Thuốc giãn tĩnh mạch tốt nhất và những lưu ý khi sử dụng

Suy giãn tĩnh mạch uống thuốc gì?

Giãn tĩnh mạch không còn là căn bệnh hiếm gặp tại thời điểm hiện nay, căn bệnh này dễ bắt gặp ở phụ nữ, những người phải làm việc trong tư thế đứng hoặc ngồi lâu, phụ nữ mang thai, người béo phì, người cao tuổi… Sử dụng thuốc giãn tĩnh mạch để điều trị bệnh là phương pháp khá phổ biến hiện nay bởi sự tiện lợi cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Hiểu về suy giãn tĩnh mạch cũng như một số dấu hiệu và cách điều trị giúp cho bạn không còn phải chịu đựng những đau đớn do suy tĩnh mạch gây nên.

1. Dấu hiệu nhận biết bạn bị suy giãn tĩnh mạch

1.1. Những dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch thường xuất hiện triệu chứng bồn chồn ở chân, tê chân đầu tiên. Khi bệnh tiến triển sẽ gây ra cảm giác nặng chân, triệu chứng phù ở mu bàn chân, cẳng chân những lúc đi bộ hay khi đứng quá lâu. Bên cạnh đó cũng xuất hiện triệu chứng đau chân hay chuột rút về đêm. Cuối cùng là tình trạng giãn tĩnh mạch nông, có thể nổi lên trên da thành từng búi hoặc giãn ra toàn bộ giống những con giun ở vị trí đùi, bắp chân.

Người bị giãn tĩnh mạch thường có những mạch máu phù nề nổi trên da
Người bị giãn tĩnh mạch thường có những mạch máu phù nề nổi trên da

Suy giãn tĩnh mạch thường hay gặp nhất ở chân, thường được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể được phân thành 6 cấp độ theo phân loại của CEAP (Clinical-Etiology-Anatomy-Pathophysiology):

  • Cấp 0: Ở giai đoạn này, suy giãn tĩnh mạch chưa có dấu hiệu rõ ràng như thấy được hay có thể sờ được tĩnh mạch.
  • Cấp 1: Bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như tĩnh mạch hình lưới (1- 3 mm), phân nhánh như mạng nhện (đường kính <1mm).
  • Cấp 2: Có dấu hiệu giãn tĩnh mạch với đường kính tĩnh mạch >3mm.
  • Cấp 3: Có dấu hiệu phù chi dưới nhưng chưa có biến đổi gì trên da.
  • Cấp 4: Trên da và các mô thứ phát bắt đầu thấy có sự thay đổi.
    • Cấp 4a: Có sự rối loạn sắc tố da hoặc có thể xuất hiện vết chàm.
    • Cấp 4b: Xơ lớp mỡ dưới da hoặc xuất hiện tình trạng teo da.
  • Cấp 5: Trên da xuất hiện các vết loét nhỏ, loét tĩnh mạch nhưng chữa lành đươc.
  • Cấp 6: Vết loét hình thành nhưng khó có thể chữa lành, dễ gây nhiễm trùng.

Nhiều người để bệnh diễn tiến tới giai đoạn nặng rồi mới bắt đầu điều trị. Khi này, bệnh đã gây ra nhiều biến chứng nặng nề và rất có để điều trị một cách hoàn toàn. Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần tìm kiếm những sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

1.2. Những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có thể có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như viêm tĩnh mạch hay cục máu đông. Ở trong một số tình trạng như ngồi lâu, đi máy bay,… có thể hình thành cục máu đông đặc biệt ở các tĩnh mạch sâu. Những cục máu đông này có thể di chuyển về động mạch phổi gây thuyên tắc động mạch và rất nguy hiểm tới tính mạng. Một số biến chứng hay gặp bao gồm phù chân, gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn có thể gây mất thẩm mỹ và khiến bạn tự ti hơn.

2. Khi nào nên sử dụng thuốc giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch trở nên cuộn xoắn và giãn rộng hơn so với mức bình thường, đây là hậu quả của việc các van một chiều không được đóng kín, yếu hay bị hư hỏng, máu trở về tim khó hơn và dẫn đến ứ trệ tuần hoàn ở ngoại biên. Tĩnh mạch chân là vị trí thường hay bị giãn nhất. Thông thường suy giãn tĩnh mạch được nhận diện bằng các mạch máu chân hiện rõ ràng lên dưới da, đi kèm các triệu chứng thường thấy nhất là đau nhất chân.

thuốc trị suy giãn tĩnh mạch giúp hỗ trợ triệu chứng sưng phù hiệu quả
Thuốc giãn tĩnh mạch giúp hỗ trợ triệu chứng sưng phù hiệu quả

Vậy có phải lúc nào cũng có thể sử dụng thuốc giãn tĩnh mạch được hay không. Khi nào nên sử dụng là hợp lý?

Suy giãn tĩnh mạch mức độ nhẹ có thể kiểm soát bằng các bài tập thể dục, đeo tất chân chuyên dụng chống giãn tĩnh mạch, nâng cao chân, kiểm soát cân nặng,… Tuy nhiên, nếu áp dụng các biện pháp trên mà thấy tình trạng suy giãn tĩnh mạch không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia và lựa chọn thuốc giãn tĩnh mạch phù hợp sử dụng để giảm các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm mà suy giãn tĩnh mạch gây ra.

3. Các nhóm thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch và cơ chế tác dụng

Có 3 nhóm thuốc trị giãn tĩnh mạch được sử dụng bao gồm:

3.1. Nhóm thuốc gây xơ cứng

Nhóm thuốc giãn tĩnh mạch sử dụng hoạt chất gây xơ cứng thành mạch giúp ngăn chặn sự giãn rộng của hệ thống tĩnh mạch nên được ứng dụng nhiều trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Các hoạt chất này thường được chỉ định để điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện có đường kính ≤1 mm không biến chứng và tình trạng suy giãn các tĩnh mạch có đường kính từ 1 đến 3 mm ở chi dưới không biến chứng. 

Nhóm thuốc gây xơ cứng mạch máu sử dụng đường tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch bị giãn và chỉ sử dụng trong bệnh viện. Hoạt chất thường gặp trong nhóm này bao gồm: Natri tetradecyl sulfate. Do hoạt động của các thuốc này có liên quan đến việc hình thành cục máu đông nên nếu có các vấn đề liên quan đến đông máu cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.

3.2. Nhóm thuốc làm bền thành mạch

Đây là nhóm thuốc giãn tĩnh mạch có tác dụng hỗ trợ thành mạch ổn định, vững chắc, giúp giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch. Thuốc này thường là nhóm hoạt chât Flavonoid được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên với các thành phần thường gặp như: Rutin từ hoa hoè, Hesperidin từ họ cam quýt, Diosmin, Venamitol,…Tuy nhiên hầu hết các thuốc suy giãn tĩnh mạch này chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh.

Tìm hiểu thêm về loại thuốc làm bền thành mạch Vascovein và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về tình trạng suy giãn tĩnh mạch bạn đang gặp phải ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

3.3. Thuốc dược liệu

Cùng cơ chế với nhóm thuốc làm bền thành mạch với các hoạt chất tương tự, tuy nhiên các nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên có tính an toàn cao hơn các hoạt chất tinh khiết. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc giãn tĩnh mạch này một thời gian dài để kiểm soát tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch chân mà không sợ gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc. Một số dược liệu thường được ứng dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Hạt dẻ ngựa: Trong hạt dẻ ngựa có chứa hoạt chất Aescin giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm sưng, phù nề, giãn mạch máu.
  • Hạt nho: Có tác dụng chống oxy hoá, giảm đau, bền thành mạch, chống lão hoá mạch máu, tăng cường hoạt động của van tĩnh mạch và cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
  • Vỏ cam, bưởi: Chứa hoạt chất hesperidin, diosmin có khả năng chống oxy hoá mạch máu, hỗ trợ giảm viêm đau nhức, hỗ trợ mạch máu.
  • Hoa hoè: Chứa thành phần chính là Flavonoid – Rutin giúp làm tăng tính bền vững của thành mạch, kháng viêm, giảm đau trong bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Cây Phỉ: Các thành phần trong cây Phỉ giúp ngăn ngừa sự giãn rộng của tĩnh mạch, hỗ trợ giảm sưng đau, nâng cao khả năng hoạt động thể chất cho bệnh nhân.
Hoa hòe giúp điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả
Hoa hòe giúp điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

Ngoài việc sử dụng 3 nhóm thuốc chính trên, trên thực tế lâm sàng còn phối hợp thêm các thuốc điều trị triệu chứng, giúp giảm nhẹ cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, phòng ngừa các biến chứng tim mạch khác như nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm, chống huyết khối, thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng,…

Xem thêm: Phương pháp ngâm chân trị giãn tĩnh mạch hiệu quả

4. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc trị giãn tĩnh mạch

Trong quá trình sử dụng thuốc giãn tĩnh mạch cần lưu ý những điều sau để việc điều trị an toàn, hiệu quả:

  • Dị ứng thuốc: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng các loại hoa quả họ cam, bưởi, dị ứng hoa hoè, hạt dẻ ngựa nên lưu ý các điều này với bác sĩ để được tư vấn hợp lý. Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc nếu xảy ra bất kỳ phản ứng dị ứng nào chẳng hạn như nổi mề đay, ngứa,… thì không nên tiếp tục dùng thuốc mà liên hệ ngay với bác sĩ để được nghe tư vấn.
  • Rối loạn tuần hoàn: Các nhóm thuốc suy giãn tĩnh mạch đặc biệt là nhóm thuốc gây xơ hoá tĩnh mạch có thể tăng tình trạng hình thành cục máu đông, các bệnh nhân có tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch sâu do cục máu đông hoặc viêm tĩnh mạch do huyết khối không nên sử dụng loại thuốc này.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng các nhóm thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch khi chưa được phép của bác sĩ. Trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị bằng thuốc mà có ý định mang thai nên ngưng thuốc trước hai tuần rồi tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thay thế phù hợp.
  • Phòng ngừa tái phát: Đang hoặc sau khi điều trị bằng thuốc giãn tĩnh mạch cần phối hợp với các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác như mang tất chống giãn tĩnh mạch, tập thể dục hợp lý, các bài tập vật lý trị liệu, thay đổi thói quen hoạt động, hạn chế đứng lâu để giúp tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa tái phát bệnh.
Vớ y khoa phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Vớ y khoa phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nhóm thuốc gây xơ hoá tĩnh mạch thường được sử dụng bằng đường tiêm tại các cơ sở y tế, việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau rát, tê chân, khó thở,… Do đó, khi gặp các triệu chứng trên nên báo với nhân viên y tế để có hướng xử trí phù hợp.
  • Hiệu quả dùng thuốc: Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, nên cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi thuốc đang sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp xâm lấn để điều trị triệt để nguồn cơn của bệnh.
  • Phối hợp thuốc: Không tự ý phối hợp các thuốc trị giãn tĩnh mạch, thay đổi liều lượng khác đi so với chỉ định, việc này có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc nghiêm trọng hơn là tạo nên các tương tác thuốc nguy hiểm đến tính mạng. Có thể kết hợp việc uống thuốc với xoa bóp giãn tĩnh mạch để tăng hiệu quả điều trị.

5. Vascovein giải pháp cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Trọn bộ Vascovein giải pháp cho người suy giãn tĩnh mạch
Trọn bộ Vascovein giải pháp cho người suy giãn tĩnh mạch

Vascovein không chỉ chứa thành phần nỗi tiếng là chiết xuất hạt Dẻ Ngựa được nhập khẩu từ Đức, sản phẩm còn chứa các dược liệu khác trong việc bảo vệ thành mạch máu như:

  • Chiết xuất hạt Nho: Chứa các chất chống oxy hóa mạnh có khả năng giảm sưng phù chân, bền thành mạch, bảo vệ thành mạch và tăng cường hoạt động của van tĩnh mạch.
  • Rutin trong hoa Hòe: Giúp tăng tuần hoàn máu, giảm cục máu đông, bảo vệ thành mạch và giảm đau.
  • Chiết xuất cây Phỉ: Chứa các thành phần thiên nhiên làm giảm hiện tượng suy giãn tĩnh mạch và sưng đau.

Viên uống Vascovein giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như: Sưng, đau, tê, nhức chân, phù chân chỉ trong 1 thời gian ngắn.

Bộ sản phẩm Vascovein được khách hàng đánh giá rất cao vì không chỉ cải thiện bên trong, Vascovein còn có kem bôi giãn tĩnh mạch bên ngoài giúp massage, làm dễ chịu vùng da bị suy giãn tĩnh mạch, nhiều khách hàng chia sẻ sau khi vừa uống vừa thoa, cảm giác chân nhẹ hẳn, không còn đau nhức nhiều.

Lời kết

Trên đây là những điều bạn cần biết về thuốc giãn tĩnh mạch, bên cạnh đó một số loại thuốc khác trên thị trường hiện nay bạn có thể tự tìm hiểu thêm để có lựa chọn phù hợp. Ngoài việc sử dụng thuốc bạn cũng cần kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để có kết quả tốt nhất, không nên tự ý lạm dụng thuốc uống giãn tĩnh mạch khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Bạn cần tư vấn về các loại thuốc trị giãn tĩnh mạch để có thể giảm các triệu chứng và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy đăng ký tư vấn với Dược sĩ ngay hoặc gọi đến số Hotline 19007061 để được Dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì? và cách điều trị bệnh hiệu quả

    Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ