Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là một căn bệnh xảy ra ở bộ phận sinh dục của nam, nếu không kịp thời điều trị có thể gây vô sinh, hiếm muộn, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của phái mạnh. Vậy bệnh giãn mạch thừng tinh là gì, nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp phòng và chữa bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nam khoa này.
1. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh hay còn có tên gọi khác là giãn tĩnh mạch tinh hoàn, là một bệnh lý liên quan đến việc giãn rộng các tĩnh mạch trong bìu, túi chứa tinh hoàn.
Các tĩnh mạch này thường được gọi là các đám rối nhỏ. Chúng có vai trò giúp làm mát máu đi từ động mạch trước khi đến gặp tinh trùng. Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra, hệ thống làm mát này bị xáo trộn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng được sản xuất.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có bản chất tương tự như giãn tĩnh mạch chân. Tuy vị trí xảy ra giãn tĩnh mạch thừng tinh có hơi đặc biệt nhưng theo các thống kê cũng có tới 15% nam giới trưởng thành mắc bệnh lý này, khoảng 35% nam giới bị vô sinh sau khi mắc phải. Độ tuổi thường gặp từ 25 đến 35 tuổi.
Bệnh ban đầu có rất ít các triệu chứng có thể làm cho người bệnh mất cảnh giác, tuy nhiên về lâu dài bệnh có thể tiến triển lên cấp độ nặng mà tại đó sự giãn nở và thay đổi cấu trúc của tĩnh mạch ảnh hưởng đến khả năng tiết tinh trùng, gây tổn thương và teo tinh hoàn. Hậu quả là gây ra rối loạn hoạt động, cấu trúc của tinh hoàn và khả năng sinh tinh, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.
Cũng bởi vì vị trí xảy ra khá đặc biệt này mà bệnh lý thường được phát hiện ra khá muộn hoặc được phát hiện sớm nhưng đa phần bệnh nhân còn e ngại nên không đi thăm khám, làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bản chất của giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng giống như giãn tĩnh mạch ở chân tức là đều do sự suy yếu của van trong tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự suy yếu van một chiều tại bìu hoặc phía trên tinh hoàn. Các van này có nhiệm vụ đưa máu đến và đi ra khỏi tinh hoàn, khi van bị suy yếu, máu chảy ngược lại làm cho các tĩnh mạch bị giãn rộng ra. Thường hiện tượng này xảy ra ở vùng tinh hoàn bên trái, chiếm tới 85% các trường hợp.
Một số đối tượng có yếu tố nguy cơ sau đây có khả năng cao mắc phải tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh cao hơn bình thường:
- Người béo phì, thừa cân, người lười vận động.
- Người nghiện rượu, thuốc lá.
- Bệnh nhân tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Nam giới có tiền sử gia đình có người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Nam giới có mắc các bệnh liên quan đến suy giảm chức năng các van tĩnh mạch.
- Nam giới có đời sống tình dục kém khoa học.
- Nam giới suy dinh dưỡng.
- Nam giới sống ở vùng có khí hậu nóng bức có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch thừng tinh hơn người sống ở vùng khí hậu mát mẻ.
- Do sự suy yếu của hệ thống các van tĩnh mạch khiến máu lưu thông không ổn định. Khi lượng máu chảy về tĩnh mạch tinh quá nhiều, dễ gây ùn ứ và làm các tĩnh mạch tinh bị giãn rộng.
- Việc đứng lâu hay ngồi lâu một chỗ, lười vận động cũng gây áp lực lên các tĩnh mạch thừng tinh.
- Sự trào ngược các chất chuyển hóa từ thận trên đến các tĩnh mạch tinh làm giãn nở hệ thống tĩnh mạch, lâu dần sẽ tạo thành các búi tĩnh mạch loằng ngoằng ở dưới da.
Cơ chế chung dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự rối loạn hoạt động của các van trong tĩnh mạch, dẫn đến dòng máu lưu chuyển về tim khó khăn. Hậu quả là các tĩnh mạch được mở rộng ra để tăng lưu lượng tải máu và vô tình làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan lân cận.
Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch mặt: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa
3. Các triệu chứng của bệnh
Dưới đây là các triệu chứng của tình trạng suy giãn tĩnh mạch thừng tinh giúp nhận diện sớm để phòng ngừa tiến triển xấu của bệnh:
- Teo tinh hoàn: Đáp ứng của hai bên tinh hoàn tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh là khác nhau, trong đó tinh hoàn bên trái thường ảnh hưởng nặng nề và dễ bị teo nhỏ hơn so với tinh hoàn bên phải. Sự teo nhỏ tinh hoàn là do các tĩnh mạch chẹn ép đường đi bình thường của tinh trùng vào ổ bụng, gây ra dòng trào ngược tinh trùng vào lại bìu gây tổn thương và dẫn đến teo tinh hoàn.
- Xuất hiện các vết gân ngoằn ngoèo: Các mạch máu giãn rộng và cuộn xoắn, gấp khúc lộ rõ dưới da thành các đường gân ngoằn ngoèo xung quanh tinh hoàn có thể nhận biết được bằng mắt thường. Triệu chứng này thường chưa xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh vì lúc này các tĩnh mạch giãn nở rất ít và chưa có các cuộn xoắn đặc trưng.
- Yếu sinh lý: đây có thể là hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, đỉnh điểm là có thể gây ra tình trạng vô sinh. Khi các tĩnh mạch giãn rộng làm chèn ép đường đi bình thường của tinh trùng, gây tổn thương và giảm khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn, đe dọa nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nam giới nhất là trong giai đoạn cuối của bệnh.
- Đau âm ỉ: cơn đau thường xảy ra nhiều hơn ở tinh hoàn trái, cảm giác đau rõ khi đứng và khi vận động mạnh. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất của tình trạng suy giãn tĩnh mạch thừng tinh, tuy nhiên vì mức độ cũng không quá nghiêm trọng nên người bệnh thường ít quan tâm và phớt lờ, dẫn đến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.
4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh được phân loại như thế nào?
Tuỳ vào mức độ giãn của tĩnh mạch thừng tinh và ảnh hưởng đến sự rối loạn hoạt động sinh sản, bệnh được chia thành 3 cấp độ tăng dần theo thứ tự sau:
- Cấp độ 1: đây là mức độ nhẹ nhất, tĩnh mạch thừng tinh có giãn nhẹ nhưng chưa đến mức gây ra các triệu chứng lâm sàng quá nghiêm trọng nên bệnh trong giai đoạn này rất khó nhận ra. Thông thường mức độ này chỉ được phát hiện khi thăm khám kiểm tra lâm sàng vì mục đích khác mà tình cờ nhận thấy.
- Cấp độ 2: đặc trưng bởi các đường giãn nở rõ ràng ở xung quanh tinh hoàn mà người bệnh có thể quan sát bằng mắt.
- Cấp độ 3: Đây là cấp độ bệnh nghiêm trọng nhất xảy ra khi không phát hiện va điều trị bệnh sớm. Tại thời điểm này, các tĩnh mạch bị giãn nở tối đa và hiện rõ dưới da thành các vệt lớn, rộng. Không chỉ vậy, các tĩnh mạch còn bị biến đổi cấu trúc, cuộn vào nhau tạo thành các búi nhỏ, làm cản trở hoạt động tiết tinh trùng một cách bình thường và có thể dẫn đến vô sinh.
Xem thêm: Hướng dẫn massage xoa bóp chân giúp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch
5. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh được chẩn đoán như thế nào?
Khi có các triệu chứng nghi ngờ bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đã trình bày ở phần trên, nên nhanh chóng đi đến thăm khám cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh tình và có phác đồ điều trị sớm. Các phương pháp chẩn đoán chính giãn tĩnh mạch thừng tinh bao gồm:
- Thăm khám: dựa vào các dấu hiệu cảm quan và thể chất bằng cách nhận diện sự xuất hiện của các cấu trúc bất thường như các khối u, mạch máu bất thường ở bìu, các khối mềm không đau nằm ở phía sau của tinh hoàn. Các dấu hiệu này thường sẽ hiện rõ khi bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đứng dậy, hít một hơi thật sâu và nín thở.
- Siêu âm tinh hoàn: nếu có các dấu hiệu về mặt cảm quan hoặc khi nghi ngờ chẩn đoán thì bác sĩ có thể chỉ định siêu âm tinh hoàn để quan sát thấy các tĩnh mạch bên trong bìu cũng như mức độ hư hại của tinh hoàn. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh thường hay được sử dụng nhất do tính chính xác khá cao, độ an toàn và không gây đau đớn.
- Xét nghiệm tinh dịch đồ: để đánh giá các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản ở nam giới, giúp đánh giá số lượng và chất lượng của tinh trùng.
6. Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến nam giới?
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu không kịp thời điều trị sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của phái mạnh như:
- Tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh bị giãn, gây ứ đọng máu tron các tĩnh mạch làm giảm chất lượng của tinh trùng, khả năng thụ thai thấp.
- Tinh hoàn phát triển kém hơn mức bình thường.
- Dễ gây nhiễm trùng cơ quan sinh sản của nam giới.
Bệnh giãn mạch thừng tinh nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, có thể chữa trị được để không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như sức khỏe của nam giới. Tuy nhiên, một khi bệnh diễn biến nặng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, do đó khi phát hiên cơ thể có những triệu chứng của bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế để khám và sớm chữa trị.
Xem thêm: Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả
7. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có bắt buộc điều trị?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh mang lại các triệu chứng khó chịu gây cản trở hoạt động và chất lượng cuộc sống của người bệnh về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đa số các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi mà sẽ tiến triển lên các cấp độ bệnh nặng hơn và đe dọa đến khả năng sinh sản của nam giới, ở cấp độ ba có thể gây vô sinh vĩnh viễn. Do đó, việc điều trị sớm và đúng cách là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản của phái mạnh.
8. Các phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh, các phương pháp điều trị chủ yếu để giải quyết các triệu chứng như:
- Tăng cường khả năng sinh sản ở bệnh nhân bị ảnh hưởng.
- Giảm các tình trạng đau âm ỉ, cải thiện vận động cho người bệnh.
- Cải thiện tình trạng teo tinh hoàn trái.
- Cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng.
Các thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen thường được áp dụng để giảm đau do suy giãn tĩnh mạch thừng tinh. Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện phẫu thuật hoặc kỹ thuật gây thuyên tắc qua da.
8.1. Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân để ổn định và không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật. Phẫu thuật nhằm mục đích khóa chặt các dòng máu đi đến các tĩnh mạch bất thường hoặc loại bỏ các tĩnh mạch này ra khỏi tuần hoàn. Có hai phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là:
- Phẫu thuật truyền thống: bác sĩ sẽ rạch một đường dài khoảng 1cm phía trên bìu và nối thắt các tĩnh mạch nhỏ bất thường dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi. Thời gian hoàn thành ca phẫu thuật truyền thống thường kéo dài khoảng 2-3 giờ và bệnh nhân được xuất viện ngay trong ngày.
- Phẫu thuật nội soi: Với kỹ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn các ống nội soi vào trong ổ bụng và tiến hành thắt tĩnh mạch. Quy trình này mất khoảng 30 – 40 phút để hoàn thành. Bệnh nhân được xuất viện về nhà ngay trong ngày.
Do là phương pháp xâm lấn nên phương pháp phẫu thuật thường đi kèm với các nguy cơ khác như: tâm lý sợ của người bệnh, nguy cơ khi sử dụng thuốc mê toàn thân, nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật,…
8.2. Phương pháp gây thuyên tắc
Nguyên tắc của phương pháp là ngăn chặn dòng máu tạm thời đến các tĩnh mạch tinh bị giãn, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tê trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ luồn kim vào trong hệ thống tĩnh mạch có phối hợp các chất gây thuyên tắc mạch và được điều chỉnh vị trí công phu nhằm gây tắc đúng các đường dẫn máu đến vị trí tĩnh mạch bất thường. Tỉ lệ thành công của phương pháp này là 19,3%, nếu không hiệu quả bác sĩ sẽ chuyển hướng điều trị.
9. Các biện pháp phòng tránh bệnh
Để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả, bên cạnh việc duy trì thói quen lối sống khoa học, lành mạnh và hợp lý, cần chú ý các vấn đề sau:
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín để phòng bệnh.
- Không nên mặc quần lót quá chật, không thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế tắm hay ngâm mình trong nước nóng, vì các tĩnh mạch sẽ giãn nở to hơn, tăng các triệu chứng của bệnh.
- Không nên làm việc quá sức, nâng các vật nặng, hay đứng yên, ngồi lâu một chỗ.
- Định kỳ đi kiểm tra sức khỏe.
Xem thêm: Chế độ ăn dành cho người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch
10. Sản phẩm Vascovein hỗ trợ cho người bị giãn tĩnh mạch
Với các phương pháp điều trị ở trên ngoài ra bạn còn có thể sử dụng thêm sản phẩm viên uống Vascovein để hỗ trợ thêm cho người bệnh bị giãn tĩnh mạch. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền cộng nghệ hiện đại của nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP với sự kết hợp của các thành phần quý như chiết xuất hạt dẻ ngựa, hoa hòe và chiết xuất hạt nho nhập khẩu từ Đức tác dụng chống viêm cực mạnh, tăng co thắt tĩnh mạch và làm giảm các triệu chứng sưng, phù nề.
Ngoài ra, còn có hợp chất rutin, chiết xuất cây phỉ, dầu hạt nho, nha đam đều thành phần thiên nhiên, an toàn lành tính và có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng của giãn tĩnh mạch.
Lời kết
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh tuy không gây nguy hiểm ở những giai đoạn đầu, nhưng bệnh không thể tự khỏi mà còn gây ra các biến chứng về sau, nhất là có thể gây vô sinh ở nam giới. Do đó, chúng ta cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày để duy trì cơ thể ở trạng thái tốt nhất, hạn chế nguy cơ mắc bệnh để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về giãn tĩnh mạch, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Giãn tĩnh mạch tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Thuốc trị giãn tĩnh mạch tốt nhất và những lưu ý khi sử dụng