Bài thuốc chữa bệnh gout bằng lá trầu không với nước dừa

Cách chữa bệnh gout bằng lá trầu không với nước dừa

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng lá trầu không với nước dừa dạo gần đây đang được nhiều người tìm kiếm. Từ hàng trăm cho tới hàng ngàn năm trước, khi các loại thuốc trị gout bên Tây Y trị căn bệnh gout này vẫn còn đang rất xa xỉ đối với chúng ta thì con người đã tìm cách chế ngự căn bệnh này bằng các thảo dược thiên nhiên. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem về công dụng của lá trầu không cũng như là nước dừa và cách để dùng chúng để điều trị căn bệnh này nhé.

1. Công dụng của nước dừa đối với bệnh gout

Trong top những bài thuốc Nam trị gout hiệu quả nhất thì sự kết hợp của lá trầu với nước dừa là một trong những phương pháp được ưu tiên áp dụng. Nước dừa có rất nhiều tác dụng tốt như lá có tác dụng kháng viêm, kháng virus, chống oxy hoá cũng như là khử độc rất tốt, làm giảm sự hình thành axit lactic (một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau sau mỗi lần uống rượu, bia vì axit lactic từ rượu là chất cạnh tranh đào thải với axit uric qua thận, gây ứ đọng, tăng cao lượng uric trong máu). Bên cạnh đó, khi uống nước dừa, người bệnh còn có thể cải thiện những bất thường về tiết niệu và thận và ngoài ra còn làm tăng đào thải axit uric.

Bên cạnh những công dụng kể trên thì thành phần của nước dừa còn chứa rất nhiều kali, một chất rất tốt cho tim mạch và các thành phần khác như là huyết tương máu người.

Nước dừa có thể kết hợp với lá trầu để điều trị bệnh gout
Nước dừa có thể kết hợp với lá trầu để điều trị bệnh gout

Nước dừa khi được dùng cùng với lá trầu trong phối hợp trị liệu bệnh gout có vai trò như một chất hòa tan, có thể giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nước dừa còn là một chất điện phân tự nhiên, điều này giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người bệnh cũng như là giúp cân bằng chuyển hóa. Nước dừa còn có một công dụng khác đó chính là làm tăng HDL (là một chất có lợi cho mạch máu, chất này giúp dọn dẹp các cholesterol xấu có trong lòng mạch).

2. Công dụng của lá trầu đối với bệnh gout

Lá trầu hay còn được gọi là trầu không, còn có tên khoa học là Piper Betle. là một loại cây thuộc họ cây thân leo có nguồn gốc ở Đông Nam Á và được trồng nhiều tại Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,… Từ rất xưa, trầu không đã được sử dụng để chữa một số bệnh thường gặp khi nền kiến thức về các loại thuốc tây còn khá là hạn hẹp.

Các nhà nghiên cứu cũng như là các chuyên gia đã chỉ ra rằng, trong lá trầu chứa lượng lớn  tinh dầu cũng như là một số hoạt chất khác như: Chavicol, Eugenol, Estragol,… Đây là những hợp chất có tác dụng giảm đau thần kinh, chữa viêm khớp và chữa bệnh gout rất hiệu quả. Ngoài ra thì trầu không còn có các tác dụng như chống viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả. Đặc biệt là công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Không những thế, với lượng lớn tinh dầu trong lá trầu, 2,4% gồm các nhóm hoạt chất như: Eugenol, Chavicol, Chavibetol,… Tổ hợp các chất của chúng có tác dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, bên cạnh đó chúng còn có tác dụng giảm đau thần kinh. Đặc biệt các chất này còn có khả năng cải thiện các rối loạn về chuyển hoá trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn và đào thải các chất cặn bã độc hại dễ dàng hơn.

 Lá trầu rất tốt cho người bị bệnh gout
Lá trầu rất tốt cho người bị bệnh gout

Lá trầu tại Việt Nam hiện nay có 2 loại. Trầu mỡ và trầu quế. Trầu mỡ có lá to bóng còn trầu quế thì có lá nhỏ hơn và cay hơn, thường dùng để ăn trầu với cau và vôi.

Bên cạnh đó, lá trầu còn có thể làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ vòng dạ dày, thực quản, giúp giảm nhanh lượng axit dư thừa tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản (một căn bệnh mà chúng ta rất thường gặp). Lá trầu còn có thể giúp cơ thể chúng ta tránh được những bệnh như là ho và các bệnh về răng miệng cùng với một số tác dụng khác như làm tăng hưng phấn, hỗ trợ táo bón,…

Ngoài các công dụng trên, thì trầu không còn có các tác dụng như kháng khuẩn và kháng nấm rất tốt, điều này giúp giảm viêm phổi, viêm phế quản, nhờ đó mà có thể cải thiện tốt được tình trạng phổi tắc nghẽn phổi mãn tính. Nói đến vấn đề trị nấm thì lá trầu cũng khá hiệu nghiệm trong việc trị bệnh này, kể cả nấm da, bằng việc giã nát lá trầu rồi xát vào những vùng da bị nấm. Theo như các thông tin trên thì lá trầu còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt.

3. Cách sử dụng lá trầu và nước dừa để trị bệnh gout

3.1 Chuẩn bị

  • Cần chuẩn bị một quả dừa xiêm vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ, chặt phần nắp sao cho vẫn giữ nguyên được phần nước dừa bên trong.
  • 100 gram lá trầu. Nên chọn loại lá không bánh tẻ, không quá già, không quá non (loại mà dùng để ăn trầu).
Nên lựa chọn dừa để sử dụng là dừa xiêm và trầu không bánh tẻ
Nên lựa chọn dừa để sử dụng là dừa xiêm và trầu không bánh tẻ

3.2 Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá trầu không, sau khi lá ráo hết nước thì thái nhỏ thành sợi.
  • Cho lá trầu không vừa mới thái nhỏ cho vào trong quả dừa.
  • Đậy nắp quả dừa lại sau đó ủ lá trầu trong quả dừa tầm 30 phút để lá trầu tiết được các hoạt chất vào cùng với nước dừa.
  • Nên chắt bớt nước dừa để tránh nước dừa bị tràn ra khỏi quả dừa.

3.3. Cách dùng

  • Sau khoảng 30 phút, lọc bỏ bã trầu ra ngoài và chiết hỗn hợp nước ra ly, uống hết liền ngay sau đó.
  • Nên dùng nước này vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đặc biệt là khi đói (chưa ăn sáng).
  • Sau khi uống không ăn sáng liền mà phải chờ khoảng 30 phút mới ăn sáng.
  • Kiên trì thực hiện liệu pháp này trong vòng 7 ngày để cảm nhận những thay đổi trong cơ thể.

4. Những lưu ý khi sử dụng lá trầu với nước dừa để điều trị bệnh gout

Trị bệnh gout bằng lá trầu không và nước dừa cần phải kiên trì
Trị bệnh gout bằng lá trầu không và nước dừa cần phải kiên trì

Như chúng ta đã biết lá trầu không và nước dừa hai thứ này đều là những thành phần tốt đối với người mắc bệnh gout, tuy vậy hiện tại vẫn chưa có cơ sở khoa học cũng như là tài liệu nào có thể chỉ ra rõ được tính hiệu quả việc sử dụng lá trầu và nước dừa trong điều trị lâu dài. Do vậy, trong quá trình sử dụng lá trầu và nước dừa thì người bệnh vẫn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Đối với những trường hợp uống vẫn chưa được ghi nhận dị ứng nên hãy thận trọng.
  • Cẩn trọng bởi đã từng có người bị bỏng rát, biến đổi sắc tố da khi đắp và ngâm chân cũng như là loang lổ da mặt.
  • Đây không phải phương pháp dùng để thay thế các loại thuốc trị gout được bác sĩ kê đơn, đặc biệt là đối với những người đang bị gout nghiêm trọng, tuyệt đối không được bỏ sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ.
  • Việc phục hồi tốt hay không tùy vào từng người và còn tùy thuộc vào từng cơ địa.
  • Không nên quan niệm rằng dùng trong 7 ngày bệnh gout sẽ thuyên giảm, nếu không có tiến triển gì thì cũng đừng quá bất ngờ.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, tinh thần thoải mái cũng như một cuộc sống lành mạnh, hạn chế những thứ nên kiêng đối với người bị gout.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường nào nên ngưng sử dụng đồng thời thăm khám và điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ.
  • Nếu không sử dụng được lá trầu với nước dừa, bạn cũng có thay thế bằng với các phương pháp khác như chữa bệnh gout bằng lá lốt, chữa bệnh gout bằng lá tía tô, lá sake,…
  • Thực hiện vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, hãy nhớ sau không uống ngay sau ăn sáng mà chờ cho nước dừa và tinh chất lá trầu được hấp thụ vào cơ thể, sau khi đi tiểu mới được ăn sáng.
  • Chỉ nên áp dụng bài thuốc này vào buổi sáng trước khi ăn để cơ thể có thể hấp thu tốt, không khuyến khích uống vào buổi khác.
  • Sử dụng bài thuốc này trước khi ăn ít nhất 1 tiếng đồng hồ để có thể đảm bảo thuốc đã được hấp thụ hoàn toàn.
  • Thường thì sau 7 ngày sử dụng nước này người bệnh sẽ thấy được những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên nếu ngưng sử dụng thì hiệu quả của thuốc cũng sẽ không còn nữa.
  • Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng, đúng liều lượng cũng như là không nên dùng quá nhiều vì lá trầu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Trong quá trình điều trị, cần hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hay các chất kích thích khác… mà kiêng kỵ đối với người bị gout.
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các phương pháp dân gian khác như chữa bệnh gout bằng đậu xanh, đậu đen,…

Lời kết

Chữa bệnh gout bằng lá trầu không với nước dừa là một bài thuốc dân gian đơn giản, dễ thực hiện và ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên nhớ rằng việc sử dụng các vị dược liệu này để cải thiện bệnh gout có hiệu quả như thế nào thì tới nay vẫn chưa được các bác sĩ cũng như là các chuyên gia khẳng định hoàn toàn. Do đó, các chuyên gia khuyên người bị gout nên cẩn trọng khi sử dụng các bài thuốc này.

Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng bệnh của bạn hãy Đăng ký tư vấn cho Dược sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Dược sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng da của bạn.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    5 cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô tại nhà hiệu quả

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ