Hiệu quả với 4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

xông nước lá lốt giúp giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây nên

Hiện nay người ta thường lưu truyền bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên liệu có cơ sở khoa học nào cho bài thuốc này và cách thực hiện như thế nào mới đem lại tác dụng như mong muốn? Cùng tìm hiểu một vài cách dùng lá lốt trị bệnh trĩ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Lá lốt có lợi ích gì với người bệnh trĩ

Lá lốt (Piper lolot Piperaceae) không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam, được trồng và sử dụng rộng rãi mà còn là một vị thuốc giúp chữa một số bệnh hiệu quả.

cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt cho thật sự hiệu quả không
cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt cho thật sự hiệu quả không

Theo đông y, lá lốt là loại thảo dược có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng trừ lạnh, làm ấm, giảm sưng viêm và giảm đau. Từ lâu cha ông ta đã dùng lá lốt để chữa phong thấp, đổ mồ hôi hay trị mụn nhọt.

Với nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy trong lá lốt chứa nhiều vitamin C, canxi, protein, photpho đặc biệt là chất xơ. Người ta còn tìm được lượng lớn chất có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn đó là beta-caryophyllene và các chất gốc benzyl.

Đặc biệt piperine có trong lá lốt còn giúp hỗ trợ làm nhanh lành vết thương, giảm huyết ứ ở tĩnh mạch, giúp ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ, từ đó giảm được cảm giác đau rát, ngứa ngáy cho người bệnh.

2. Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt cách nào cho hiệu quả

2.1. Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt kết hợp muối trắng

tăng khả năng kháng khuẩn kháng viêm khi kết hợp lá lốt với muối
tăng khả năng kháng khuẩn kháng viêm khi kết hợp lá lốt với muối

Muối là một loại nguyên liệu có tính sát khuẩn rất cao, kháng viêm và giảm tình trạng viêm nhiễm tốt do đó khi kết hợp với lá lốt giúp tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. Ngâm hậu môn với lá lốt và muối trắng giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và thoải mái, tăng lưu thông tuần hoàn máu từ đó giảm kích thước búi trĩ. Tốt nhất bạn nên sử dụng muối biển vì chúng có chứa thêm một số thành phần magie, kali, canxi,….nếu không có thì vẫn có thể dùng muối ăn như bình thường.

Chuẩn bị nguyên liệu: Khoảng một nắm lá lốt và lượng muối vừa đủ.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá lốt đem đi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó để ráo.
  • Đem lá lốt đun sôi với nước 10 phút rồi bỏ bã, gạt lấy nước hòa thêm 1 thìa cafe muối.
  • Đến khi nước còn ấm thì ngâm hậu môn vào khoảng 15 phút. Lau khô với khăn mềm.

Ngâm trực tiếp với nước lá lốt ấm giúp các thành phần có trong lá được thấm sâu hơn, bên cạnh đó còn giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, kích thước búi trĩ thu lại nhanh chóng.

2.2. Xông hơi lá lốt giúp cải thiện triệu chứng do trĩ gây ra

xông nước lá lốt giúp giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây nên
xông nước lá lốt giúp giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây nên

Biện pháp này không chỉ phù hợp với người bị trĩ ngoại mà còn có hiệu quả với trường hợp sa búi trĩ ở bệnh trĩ nội. Có thể áp dụng với tình trạng trĩ mức trung bình, có tổn thương nhẹ và dễ bị chảy máu. Những hoạt chất có trong lá lốt giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm, cùng với hơi nóng giúp máu lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho người bệnh.

Chuẩn bị nguyên liệu: Khoảng 8 – 10 lá lốt xanh.

Cách thực hiện:

  • Đem lá đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút, để ráo nước.
  • Đem đi nấu, đến khi nước sôi thì giảm lửa nhỏ đun trong 10 phút rồi tắt bếp.
  • Để cho hơi bớt nóng thì dùng xông hậu môn rồi lau lại với khăn mềm.

2.3. Bạn đã biết cách dùng lá lốt và ngải cứu để trị trĩ

Kết hợp nhiều nguyên liệu giúp bài thuốc có hiệu quả tốt hơn, cải thiện tình trạng bệnh trĩ nhanh hơn. Ngải cứu là một loại cây được sử dụng nhiều trong Tây y và Đông Y với tác dụng an thai, điều kinh, giúp làm ấm bụng và trị suy nhược cơ thể, giúp kích thích hoạt động tuần hoàn, trị mẩn ngứa, mụn nhọt,….Khả năng kháng khuẩn và cầm máu của ngải cứu kết hợp với lá lốt giúp giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây nên.

Chuẩn bị nguyên liệu: Một nắm lá lốt và một nắm lá ngải cứu

Cách thực hiện:

  • Đem đi rửa sạch lá rồi đun sôi với nước, để lửa nhỏ trong 10 phút.
  • Khi hơi nước bớt nóng thì dùng xông vùng hậu môn, đến khi nước nguội thì có thể tận dụng nước để vệ sinh hậu môn, lau khô bằng khăn mềm.

2.4. Kết hợp cả lá trầu không với lá lốt giúp thu nhỏ búi trĩ

kết hợp lá lốt với trầu không giúp tăng hiệu quả trị bệnh trĩ
kết hợp lá lốt với trầu không giúp tăng hiệu quả trị bệnh trĩ

Lá lốt và lá trầu không cùng chung một họ hồ tiêu, sử dụng hai nguyên liệu này giúp tăng tính kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau, kích thích máu lưu thông hiệu quả, giúp giảm triệu chứng đau rát do búi trĩ gây nên.

Chuẩn bị nguyên liệu: Một nắm lá lốt, một nắm lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Tương tự như cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt và lá ngải cứu.
  • Đem lá đi rửa sạch rồi đun sôi với lửa nhỏ, dùng hơi nước xông vùng hậu môn, sau đó lau khô nhẹ nhàng.

Bạn có thể tận dụng nước khi nguội để vệ sinh hậu môn cho sạch sẽ.

2.5. Người bệnh trĩ ăn lá lốt có tốt không

Lá lốt không chỉ giúp chữa một số bệnh dân gian mà còn là một loại rau vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy người bệnh trĩ ăn lá lốt không hẳn có tác dụng điều trị nhưng chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin C, sắt, photpho, canxi, protein,…tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Bạn có thể chế biến lá lốt thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng, tuy nhiên không nên ăn quá 2 lần/tuần để tránh gây nóng trong người và kích thích đường ruột.

3. Lưu ý gì khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh trĩ bạn cần quan tâm để có được hiệu quả như mong muốn mà không gặp tác dụng phụ không mong muốn.

  • Không nên đắp hay dùng nước lá lốt tươi bôi trực tiếp lên búi trĩ hay hậu môn để tránh kích ứng do lá lốt cho vị cay nóng.
  • Khi chọn lá lốt, nên lựa loại lá không quá non hay quá già, không bị sâu bệnh để đảm bảo dưỡng chất có trong lá. Lựa chọn lá trồng tự nhiên không có thuốc bảo vệ thực vật để an toàn cho cơ thể.
  • Vì là nguyên liệu tự nhiên nên hiệu quả khá chậm, cần kiên trì thực hiện khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày liên tiếp từ 7 đến 14 ngày mới đạt tác dụng mong muốn. Nên thực hiện sau khi đi đại tiện, đã vệ sinh sạch sẽ hậu môn.

Lời kết

Trên đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt phổ biến hiện nay. Bạn cần phải hiểu được tình trạng bệnh của mình trước khi quyết định áp dụng biện pháp nào đi chăng nữa. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách dùng lá lốt để ngăn ngừa bệnh trĩ nghiêm trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ