thu thập của thận.
Ăn nhiều muối gây mất cân bằng natri và kali, thận suy giảm chức năng và thải ít nước hơn làm tăng huyết áp. Điều này gây áp lực lên thận và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý thận như sỏi thận, suy thận,..
Không chỉ vậy, ăn nhiều muối làm tăng lượng protein trong nước tiểu, là một yếu tố nguy cơ dẫn đến suy giảm chức năng thận.
3.5. Nguy cơ loãng xương
Nguyên tố chính cần thiết cho xương khỏe mạnh là canxi. Muối là yếu tố chính giúp kiểm soát canxi trong nước tiểu và lượng canxi mất đi từ xương. Khi cơ thể có quá nhiều natri, do đó cần thiết loại nó ra ngoài. Việc loại natri ra ngoài kéo theo việc loại bỏ canxi. Có nghĩa là chế độ ăn cung cấp càng nhiều natri thì cơ thể càng loại bỏ nhiều canxi. Nếu điều này liên tục xảy ra, qua thời gian, nguy cơ loãng xương ngày càng tăng.
4. Lượng muối sử dụng mỗi ngày
Ăn quá nhiều muối gây tăng natri trong cơ thể và gây nên bệnh lý. Ăn quá ít muối thì không đủ lượng natri cần thiết. Vậy ăn bao nhiêu là đủ. Lượng muối cho từng đối tượng nên được sử dụng như sau:
- Người lớn: ít hơn 5 gram muối ăn / ngày, khoảng ít hơn một muỗng cafe.
- Trẻ em từ 14 tuổi -18 tuổi: Không quá 2.3 gram/ ngày.
- Trẻ em từ 9-13 tuổi: Không quá 1.8 gram/ ngày.
- Trẻ em 4-8 tuổi: Không quá 1.5 gram/ ngày.
- Trẻ em 1-3 tuổi: Không quá 1.2 gram/ ngày.
5. Thực phẩm chứa nhiều muối
Một số loại thực phẩm chứa nhiều muối, nên cắt giảm khỏi thực đơn hay giảm tần suất sử dụng mà bạn nên biết như:
- Cá cơm
- Bacon – Thịt lợn muối xông khói
- Phô mai
- Giăm bông
- Quả olive
- Dưa muối
- Xúc xích
- Các loại hạt rang khô với muối
- Cá muối
- Thịt xông khói
Lời kết:
Ăn mặn gây nhiều tác hại và nguy hiểm là tác hại lâu dài của nó. bổ sung một lượng muối hợp lý phù hợp với từng độ tuổi mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.