Thực hư chuyện ăn rau răm có làm chậm kinh nguyệt không?

Ăn rau răm có làm chậm kinh nguyệt

Rau răm là một loại rau được sử dụng để thêm phần ngon miệng của nhiều bữa ăn, tuy nhiên ít ai biết rau răm cũng là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian. Nhiều người thường nghe đến khả năng làm giảm ham muốn tình dục của rau răm cũng như việc làm chậm kỳ kinh nguyệt khi uống nước rau răm. Vậy liệu thực hư chuyện ăn rau răm có làm chậm kinh nguyệt là như thế nào? Người bị chậm kinh nguyệt có nên ăn rau răm không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới nhé!

Rau răm được dùng làm gia vị và vị thuốc trong nhiều bài thuốc dân gian
Rau răm được dùng làm gia vị và vị thuốc trong nhiều bài thuốc dân gian

1. Đặc điểm của cây rau răm

Rau răm hay có tên gọi khác là thủy liễu – thủy lục, có tên khoa học là Polygonum odoratum thuộc họ Rau răm Polygonaceae. Đây là loài cây thảo sống hàng năm, toàn thân có mùi thơm dễ chịu khi vò do đó được sử dụng rộng rãi làm gia vị trong nhiều món ăn.

Cây mọc bò, từ mỗi đốt trên thân mọc ra nhiều rễ, có phần thân mọc đứng thẳng lên cao khoảng chừng 40 cm. Lá đơn mọc so le, có hình trứng mác hoặc hình mác, cuống lá ngắn.

Rau răm được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Ngoài làm gia vị thì thân và lá của cây rau răm có thể dùng làm thuốc, dùng ở dạng tươi mà không cần chế biến nhiều.

Cây rau răm có công dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa rắn cắn, chữa sốt, ngoài ra còn có tác dụng làm giảm ham muốn tình dục.

2. Ăn rau răm có làm chậm kinh nguyệt không

Rau răm có tính nóng làm chậm kỳ kinh nguyệt
Rau răm có tính nóng làm chậm kỳ kinh nguyệt

Nhiều người được nghe rằng ăn hoặc uống nước rau răm làm chậm kinh nguyệt, vậy liệu điều này có đúng.

Rau răm là một loại rau được sử dụng nhiều để làm gia vị vì có tác dụng kích thích vị giác nhờ mùi thơm cũng như tính cay nóng. Cũng bởi vì đặc tính cay nóng này mà ăn rau răm có thể làm chậm kỳ kinh nguyệt nếu như sử dụng từ 1 – 2 tuần trước thời điểm hành kinh. Ngoài ra ăn rau răm còn làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới.

Phụ nữ đang mang thai cũng không sử dụng loại rau này vì nó làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Trong thời kỳ hành kinh cũng hạn chế sử dụng loại rau này để tránh bị chảy nhiều máu, thậm chí có thể bị băng huyết.

3. Một số công dụng của rau răm

Rau răm ngoài là gia vị trong nhiều món ăn hằng ngày thì còn là vị thuốc có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian. Một số công dụng của rau răm có thể kể đến như:

  • Rau răm có tính nóng giúp kích thích tiêu hóa, trị đầy hơi chướng bụng.
  • Rau răm kết hợp với gừng là bài thuốc trị cảm cúm hiệu quả.
  • Trị tiêu chảy do bị nhiễm lạnh.
  • Rau răm có công dụng trị rắn cắn.
  • Điều trị vết bầm tím, sưng tấy.
  • Loại bỏ mụn nhọt trên da và se khít lỗ chân lông.
  • Điều trị cơn đau tim bất ngờ.
  • Kiểm soát ham muốn tình dục.
  • Điều trị lang ben ở trẻ nhỏ.

4. Người bị chậm kinh nguyệt có nên ăn rau răm không

Người bị chậm kinh nguyệt ăn rau răm sẽ làm tình trạng nặng hơn
Người bị chậm kinh nguyệt ăn rau răm sẽ làm tình trạng nặng hơn

Với những lý do kể trên ắt hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi người bị chậm kinh nguyệt có nên ăn rau răm không. Việc ăn rau răm ở những người bị chậm kinh nguyệt có thể khiến cho kinh nguyệt đến chậm hơn, nếu như sử dụng nhiều thì có thể bị tắt kinh hoàn toàn, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

5. Rau răm và một số câu hỏi liên quan đến kinh nguyệt

5.1. Có nên sử dụng rau răm làm chậm kinh nguyệt

Nhiều bạn đặt ra câu hỏi rau răm có tác động làm chậm kinh nguyệt vậy thì có nên sử dụng rau răm để làm chậm kinh nguyệt không. Câu trả lời là không nên. Rau răm là loại cây có tính nóng, có tác động lên cả khả năng sinh sản của phụ nữ và đàn ông. Việc sử dụng rau răm để làm chậm kinh nguyệt nếu như quá liều có nguy cơ gây mất kinh dẫn đến vô sinh. Chỉ nên sử dụng rau răm ở mức độ vừa phải.

5.2. Nên ăn rau gì khi tới ngày đèn đỏ

Người bị chậm kinh nên ăn các loại rau có màu xanh đậm
Người bị chậm kinh nên ăn các loại rau có màu xanh đậm

Rau răm được liệt kê vào danh sách rau không nên sử dụng khi tới tháng. Vậy thì khi tới ngày đèn đỏ nên ăn rau gì. Vào ngày hành kinh, bạn nên bổ sung các loại rau có màu xanh đậm, loại rau họ cải như súp lơ, bông cải xanh, cải broccoli, cải bruxen,…Những loại rau này là nguồn cung cấp chất xơ hiệu quả cho cơ thể, bên cạnh đó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm tốt cho cơ thể. Một lý do khác là các loại rau màu xanh đậm có chứa nhiều sắt và magie, là nguồn nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp hồng cầu, bổ sung lượng máu vừa mất đi.

5.3. Tác hại của việc dùng rau răm thường xuyên

Rau răm tuy là một loại gia vị không độc, nhưng việc sử dụng rau răm thường xuyên với liều lượng lớn có thể khiến cho cơ thể gặp nhiều trở ngại trong việc mang thai.

Sử dụng rau răm trong kỳ kinh nguyệt có thể làm cho máu loãng hơn, dẫn đến tình trạng rong kinh, gây nguy hiểm cho người phụ nữ. Rau răm dùng trong một lời gian dài có thể khiến mất kinh ở nữ và thậm chí có thể gây vô sinh.

Lời kết

Bài viết đã chỉ ra một số công dụng của rau răm cũng như trả lời được câu hỏi ăn rau răm có bị chậm kinh nguyệt không. Rau răm vừa là gia vị giúp kích thích ăn ngon miệng vừa là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian. Tuy nhiên khi sử dụng cũng cần rất lâu ý để tránh gặp tác dụng không đáng có.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan về kinh nguyệt:

    Cách làm chậm kinh nguyệt dễ thực hiện tại nhà

    Chậm kinh nên ăn gì, uống gì: Lời khuyên từ chuyên gia

    Chậm kinh 1 tháng: Nguyên do đâu, làm gì để khắc phục

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ