Đau thắt lưng bên trái: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nhiều người hay gặp tình trạng đau thắt lưng bên trái nhưng không biết rõ nguyên nhân, từ đó chủ quan mà không đi thăm khám khiến bệnh nặng hơn, gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Vậy thì nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và cách điều trị sao cho hiệu quả.

1. Đau thắt lưng bên trái là bệnh gì

đau thắt lưng bên trái gây nhiều đau đớn cho người bệnh
đau thắt lưng bên trái gây nhiều đau đớn cho người bệnh

Tình trạng đau thắt lưng là khi xuất hiện các cơn đau từ phần lưng dưới, vùng thắt lưng. Cơn đau lưng này tập trung vào phía bên trái, có thể lan rộng từ từ xuống phần chân hoặc vùng cột sống lưng. Đau nhói lưng ở thắt lưng bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một số triệu chứng đau thắt lưng bạn có thể gặp như:

Đau từ thắt lưng bên trái lan dần xuống mông hoặc vùng chân trái.

Cảm giác đau âm ỉ, đau râm ran gây khó chịu ở vùng thắt lưng.

Có cảm giác đau cả khi ngồi hoặc khi thay đổi tư thế.

Đi đứng hoặc ngồi lâu bị khó khăn, không giữ được 1 tư thế trong thời gian dài.

2. Đau thắt lưng bên trái do nguyên nhân nào gây ra

Tình trạng đau lưng bên trái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm vấn đề liên quan đến xương khớp, thần kinh, cơ và các nguyên nhân khác.

Đau thắt lưng bên trái do bong gân hoặc căng cơ

giãn cơ hay bong gân là nguyên nhân phổ biến thường gặp
giãn cơ hay bong gân là nguyên nhân phổ biến thường gặp

Nguyên nhân được xem như phổ biến nhất gây nên tình trạng đau thắt lưng một bên đó là bong gân hoặc căng cơ. Căng cơ xảy ra khi phần gân hoặc cơ bị rách, giãn còn bong gân thì xảy ra ở dây chằng.

Khi bạn nâng vật nặng nào đó, vặn người không đúng cách, nâng vật nặng quá sức có thể làm căng cơ quá mức khiến cơ hoặc dây chằng bị tổn thương. Sự chấn thương này có thể gây đau nhức, khó khăn trong di chuyển và gây co thắt lưng.

Đau thần kinh tọa sinh ra cơn đau vùng thắt lưng

Đau thần kinh tọa xảy ra bởi những kích thích, sự chấn thương hay chèn ép dây thần kinh tọa. Cơn đau này bắt đầu từ phần thắt lưng rồi lan dần xuống chân.

Đau thần kinh tọa thường do gai xương, thoái vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh hông từ đó gây đau. Cảm giác đau thần kinh tọa tạo những cơn đau nhói như dòng điện chạy từ hông rồi dần lan xuống phía sau chân, đau thường chỉ một bên chân. Cơn đau nặng hơn khi người bệnh ngồi lâu, hắt hơi hoặc ho.

Thoái hóa khớp vùng cột sống cũng gây đau lưng

thoái hóa khớp cột sống gây cơn đau khó chịu
thoái hóa khớp cột sống gây cơn đau khó chịu

Thoái hóa khớp thường xảy ra khi đốt sống theo thời gian bị bào mòn, oxy hóa dẫn đến chèn ép những rễ dây thần kinh, gây ra những cơn đau thắt lưng bên trái hoặc phần liên quan đến đốt sống.

Nguyên nhân này thường gặp ở người lớn tuổi, người vận động nặng, người hoạt động gây nhiều áp lực lên cột sống,…

Thoát vị đĩa đệm

Khi những đĩa đệm chịu nhiều lực ép bị phình ra bên ngoài cột sống, chèn ép vào các dây thần kinh bên cạnh gây cơn đau râm ran, tê và hạn chế vận động. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến sinh ra đau thần kinh tọa từ đó gây đau thắt lưng bên trái.

Chấn thương, làm nhiều việc gây tăng áp lực cho cột sống, lõa hóa,…là những nguyên nhân có thể sinh ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp nằm giữa hai bên cột sống, nơi đỉnh xương chậu cũng có thể là nguyên nhân gây đau phần thắt lưng dưới bên trái, bên phải hoặc cả hai. Cơn đau có cảm giác nặng hơn khi người bệnh đứng lâu, chạy bộ, leo cầu thang hoặc thực hiện các hoạt động gây áp lực lên chân.

Viêm thận hoặc sỏi thận gây đau lưng

Những cơn đau lưng cũng có thể do những nguyên nhân như suy thận, viêm thận, sỏi thận,…gây ra. Người bệnh không chỉ có biểu hiện đau phần thắt lưng mà còn có thể đi kèm một số triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu nhiều, đau bụng lan xuống bụng dưới hoặc bụng trước, đôi khi có thể gặp một số biểu hiện lạ như màu nước tiểu khác thường, đau buốt khi đi tiểu tiện,…

Đau thắt lưng bên trái ở phụ nữ do bệnh phụ khoa

lạc nội mạc tử cung và các bệnh phụ khoa cũng có thể gây đau lưng
lạc nội mạc tử cung và các bệnh phụ khoa cũng có thể gây đau lưng

Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung,…đều có thể gây ra cơn đau thắt lưng bên trái ở nữ giới.

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng tế bào niêm mạc tử cung phát triển bất thường bên ngoài tử cung, thường ở ống dẫn trứng. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có khả năng gặp bệnh lý này cao hơn, có các triệu chứng như: đau đớn khi hành kinh, đau lưng dưới, đau khi quan hệ, đau khi đi tiểu, đôi khi có thể gây chảy máu giữa kỳ kinh, đầy bụng, gây tiêu chảy,…

U xơ lành tính cũng có triệu chứng đau vùng thắt lưng, chướng bụng, chảy máu thời gian dài, đi tiểu nhiều, đau khi quan hệ tình dục,…

Đau thắt lưng bên trái do mang thai

Một nguyên nhân khác gây nên tình trạng đau lưng dưới đó là mang thai. Điều này được lý giải răng khi mang thai, cơ thể đặc biệt vùng lưng dưới chịu nhiều áp lực hơn, dây chằng cũng giãn ra để chuẩn bị sinh con, cơ bụng yếu đi hình thành cơn đau. Ngoài ra trong thời kỳ này, phụ nữ dễ mắc cách bệnh như đau thần kinh tọa, rối loạn chức năng xương khớp, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

3. Gặp tình trạng đau thắt lưng bên trái có nguy hiểm không

Đau vùng thắt lưng gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, sinh ra nhiều bất tiện trong hoạt động hằng ngày, không những vậy những cơn đau này còn là dấu hiệu báo rằng có thể bạn đang gặp những bệnh lý nghiêm trọng.

Do đó khi gặp tình trạng đau thắt lưng bên trái người bệnh không nên chủ quan mà nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám để nhanh chóng kịp thời điều trị.

4. Khi gặp đau thắt lưng trái phải làm sao

Có nhiều các để điều trị tình trạng đau thắt lưng bên trái như chữa trị tại nhà hay điều trị, can thiệp nội khoa tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.

Biện pháp tự chữa trị tại nhà

Phương pháp này áp dụng cho bệnh vẫn đang còn nhẹ và chưa tìm được nguyên nhân chính xác sinh ra bệnh. Một số biện pháp cải thiện tình trạng này như:

xây dựng chế độ dinh dưỡng cho xương chắc khỏe
xây dựng chế độ dinh dưỡng cho xương chắc khỏe
  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi thường xuyên, tránh làm áp lực nhiều lên thắt lưng và cột sống.
  • Hạn chế các hoạt động hay vật nặng tác động lên vùng thắt lưng, kết hợp các bài tập giãn cơ, thư giãn cơ hoặc các bài yoga nhẹ nhàng.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn, tránh dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
  • Người bệnh có thể chườm nóng, chườm lạnh để giảm tình trạng đau và căng cơ quá mức.

Biện pháp can thiệp nội khoa

Khi những biện pháp kể trên không giúp làm giảm cơn đau thì người bệnh nên đi thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp. Một vài biện pháp can thiệp nội khoa cũng như điều trị cho tình trạng đau thắt lưng bên trái nặng như:

Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm phù hợp với tình trạng và nguyên nhân gây đau. Nếu cơn đau do vấn đề xương khớp thì sử dụng các loại thuốc trị viêm khớp, kháng viêm, giảm đau,…Kháng sinh được sử dụng khi nguyên nhân gây đau liên quan đến nhiễm khuẩn.

Tập vật lý trị liệu các bài tập liên quan đến vùng thắt lưng.

Người bệnh có thể đeo đai trị liệu để định hình cũng như giảm áp lực lên cột sống, giúp phục hồi bệnh nhanh hơn.

Trường hợp đau nhức do xương khớp có thể được tiêm tê màng cứng để giảm đau.

5. Phòng ngừa đau thắt lưng trái như thế nào

tập bài tập thể dục hoặc yoga giúp thư giãn cơ bắp
tập bài tập thể dục hoặc yoga giúp thư giãn cơ bắp

Cơn đau thắt lưng gây nhiều sự khó chịu cũng như đau đớn cho người bệnh, cản trở hoạt động sống hằng ngày gây nhiều phiền toái.

  • Thực hiện tư thế mang vác vật nặng đúng cách để giảm áp lực lên vùng thắt lưng. Cần chú ý tư thế sinh hoạt hàng ngày như nằm, đứng, ngồi,…
  • Khi đứng dậy sau khi ngồi lâu cần đứng lên từ từ, tránh đột ngột khiến lưng tổn thương.
  • Hạn chế những bài tập vận động tác động lên lực vùng lưng làm tăng sự nghiêm trọng của bệnh.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp ở người béo phì thừa cân.
  • Thường xuyên tập những bài tập nhẹ nhàng, bài tập giãn cơ, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

Lời kết

Đau thắt lưng bên trái là tình trạng có thể gặp ở cả nam và nữ, trên nhiều đối tượng do nhiều nguyên nhân gây nên. Người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân rồi từ đó có hướng xử lý và điều trị kịp thời, tránh nhiều áp lực lên vùng cột sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ